Hãy luôn nhớ rằng: Xây dựng thương hiệu được nhiều người biết đến và yêu thích là tài sản quý giá nhất của công ty.
Theo một khảo sát của Nielson, 59% khách hàng thích mua sản phẩm mới từ những thương hiệu quen thuộc với họ.
Là doanh nghiệp nhỏ, có thể bạn phải cạnh tranh với nhiều hãng lớn có lượng khách hàng trung thành và ngân sách khủng dành cho marketing. Đó là lý do vì sao bạn cần tìm cách tạo sự khác biệt với một chiến lược xây dựng thương hiệu vững chắc.
Bạn đã thử áp dụng cách xây dựng thương hiệu sản phẩm nào cho doanh nghiệp mình?
Thương hiệu chỉ gói gọn trong một logo thật ấn tượng hay bài quảng cáo đăng ở vị trí nổi bật nhất? Không, bạn cần nhiều hơn thế để có thể xây được một thương hiệu vững mạnh!
Thương hiệu là gì?
Thương hiệu được định nghĩa bằng cảm nhận chung của khách hàng về doanh nghiệp của bạn. Để có một thương hiệu thành công phải nhất quán trong công tác truyền thông, trải nghiệm thông qua nhiều yếu tố.
Cụ thể như sau:
- Môi trường (cửa hàng trưng bày hay văn phòng)
- Tờ rơi, bảng hiệu, bao bì
- Website và quảng cáo online
- Nội dung xuất bản
- Dịch vụ sale và chăm sóc khách hàng
Nhà sáng lập Amazon, Jeff Bezos, từng nói rằng “Thương hiệu là những gì người khác nói về bạn sau lưng bạn”
Nói tóm lại, thương hiệu = danh tiếng.
Vậy xây dựng thương hiệu doanh nghiệp có khó không?
Xây dựng thương hiệu trong một đêm, hay thậm chí là một tháng, là chuyện không thể . Nói chính xác xây dựng cho thương hiệu của doanh nghiệp là cả một quá trình. Tuy nhiên, nỗ lực truyền thông không ngừng nghỉ sẽ có thể xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Điều này có thể giúp tăng trưởng doanh số, kéo về nhiều dự án, truyền miệng và lời khen dành cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn.
Hiện nay có 5 loại thương hiệu phổ biến bao gồm:
- Thương hiệu cá nhân
- Thương hiệu Công ty
- Thương hiệu sản phẩm
- Thương hiệu chứng nhận
- Thương hiệu riêng
Xây dựng thương hiệu là gì?
Xây dựng thương hiệu là xây dựng nhận thức về doanh nghiệp bằng các chiến thuật và chiến dịch marketing với mục đích cuối cùng là tạo ra hình ảnh độc nhất và vững chắc trên thị trường.
Năm 2020, bạn có thể xây dựng hình ảnh cho thương hiệu thông qua nhiều hoạt động digital marketing như:
- Trải nghiệm người dùng (chẳng hạn trên website)
- SEO & Content Marketing
- Social Media Marketing là gì
- Email Marketing
- Quảng cáo trả phí (PPC)
Những kênh truyền thông này sẽ hỗ trợ nhau giúp xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu và phát triển thương hiệu. Phần sau bài viết, tôi sẽ nói chi tiết hơn về từng kênh này. Còn bây giờ, tôi sẽ trình bày quy trình xây dựng thương hiệu để doanh nghiệp hay thương hiệu cá nhân có thêm nhiều khách hàng trung thành.
Hãy áp dụng những bước dưới đây trong hành trình xây dựng thương hiệu của bạn!
Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa
Thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa là 2 từ có ý nghĩa khác nhau những nhiều người vẫn nhầm tưởng chúng là một. Nhãn hiệu là một thực thể, bạn có thể quan sát bằng mắt thường giúp khách hàng nhận diện thương hiệu của bạn.
Thương hiệu là một giá trị vô hình, bạn không thể nhìn thấy hay cầm nắm được. Thương hiệu chỉ có được sau một quá trình dài doanh nghiệp của bạn nỗ lực xây dựng để giúp user nhận biết và yêu mến thương hiệu của bạn.
Nhãn hiệu có thể thay đổi liên tục để phù hợp với thị trường, những thương thị thì không, thương hiệu có thể tồn tại mãi mãi cho dù doanh nghiệp đó không còn hoạt động đi chăng nữa.
Tiêu chí so sánh | Nhãn hiệu | Thương hiệu |
Tính pháp lý | Được bảo hộ bản quyền | Không thuộc đối tượng được bảo hộ bản quyền |
Tính trường tồn | Tồn tại ngắn hạn, dễ thay đổi | Tồn tại lâu dài |
Tính hữu hình | Có thể nhận biết qua thị giác | Không nhìn thấy bằng mắt thường nhưng thông qua cảm nhận |
Về mặt giá trị | Có thể định giá | Rất khó định giá |
Về mặt hình thành | Chỉ cần làm thủ tục đăng ký | Đòi hỏi một quá trình xây dựng trong thời gian dài |
Bảng so sánh giữa nhãn hiệu và thương hiệu
Nguồn:
https://kdigimind.com/xay-dung-thuong-hieu/#ftoc-heading-8
https://skillking.fpt.edu.vn/tin-tuc/xay-dung-thuong-hieu/
Những ưu điểm khi xây dựng được một thương hiệu mạnh
Làm nên sự khác biệt cho doanh nghiệp
Ngày nay, thị trường bán buôn vô cùng phát triển với rất nhiều sản phẩm có mẫu mã bắt mắt vậy nên khách hàng của bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn. Nếu bạn chưa biết cách tạo dựng thương hiệu để giúp sản phẩm của bạn trở nên độc quyền thì thị phần cạnh tranh của bạn đang bị đe dọa rồi đó.
Qua đây có thể thấy việc xây dựng thương hiệu mạnh mẽ sẽ quyết định rất lớn đến việc khách hàng có mua sản phẩm của bạn không, hay họ sẽ tìm mua một sản phẩm có thương hiệu tốt hơn, được nhiều người biết đến hơn là một thương hiệu không có tên tuổi.
Vậy nên muốn trở nên nổi bật giữa vô vàn những sản phẩm cùng loại điều kiện tiên quyết là bạn phải độc nhất, bạn phải có được một thương hiệu đủ mạnh và tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Thương hiệu góp phần nâng cao giá trị sản phẩm
Có lẽ những thương hiệu như: Chanel, Hermes, Iphone… không còn là những cái tên xa lạ với những người yêu thích đồ hiệu phải không nào? Bạn có thắc mắc tại sao cùng là cái túi nhưng nếu là cái túi của thương hiệu Chanel thì sẽ có mức giá rất cao không?
Điểm cốt yếu nằm ở chính thương hiệu Chanel mà họ đã xây dựng, khiến cho ai cũng ao ước được sở hữu những sản phẩm có thương hiệu để khẳng định đẳng cấp của bản thân mình.
Qua ví dụ trên bạn có thể thấy rõ sức mạnh của thương hiệu đã giúp cho giá trị của sản phẩm được nâng tầm như thế nào rồi đúng không? Yếu tố thương hiệu đã thể hiện được danh tiếng, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp muốn trao gửi đến khách hàng của họ.
Tạo sự liên kết giữa thương hiệu và khách hàng
Nếu bạn biết cách xây dựng thương hiệu và thương hiệu của bạn có độ phủ sóng ở nhiều nơi được nhiều người biết đến. Thì lúc này thương hiệu của bạn đang có sự liên kết với những khách hàng của bạn.
Bởi vì khi mua hàng, đứng giữa rất nhiều sản phẩm khác nhau nhưng thương hiệu của bạn đã được họ biết đến trước đó và có một ấn tượng nhất định thì chắc chắn lúc này sản phẩm của bạn sẽ có cơ hội cao được khách hàng lựa chọn.
Thương hiệu uy tín giúp tạo niềm tin với khách hàng
Cùng chung một dòng sản phẩm với mức giá ngang nhau nhưng sẽ có sản phẩm bán chạy hơn, điều khác biệt chính là thương hiệu. Một thương hiệu đủ mạnh sẽ tạo cho khách hàng của họ một niềm tin rằng chúng tôi mong muốn đem đến những gì tốt nhất cho khách hàng của mình.
Thế nhưng để có được một thương hiệu mạnh đòi hỏi bạn phải dành rất nhiều công sức và thời gian thì mới có thể tạo dựng được niềm tin với khách hàng của mình thông qua việc xây dựng thương hiệu.
Những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của một thương hiệu
Triết lý và thông điệp
Triết lý và thông điệp sẽ là những kim chỉ nam định hướng cho sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Với mỗi doanh nghiệp sẽ có một triết lý và thông điệp riêng để định hình và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của mình.
Triết lý và thông điệp mà bạn xây dựng phải có sự nhất quán thể hiện được quyết tâm hành động và những giá trị mà mình sẽ mang đến cho khách hàng. Càng chi tiết và cụ thể bao nhiêu thì hình ảnh của bạn sẽ càng rõ nét trong lòng khách hàng của bạn, giúp cho khách hàng hiểu được bạn là ai và họ sẽ nhận được giá trị gì khi lựa chọn sản phẩm, dịch vụ đó.
Vậy nên trong phần này bạn phải thể hiện được cái riêng, khác biệt của doanh nghiệp mình so với những đối thủ cạnh tranh khác.
Bộ nhận diện thương hiệu
Bộ nhận diện thương hiệu chính là phần hình ảnh để giúp cho khách hàng hay đối tác có thể nhận biết và hình dung về doanh nghiệp của bạn. Phần cốt lõi trong bộ nhận diện thương hiệu chính là logo. Khi nhắc đến một thương hiệu nào đó người ta sẽ nghĩ ngay đến phần logo điều đó cho thấy logo đã phần nào thể hiện được tính cách thương hiệu mà doanh nghiệp đó đang theo đuổi.
Vậy nên với bất cứ doanh nghiệp nào khi xây dựng bộ nhận diện thương hiệu đều chú trọng đến việc thiết kế logo. Các yếu tố như: hình ảnh, font chữ, màu sắc đều phải thể hiện được phong cách và tính chất mà thương hiệu hướng đến.
Sau khi đã có một logo hoàn chỉnh, việc kế tiếp là bạn phải xây dựng một Brand Guidelines để giải thích về ý nghĩa và thông điệp của logo. Logo sẽ là một phần không thể thiết và gắn liền với mọi hoạt động của các doanh nghiệp sau này. Nếu bạn chưa có một bộ nhận diện thương hiệu chuẩn thì cần đặc biệt chú trọng hơn để xây dựng tốt thương hiệu của mình.
Xây dựng nền tảng tốt trên internet
Website là một nền tảng mang tính cốt lõi trong việc xây dựng thương hiệu trên môi trường internet. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, không chỉ đơn thuần là bạn có một địa chỉ website cho doanh nghiệp của mình mà hơn cả là bạn biết cách tận dụng website để tìm kiếm khách hàng cho doanh nghiệp của mình.
Thông quan website, những thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm, thương hiệu sẽ được cung cấp đến rất nhiều khách hàng. Đây là kênh rất tốt để bạn có thể triển khai các chương trình bán hàng, giới thiệu mặt hàng dịch vụ mới của doanh nghiệp mình.
Truyền thông nội bộ
Song song với việc xây dựng và phát triển thương hiệu ra bên ngoài, bạn cũng cần chú trọng đến việc phổ cập các giá trị và văn hóa mà doanh nghiệp bạn đang theo đuổi cho các nhân viên của mình. Chính những nhân viên sẽ là người trực tiếp làm việc và tạo ra sản phẩm, việc họ thấu hiểu các giá trị và triết lý thương hiệu giúp nhân viên của bạn vận hành công việc tốt hơn.
Quy trình xây dựng thương hiệu
Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu của thương hiệu
Để xây dựng thương hiệu doanh nghiệp hay cá nhân nói riêng, trước hết bạn cần xác định khách hàng mục tiêu. Đừng bao giờ quên đối tượng bạn đang hướng đến là những ai. Từ đó vạch ra sứ mệnh và thông điệp đáp ứng chính xác nhu cầu của họ.
Bí quyết là hãy cụ thể hóa. Bạn phải nắm rõ hành vi và thói quen của người tiêu dùng. Ví dụ:
- Mẹ đơn thân làm việc tại nhà
- Nhóm khách hàng am hiểu về công nghệ
- Sinh viên du học
- Chuyên viên tuyển dụng chuyên nghiệp
Khắc họa rõ nét bức tranh của người tiêu dùng. Sau đó tìm cách xây dựng thương hiệu sao cho phù hợp và liên quan đến nhóm khách hàng này. Xây dựng thương hiệu phải dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về chân dung khách hàng (Buyer persona).
Dưới đây là một số thông tin cần biết khi mô tả chân dung của khách hàng lý tưởng:
- Tuổi tác
- Giới tính
- Địa chỉ
- Thu nhập
- Trình độ học vấn
Ngoài ra, bạn có thể đào sâu vào những chi tiết như:
- Động lực hành động
- Mục tiêu
- Điểm đau (pain point)
- Ảnh hưởng
- Mức độ ưu thích của thương hiệu
Lợi thế cạnh tranh khi xây dựng thương hiệu là làm sao thu hẹp nhóm đối tượng mục tiêu. Nhờ đó, thông điệp của thương hiệu sẽ được truyền thông đến đúng người nhất.
Xác định khách hàng tiềm năng của sản phẩm hay dịch vụ là bước ảnh hưởng và hỗ trợ mọi hoạt động trong quá trình xây dựng thương hiệu, nhất là chiến dịch marketing. Bạn muốn đúng đối tượng đó sẽ vào đọc content, nhấn vào ad hay có mặt trong email list của bạn … Xác định đúng đối tượng lý tưởng của doanh nghiệp là bước đệm quan trọng cho chiến thuật xây dựng chiến dịch marketing digital thành công.
Bước 2: Tuyên bố sứ mệnh của thương hiệu
Bạn có từng nghĩ về sứ mệnh của thương hiệu mình là gì chưa? Nói đơn giản, bạn phải hiểu rõ về cái mà công ty của bạn đang theo đuổi. Trước khi có thể áp dụng quy trình xây dựng thương hiệu được khách hàng mục tiêu tin tưởng, bạn cần biết giá trị mà công ty có thể mang đến là gì.
Tuyên bố sứ mệnh trên cơ bản là nêu rõ mục đích tồn tại của công ty. Từ đó quyết định đến mọi khía cạnh khác trong chiến thuật xây thương hiệu.
Mọi thứ từ logo đến tagline, tông giọng (voice), thông điệp (message) và cá tính (personality) đều phải phản ánh sứ mệnh này. Để khi ai đó đặt câu hỏi rằng bạn đang làm gì, bạn có thể dùng tuyên bố sứ mệnh thương hiệu để trả lời họ.
Ví dụ minh họa: Nike
Chúng ta đều biết slogan của Nike là Just do it. Nhưng bạn có bao giờ tìm hiểu tuyên bố sứ mệnh của họ là gì không? Hãy cùng xem:
“Mang đến nguồn cảm hứng và sức sáng tạo đến mọi vận động viên trên thế giới”
Bạn có thể thấy Nike thể hiện sứ mệnh này ở mọi nơi. Họ tập trung vào những vận động viên sử dụng sản phẩm Nike để thể hiện phong độ tốt nhất. Nike thậm chí còn mở rộng sứ mệnh thương hiệu bằng cách thêm vào dòng chữ “Chỉ cần bạn có một cơ thể, bạn chính là vận động viên”. Bạn có thể thấy với khẩu hiệu như vậy, nguồn khách hàng mục tiêu của Nike được truyền thông và mở rộng ra như thế nào.
Hãng đã không ngừng xây dựng danh tiếng và có được lượng khách hàng ủng hộ để dần tiến đến mục tiêu là tiếp cận mọi đối tượng, chỉ cần họ là người tất nhiên.
Khi phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp, bạn nên bắt đầu từ bước nhỏ và đừng quên tập trung truyền thông vào khách hàng mục tiêu ngách trước. Sau đó, khi lượng khách hàng trung thành tăng lên, bạn có thể mở rộng mục tiêu của mình.
Giờ hãy lùi lại một chút. Trước khi phác thảo một tuyên bố sứ mệnh nào đó, bạn cần chắc chắn đã xác định đúng đối tượng khách hàng là ai. Đây là một trong những bước quan trọng nhất trong quy trình xây dựng thương hiệu.
Bước 3: Nghiên cứu những thương hiệu khác
Đừng bao giờ bắt chước y chang những thương hiệu lớn cùng ngành. Nhưng bạn nên tìm hiểu họ làm tốt mặt nào và thất bại ở đâu. Từ đó có thể khác biệt và thuyết phục khách hàng mua hàng của bạn thay vì đối thủ.
Chúng ta luôn nghĩ làm thế nào khiến cho thương hiệu nổi bật. Đừng bỏ qua bước này. Nghiên cứu cách những đối thủ chính hoặc những thương hiệu tên tuổi trong ngành đang truyền thông ra sao.
Ví dụ tìm hiểu xem làm thế nào họ xây dựng tên thương hiệu. Phải nói thêm là một cái tên thương hiệu chuẩn cần phải dễ nhận diện và dễ nhớ.
Tạo trang tính excel nghiên cứu đối thủ
Nghiên cứu đối thủ là bước đi tất yếu trong khi xây dựng thương hiệu. Hãy bắt đầu bằng tạo trang tính so sánh thương hiệu đối thủ bằng Google sheet, Excel hay notebook.
Sau đó trả lời những câu hỏi quan trọng sau:
- Đối thủ có nhất quán trong thông điệp và hình ảnh nhận diện trên các kênh truyền thông hay không?
- Chất lượng sản phẩm/dịch vụ của họ là gì?
- Đối thủ có review từ khách hàng hay mention từ mạng xã hội để bạn tham khảo không?
- Đối thủ chạy marketing như thế nào về online lẫn offline?
Chọn một vài đối thủ (khoảng 2-4 cái tên) để cho vào bảng. Đó có thể những doanh nghiệp địa phương hay thậm chí đánh giá so sánh với những tên tuổi lớn trong ngành.
Bước 4: Xây dựng điểm nổi bật và lợi ích mà thương hiệu bạn mang đến
Những hãng có nguồn kinh phí và nguồn lực lớn hơn sẽ dẫn đầu trong ngành. Còn sản phẩm, dịch vụ và lợi ích của bạn thì chỉ thuộc về bạn mà thôi. Muốn có một thương hiệu đáng nhớ nghĩa là bạn phải đào sâu tìm hiểu bạn đang cung cấp mặt hàng nào mà không ai có. Tập trung vào xây dựng chiến lược thương hiệu trên chất lượng và lợi ích khiến cho thương hiệu công ty bạn nổi trội hơn đối thủ.
Giả sử bạn biết rõ khách hàng tiềm năng của mình là gì, thì hãy cho họ lý do để chọn bạn thay vì thương hiệu khác.
Và bạn cần nhớ thêm là không chỉ cho họ danh sách hàng loạt tính năng mà sản phẩm hay dịch vụ của bạn có. Thay vào đó bạn nên tập trung suy nghĩ làm thế nào mang đến giá trị có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của người dùng.
Ví dụ:
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng chất lượng và minh bạch
- Hỗ trợ khách hàng tăng hiệu quả sản phẩm
- Giảm giá thành bằng lựa chọn hợp túi tiền
- Tiết kiệm thời gian vào công việc hàng ngày
Ví dụ minh họa: Apple
Rõ ràng Apple không chỉ là công ty máy tính. Một trong những điểm nổi bật của thương hiệu này là thiết kế rõ ràng và lợi ích chính mà nó đem lại cho khách hàng là dễ sử dụng.
Từ đóng gói độc đáo cho đến các sự kiện công bố, Apple luôn nhắc đi nhắc lại là sản phẩm của họ khác biệt. Bạn còn nhớ slogan của Apple những năm 1997-2002 chứ? “Think different”. Nghĩ khác. Định hướng này vẫn còn đến tận hôm nay.
Bước 5: Tạo logo và tagline cho thương hiệu
Khi nói đến xây dựng thương hiệu thì hình ảnh là thứ nảy ra đầu tiên. Ở bước này bạn có thể cần sự giúp đỡ từ chuyên gia giúp đỡ tạo nên chiến lược thương hiệu hoàn hảo có giá trị truyền thông lâu dài.
Tạo logo và tagline thương hiệu cũng là một trong những bước thú vị và quan trọng nhất. Logo này sẽ xuất hiện khắp mọi nơi liên quan đến doanh nghiệp, là hình ảnh nhận diện, là danh thiếp của thương hiệu.
Do đó hãy sẵn sàng chi tiền và thời gian để tạo ra logo thật độc đáo, từ đó tối ưu hóa hình ảnh nhận diện cho doanh nghiệp. Bạn có thể thuê thiết kế chuyên nghiệp hay brand agency có nhiều kinh nghiệm để giúp thương hiệu trở nên nổi bật hơn. Họ có đủ chuyên môn để tạo ra dấu ấn đặc biệt và lâu dài cho doanh nghiệp của bạn.
Hơn thế nữa, một thiết kế chuyên nghiệp sẽ biết rõ những tiêu chuẩn để phát triển thương hiệu, từ đó có thể đảm bảo tính nhất quán khi sử dụng logo trong tương lai như màu sắc hay phông chữ.
Những tiêu chuẩn cần có của một logo trong chiến lược thương hiệu bao gồm:
- Kích thước và bố cục của logo
- Tông màu
- Phông chữ
- Icon
- Phong cách hình ảnh
- Các yếu tố web khác
Chúng ta đã đi được nửa chặng đường rồi. Nếu bạn đã hoàn thành 5 bước trước, xin chúc mừng nhé! Giờ hãy bắt tay làm tiếp những bước còn lại
Bước 6: Xây dựng tông giọng thương hiệu
Tông giọng tùy thuộc vào sứ mệnh, khách hàng và lĩnh vực. Đây được xem là cách thức bạn giao tiếp với khách hàng và họ trả lời bạn như thế nào. Tông giọng thương hiệu có thể:
- Chuyên nghiệp
- Thân thiện
- Hướng đến dịch vụ
- Uy tín
- Kỹ thuật
- Quảng cáo bán hàng
- Đàm thoại
- Cung cấp thông tin
Bạn có rất nhiều lựa chọn để xây dựng sắc thái thể hiện thông điệp của thương hiệu. Nhưng suy cho cùng bạn cũng muốn chọn tông giọng hợp lý và phù hợp với khách hàng mục tiêu (xem lại bước 1).
Bạn sẽ thấy nếu sử dụng đúng tông giọng, cơ hội kết nối thành công với khách hàng càng cao hơn. Điều này rất quan trọng nhất là khi bạn đăng bài blog hay bài mạng xã hội. Nên nhớ giữ tông giọng nhất quán để hình ảnh thương hiệu có thể dễ dàng được nhận diện trên nhiều kênh khác nhau.
Cộng đồng người theo dõi, người đọc, người đăng kí sẽ muốn nhận ra một tông giọng và một cá tính thương hiệu nhất định khi đọc content của bạn đấy. (xem tiếp bước 8)
Ví dụ: Virgin America
Virgin America nổi tiếng với dịch vụ khách hàng thân thiện, đáng tin cậy và tông giọng của họ cũng đồng nhất với đặc điểm này của thương hiệu.
Trên Twitter, bạn có thể nhận thấy lối viết hài hước, duyên dáng dựa trên từng vùng miền. Họ cũng đẩy mạnh giá trị cốt lõi bằng cách đảm bảo cung cấp cho hành khách ổ cắm điện.
Bước 7: Xây dựng thông điệp thương hiệu theo Elevator Pitch
Elevator Pitch là thông điệp tối giản, súc tích nhất nhưng có thể giải thích doanh nghiệp của bạn cung cấp sản phẩm/dịch vụ gì.
Khi xây dựng một chiến lược thương hiệu, hãy nói thật cô đọng và súc tích bạn là ai. Sử dụng tông giọng mà bạn đã chọn ở bước 6. Thông điệp của bạn nên có sự liên kết với thương hiệu và được trình bày trong 1-2 câu. Thông điệp này khác với logo và tagline ở chỗ nêu ra những khía cạnh sau:
- Bạn là ai
- Bạn cung cấp gì
- Tại sao mọi người nên quan tâm
Thông điệp thương hiệu là cơ hội để giao tiếp với khách hàng, tạo ra kết nối cảm xúc trực tiếp. Nghĩa là nếu cách bạn truyền tải đánh vào cảm xúc của khách hàng, họ sẽ ngay lập tức hiểu được thông điệp của bạn. Hãy làm đơn giản và rõ ràng nhất có thể.
Quan trọng nhất là: Khi tạo thông điệp thương hiệu, đừng nhấn mạnh sản phẩm của bạn có thể làm được những gì mà hãy tập trung giải thích tại sao sản phẩm lại quan trọng với khách hàng.
Ví dụ minh họa: TOMS Shoes
TOMS Shoes đã xây dựng cộng đồng theo dõi trên mạng xã hội rất lớn và được đón nhận một cách cực kì tích cực. Họ làm rõ thông đẹp ngay chính giữa website: “Cải thiện cuộc sống. Với mọi sản phẩm bạn mua, TOMS sẽ giúp một người cần giúp đỡ. Một lần mua hàng là một sự giúp đỡ.”
Bước 8: Hãy để cá tính thương hiệu được tỏa sáng
Khách hàng không tìm kiếm công ty chỉ vì để có được sản phẩm. Họ tìm kiếm công ty có thể sản xuất món hàng được thiết kế “dành riêng” cho nhu cầu của họ, cùng với dịch vụ chân thành.
Hãy tự đặt câu hỏi làm thế nào định vị thương hiệu theo một cách khác biệt. Hãy khiến cá tính của bạn nổi bật trên mọi khía cạnh trong quá trình xây dựng chiến lược thương hiệu. Đừng quên cá tính thương hiệu phải nhất quán. Đơn giản là:
- Chú ý tông giọng trong giao tiếp (dùng “tôi” và “bạn”)
- Chia sẻ content về behind-the-scenes
- Kể chuyện về trải nghiệm thực tế
- Mô tả sản phẩm/dịch vụ theo cách thông minh
Bước 9: Liên kết thương hiệu với mọi khía cạnh của doanh nghiệp
Quy trình xây dựng thương hiệu không bao giờ có điểm kết thúc. Thương hiệu của bạn nên xuất hiện rõ ràng trên mọi thứ khách hàng có thể nhìn, nghe, và đọc.
Hãy để tôi làm rõ điều này!
Nếu khách hàng bước vào văn phòng hay cửa hàng của bạn, hình ảnh thương hiệu nên được trưng bày ngay trong không gian đó cũng như thông qua tương tác con người. Mọi thứ từ danh thiếp đến quảng cáo, bao bì và sản phẩm đều phải có logo.
Trên nền tảng digital, cần đảm bảo thương hiệu được nhận diện như nhau ở mọi nơi. Hãy đọc hướng dẫn xây dựng phong cách thương hiệu để tạo ra sự đồng nhất trong hình ảnh như màu sắc, cách dùng logo, phông chữ, hình ảnh…
Website là công cụ quan trọng nhất để truyền thông cho chiến lược thương hiệu của bạn. Khi thiết kế website, hãy thêm tông giọng, thông điệp và cá tính vào content. Nên thêm hình ảnh thương hiệu trong những trang mạng xã hội và dùng tông giọng đã chọn để thu hút người dùng.
Video cũng là công cụ đắc lực. YouTube, Facebook Video, Facebook Live, Snapchat và Instagram Stories đều là những nền tảng cần content mang đậm tông giọng và cá tính thương hiệu.
Facebook Marketing – 6 Yếu tố cốt lõi quyết định thành công từ A–Z. Tham khảo thêm!
Nếu sử dụng podcast audio, hãy trung thành với chủ đề bao trùm thông điệp, giá trị và tông giọng của thương hiệu đó.
Warby Parker đã nhanh chóng phát triển thương hiệu độc đáo và dẫn đầu ngành. Sản phẩm cải tiến, trải nghiệm nhà mẫu, không gian trưng bày, digital content marketing, tất cả đều phù hợp với phong cách sống của đối tượng khách hàng mà họ hướng đến.
Bước 10: Trung thành với thương hiệu
Nếu bạn không phải là định đổi thương hiệu thành sản phẩm tốt hơn dựa trên phản hồi của người dùng thì nên giữ nguyên những gì đang theo đuổi từ đầu đến cuối. Một khi đã chọn tông giọng thương hiệu, hãy áp dụng trong mọi bài content bạn viết. (xem lại bước 6)
Xây dựng thương hiệu có ý nghĩa gì nếu bạn không nhất quán. Đừng thường xuyên thay đổi chiến lược thương hiệu của bạn vì sự thay đổi đó sẽ làm khách hàng bối rối và khiến cho chiến lược thương hiệu dài hạn gặp nhiều khó khăn hơn.
Ví dụ minh họa: Starbucks
Starbucks là một trong chuỗi cửa hàng cà phê hàng đầu thế giới và thương hiệu của họ luôn cam kết kết nối mọi người.
Câu hỏi đặt ra: Sứ mệnh của Starbucks là gì?
“Khơi nguồn cảm hứng và nuôi dưỡng tinh thần con người – một người, một cốc cà phê và một tình hàng xóm vào một thời điểm”
Đó là lý do tại sao mọi cửa hàng đều trang bị wifi miễn phí, bàn lớn và nhạc nhẹ để mọi người có thể dễ dàng trò chuyện. Họ còn viết tên khách hàng lên ly của họ để tạo dấu ấn cá nhân. Dù Starbucks từng một lần thay đổi logo vào năm 2011 (lược bỏ tên công ty) thì cảm nhận thương hiệu vẫn như vậy.
Khi bạn thấy logo hình nàng tiên cá màu xanh thì bạn sẽ nghĩ gì? Tôi dám chắc đó sẽ là cảm giác rất quen thuộc.
Bước 11: Là người ủng hộ thương hiệu trung thành nhất
Đầu tiên, khi xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ, bạn và cả nhân viên phải ủng hộ hết mình trong việc quảng bá thương hiệu. Bởi không ai biết rõ thương hiệu hơn bạn nên tất cả tùy thuộc bạn truyền tải như thế nào.
Khi thuê nhân sự, hãy đảm bảo họ phù hợp với văn hóa công ty về mặt sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị thương hiệu. Khuyến khích nhân viên xây dựng thương hiệu cá nhân đi liền với quá trình xây dựng thương hiệu công ty.
Một cách truyền thông hiệu quả khác là tạo cơ hội cho khách hàng trung thành được lên tiếng bằng cách khuyến khích họ đăng bài review hay chia sẻ content của bạn.
Với 11 bước xây dựng thương hiệu này, bạn có đủ thời gian và nguồn lực triển khai? Nếu bạn đang gặp tình trạng như vậy, đừng vội lo lắng. GTV luôn sẵn sàng trở thành đội ngũ inhouse của doanh nghiệp bạn. Tham khảo Dịch vụ Marketing Online của GTV SEO ngay hôm nay!
Xây dựng nhận biết thương hiệu năm 2021
Bạn đã biết các bước xây dựng thương hiệu thành công. Tôi sẽ chia sẻ tiếp những phương tiện cần thiết để xây dựng nền tảng digital vững chắc.
Trải nghiệm người dùng website
Website là công cụ marketing quan trọng nhất bạn có để phát triển doanh nghiệp và xây dựng chiến lược thương hiệu. Đây là nơi người tiêu dùng sẽ ghé thăm khi muốn biết thêm về doanh nghiệp và hành động khi họ sẵn sàng. Không chỉ tạo sự khác biệt trong trải nghiệm người dùng để đạt được chuyển đổi mà thông điệp của bạn cũng cần thể hiện câu chuyện của thương hiệu.
Bạn cần chú ý mọi chi tiết khi tạo dựng website từ đăng ký tên domain đến web hosting, CMS (tôi khuyên nên dùng WordPress).
Trên hết website phải có một tốc độ tải nhanh và thân thiện trên phiên bản mobile. Đây là một trong những cách tối ưu trải nghiệm người dùng trên website mà bất kỳ webmaster nào cũng phải nắm!
Hầu hết các hoạt động marketing thương hiệu đều kéo traffic về website. Bên cạnh giao diện thiết kế đẹp và chuyên nghiệp, bạn cũng cần content thu hút. Nhắc đến content, tôi sẽ nói đến công cụ digital brand tiếp theo: SEO & content marketing.
SEO & Content Marketing
Một trong những cách lâu dài và hiệu quả để tăng độ nhận diện thương hiệu và tạo traffic organic liên quan đến website là SEO và content chuẩn.
Nếu bạn hoàn toàn “mù tịt” về SEO và cũng không có đội ngũ chuyên môn để thực hiện tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, hãy để GTV giúp bạn với dịch vụ SEO Hồ Chí Minh chất lượng, bền vững theo năm tháng.
Có rất nhiều cách để giành thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm. Nhưng chung quy hãy đặt mục tiêu là chiến dịch SEO toàn diện đáp ứng những yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng website cũng như tạo ra content chất lượng cao thỏa mãn mục đích tìm kiếm của người dùng.
Nói tóm lại: Chiến dịch content marketing sẽ giúp bạn kết nối tốt hơn với khách hàng mục tiêu và hỗ trợ họ trong suốt hành trình khách hàng – xây dựng độ tin tưởng cho thương hiệu để đi đến kết quả cuối cùng là chuyển đổi.
Nền tảng quan trọng nhất của SEO và content luôn là blog của website. Khi xây dựng blog cho website, bạn cần cân nhắc:
- Content nào sẽ đánh trúng tâm lý khách hàng mục tiêu?
- Content được tìm thấy trên kết quả tìm kiếm organic như thế nào?
- Khi nào nên đăng bài viết mới một lần?
- Kế hoạch thúc đẩy content là gì?
Đừng chỉ dừng lại ở bài blog mà còn là infographic, video, podcasting, case study, whitepaper, lead magnet (những hình thức thu hút lead trên website) …
Social Media
Người tiêu dùng thông minh thường dùng mạng xã hội khi quyết định mua sản phẩm từ thương hiệu nào đó (chiếm hơn 74%). Làm thế nào thương hiệu của bạn có thể giới thiệu, giao tiếp, tương tác với khách hàng thông qua social media hiệu quả?
Chiến lược thương hiệu trên social media marketing hiệu quả bao gồm:
- Chọn content liên quan
- Đăng content chính gốc
- Tương tác, xây dựng cộng đồng
- Quảng cáo trả phí
Social media được thực hiện tốt sẽ giúp xác định nên làm gì để kết nối hiệu quả với cộng đồng của bạn.
Mọi hãng nên xuất hiện dưới một hình ảnh thống nhất trên mọi kênh mạng xã hội thông qua content chất lượng và liên quan. Với social media, mục tiêu đầu tiên của bạn là tạo sự tin tưởng với khách hàng. Sau đó biến họ thành khách hàng trung thành rồi khiến họ ủng hộ sản phẩm và dịch vụ của bạn.
Tham khảo bài viết: Social Media Marketing và chiến lược Marketing trên các Mạng xã hội!
Email Marketing
Bạn có biết tỉ lệ nhấp chuột cao nhất đến từ email bạn gửi đến danh sách đang có?
Đừng xem thường tầm quan trọng khi lên danh sách email ngay từ sớm trong quá trình xây dựng thương hiệu. Hãy xem danh sách email marketing như cộng đồng khắng khít và đối xử với subscriber theo cách đó.
Triển khai chiến dịch email marketing giúp tăng tỉ lệ click đến website. Bạn có thể tạo danh sách subscriber bằng nhiều hình thức trên website như:
- Pop Up
- Sidebar
- Scroll Mat
- Slide-in
- Các hình thức lead magnet
- Các hình thức landing page
Content chuẩn, hay, đúng lúc, đúng chỗ, đúng người là yếu tố thiết yếu để kéo traffic về website và tăng tỷ lệ chuyển đổi từ email. Và không phải mọi thông điệp email đều dùng để chào bán hàng do khách hàng đang ở những giai đoạn khác nhau trong hành trình mua hàng.
Hãy dùng những loại hình chiến dịch email sau đây khi nhắm vào khách hàng cụ thể trong phễu marketing của bạn.
- Quảng cáo bán hàng (tiêu chuẩn/theo mùa)
- Không bán hàng (blog)
- Newsletter
- Thư chào mừng
- Gửi email nhỏ giọt
- Từ bỏ giỏ hàng (ecommerce)
“Email is king” khi số liệu đã chứng minh rằng email marketing có thể tạo ra ROI trị giá 44$ khi đầu tư $1.
Quảng cáo trả phí
Xây dựng chiến dịch quảng cáo trả phí thành công cho thương hiệu có rất nhiều thử thách. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ hiệu quả của quảng cáo PPC.
Một chiến dịch trả phí mạnh mẽ trên nền tảng như Google Ads hay Facebook chủ yếu dựa trên:
- Đặt mục tiêu quảng cáo trả phí thông minh
- Định vị chính xác khách hàng mục tiêu
- Cấu trúc chiến dịch/tổ chức rõ ràng
- Theo dõi sát sao tình hình
- Viết bài, hình ảnh, thiết kế ấn tượng, sáng tạo
- Thực hiện split-testing để tối ưu
- Sử dụng đúng từ khóa
Hãy nhớ:
Chỉ một mình quảng cáo trả phí cũng có thể làm cạn kiệt ngân sách của bạn. Và một khi không chạy quảng cáo nữa thì lead và sale có thể chững lại. Sức mạnh của quảng cáo trả phí là đạt được kết quả trong thời gian ngắn. Chắc chắn nó hiệu quả nhưng bạn cần chiến dịch PPC đi kèm với các kênh inbound marketing khác vì mục tiêu ROI lâu dài.
Phân tích & Báo cáo
Tiếp theo, bạn sẽ muốn theo dõi quá trình hàng tháng, hàng năm. Từ dữ liệu này, bạn có thể điều chỉnh chiến dịch xây dựng thương hiệu và hoạt động marketing để thúc đẩy những chiến thuật mang đến hiệu quả cao nhất.
Báo cáo Analytics nên hỗ trợ đắc lực mục tiêu chiến lược và KPIs của doanh nghiệp. Và đáng ngạc nhiên là 75% doanh nghiệp nhỏ không dùng công cụ phân tích để theo dõi tình hình kinh doanh. Bước đầu tiên bạn cần cài đặt Google Analytics cho website. Công cụ này hoàn toàn miễn phí và cung cấp hàng tá thông tin có giá trị về hành vi người dùng. Bạn cũng có thể cài đặt goal để theo dõi chuyển đổi.
Giờ bạn đã có cái nhìn toàn diện về chiến lược xây dựng bộ nhận diện thương hiệu thông qua marketing, tương tác và xây dựng cộng đồng. Hãy kết hợp tất cả trong một chiến lược xây dựng thương hiệu và nhất quán trong mọi hoạt động mà mọi doanh nghiệp cần để xây dựng thương hiệu thành công trong thời đại số.
Kết luận
Xây dựng thương hiệu là một trong những việc cần thiết phải làm đối với doanh nghiệp dù mới hay đã thành lập được một thời gian. Xây dựng thương hiệu vững chắc có thể biến doanh nghiệp từ người chơi nhỏ lẻ thành một đối thủ đáng gờm. Bạn sẽ thấy khách hàng sẽ dần tin tưởng thương hiệu và mua sản phẩm của bạn.
Vì vậy hãy phát triển một thông điệp nhất quán và hình ảnh nhận diện để củng cố sứ mệnh của mình. Đưa thương hiệu vào mọi khía cạnh của trải nghiệm người dùng: từ cửa hàng offline, website online và thậm chí là tương tác cá nhân.
Giờ là lúc ôn lại những gì đã tìm hiểu qua quy trình xây dựng thương hiệu cho sản phẩm với 11 bước:
- Xác định khách hàng mục tiêu
- Tạo một tuyên bố sứ mệnh
- Nghiên cứu những thương hiệu khác trong lĩnh vực
- Lập ra danh sách điểm nổi bật và lợi ích mà thương hiệu bạn mang đến
- Tạo logo và tagline cho thương hiệu
- Xây dựng tông giọng thương hiệu
- Xây dựng thông điệp thương hiệu và elevator pitch
- Để cá tính thương hiệu được tỏa sáng
- Liên kết thương hiệu với mọi khía cạnh của doanh nghiệp
- Trung thành với thương hiệu
- Là người ủng hộ thương hiệu trung thành nhất
Bạn đã áp dụng cách xây dựng thương hiệu nào? Hãy kể cho tôi nghe nhé!
Tài liệu tham khảo:
- What Is Branding? – The Branding Journal
- What Is Branding And Why Is It Important For Your Business? – Brandingmag
- The Ultimate Guide to Branding in 2020 – HubSpot