90% Người dùng tìm kiếm thông tin trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Mỗi năm có hơn 2 nghìn tỷ truy vấn được tạo ra trên Google.
Từ những số liệu trên, có thể thấy chiến lược SEO bền vững sẽ là công cụ mạnh mẽ để tạo ra nhiều lead chất lượng và tiếp cận với khách hàng mục tiêu.
Đây còn là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến với người tiêu dùng. Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn toàn diện chiến lược SEO hiệu quả cũng như các bước thực hiện.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng, một chiến lược SEO dù có tốt đến mấy mà không có những chuyên gia SEO (SEO Expert) thực hiện thì cũng chẳng đi đến đâu cả.
Tốt nhất là, bạn nên chọn ra những nhân viên ưu tú của công ty và có kế hoạch đào tạo SEO Manager, những nhà quản lý này là điều kiện tiên quyết cho một dự án thành công.
Chiến lược SEO là gì?
Chiến lược SEO là một kế hoạch kết hợp nhiều kĩ thuật SEO khác nhau được xây dựng để đạt được một mục tiêu nhất định.
Trong SEO, các mục tiêu có thể là:
- Tăng trưởng traffic
- Thúc đẩy thứ hạng từ khóa
- Tăng tốc độ tải trang, …
Với vô số thủ thuật, công cụ, chiến dịch marketing và cập nhật Google như hiện nay, SEOer nhất là người vào nghề, không khỏi bối rối nên bắt đầu từ đâu và tập trung đánh vào mảng nào để đem lại kết quả ROI tốt nhất.
Vì vậy, trước khi áp dụng bất cứ kĩ thuật hay thủ thuật SEO nào thì điều quan trọng bạn cũng nên xây dựng chiến lược SEO web hiệu quả cũng như một quy trình SEO chuẩn để vạch rõ con đường sẽ đi và thu về kết quả ra sao.
Xem ngay video “Cách lên chiến lược, kế hoạch & Quản lý dự án từ A – Z” để hiểu rõ hơn bạn nhé!
Phân biệt chiến lược – kế hoạch – quy trình SEO
1) Chiến lược SEO:
Chiến lược là outline các bước đi từ A đến B.
- A là điểm xuất phát (tình trạng hiện tại)
- B là điểm muốn đi tới (mục tiêu đạt được)
Ví dụ: Chiến lược SEO nhằm ra mắt sản phẩm Sữa rửa mặt cho da khô mới.
Giai đoạn 1: Giáo dục thị trường, cung cấp nội dung hữu ích bằng cách triển khai nội dung hướng dẫn về chăm sóc da.
Mục tiêu: tăng từ 5.000 lên 20.000 Organic Traffic trong vòng 5 tháng.
– Triển khai 30 bài viết nội dung về chủ đề chăm sóc da
– Tối ưu Onpage cho 30 bài viết này với công cụ Surfer SEO
– Triển khai backlink theo hình thức Guest post, đi link forum cho các bài viết này
Giai đoạn 2: Tối ưu SEO cho các landing page sản phẩm, thúc đẩy lên top các keyword như “sữa rửa mặt cho da khô“
Chiến lược SEO website hiệu quả nhất không cần nói rõ cách đi đến B như thế nào, thay vào đó quang trọng tập trung vào:
- Những việc cần làm
- Khó khăn có thể gặp phải
- Công cụ cần thiết để đến B
- Kết quả đạt được
Cốt lõi quan trọng của một chiến lược thành công là tập hợp đầy đủ điều kiện thuận lợi đang có và loại bỏ những chướng ngại vật ảnh hưởng đến quá trình đạt được mục tiêu.
2) Kế hoạch SEO:
Nếu chiến lược SEO là bức tranh toàn diện thì kế hoạch SEO sẽ đi vào chi tiết cách tối ưu nhất để đi từ A đến B.
Ví dụ chiến lược của bạn là xài tiền, thì kế hoạch sẽ là tiêu tiền ở đâu, khi nào, phân bổ dòng tiền ra sao …
Hoặc đơn giản: Nếu chiến lược SEO của bạn là triển khai nội dung và tối ưu Onpage để đạt mục tiêu tăng từ 5.000 lên 20.000 Organic Traffic thì kế hoạch SEO của bạn sẽ là:
- Triển khai 30 bài viết nội dung về chủ đề Facebook Marketing/ Facebook Ads trong 2 tháng đầu tiên
- Tối ưu Onpage cho 30 bài viết chuẩn SEO trong 1 tháng kế tiếp
- Triển khai backlink cho các bài viết này trong 1 tháng
Hiểu được sự khác nhau này sẽ giúp bạn phân biệt giữa phương pháp – thực tế và dễ dàng hơn trong việc đưa ra những quyết định mang tính chiến lược.
Quy trình là cách làm một công việc nào đó, ví dụ làm công việc A => công việc B => công việc C.
Quy trình nhấn mạnh vào cách thức hơn là mục tiêu. Từ đó, có thể thấy quy trình không phải là chiến lược mà là một phần quan trọng không thể thiếu trong chiến lược.
Trước khi tìm hiểu về quy trình SEO, bạn cần hoàn thiện cho mình những kỹ năng SEO bài bản nhất, đảm bảo rằng bạn sẽ chinh chiến thành công 100% cho kế hoạch của mình nhé!
Chiến lược SEO web hiệu quả gồm những gì?
Một chiến lược SEO web hiệu quả luôn đi từ việc:
- Thấu hiểu khách hàng mục tiêu và lĩnh vực, thị trường
- Hiểu rõ tình trạng hiện tại của website: Xác định vấn đề, thách thức với SEO Audit
- Đặt mục tiêu và KPI cần đạt được
- Tìm kiếm cơ hội bằng cách phân tích đối thủ SEO
- Liệt kê và đánh giá các giải pháp
- Triển khai chiến lược
Chiến lược SEO website hiệu quả không bao gồm những gì?
Digital Marketing là khái niệm rất rộng bao hàm nhiều ngách nhỏ mà SEO là một số đó. Do đó rất dễ nhầm lẫn SEO với các ngành liên quan.
Dưới đây là những công việc thuộc về Digital Marketing nói chung chứ không phải SEO (các công việc này chỉ bổ trợ cho SEO mà thôi):
- Tối ưu Conversion Rate
- Chiến lược Social Media
- Quảng cáo PPC
- Tự động hóa marketing
Các bước lập chiến lược SEO bền vững
Ở phần này, tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách thức để lập ra được chiến lược SEO bền vững nhất.
Ngoài ra, đây là khóa học hữu ích dành cho bạn. Khóa học cốt lõi nhất về SEO dành cho SEO Beginer.
Bắt đầu tìm hiểu từng bước về chiến lược SEO nào!
1. Thấu hiểu đối tượng khách hàng SEO
Bạn muốn ai đến website của mình?
Trả lời đúng câu hỏi này, bạn có thể thu về lượng traffic chất lượng, phù hợp với tệp khách hàng đang muốn hướng đến.
Ngày nay, SEO – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm nên đổi thành tối ưu hóa dựa trên ý định tìm kiếm của người dùng. Bạn cần xác định người dùng tìm kiếm gì trong từng giai đoạn của hành trình mua hàng và thông tin nào, kênh nào sẽ thoả mãn nhu cầu của họ.
Ý định: Người dùng đang tìm kiếm gì? |
Kênh: Nội dung đó nên đặt ở kênh nào? (Website, Facebook, Youtube?) |
Ngữ cảnh: Tại sao họ lại tìm thông tin đó? |
Tối ưu: Người dùng tìm thấy nội dung đó như thế nào? (qua Google Search hay giới thiệu từ KOL?) |
Nội dung: Nội dung nào sẽ thỏa mãn họ? | Phát triển: Bước tiếp theo trong hành trình mua hàng là gì? |
Muốn có được nền tảng triển khai SEO tốt nhất, bạn cần xác định chân dung và hành trình khách hàng.
Chân dung khách hàng
Đề xuất ưu tiên | Nhân tố thành công | Rào cản mua hàng | Hành trình của người mua | Yếu tố dẫn đến quyết định |
Tại sao một số người dùng chọn giải pháp của bạn trong khi một số khác thì không? | Người mua hàng mong muốn đạt được gì sau khi dùng giải pháp của bạn? Tại sao? | Tại sao người mua không ưu tiên chọn công ty hay giải pháp của bạn? | Ai sẽ đóng góp trong việc ra quyết định và người mua tin tưởng tham khảo nguồn nào? | Người mua dựa trên tiêu chí nào để đánh giá, lựa chọn và quyết định mua hàng? Tại sao? |
Hành trình mua hàng:
Có ý định mua hàng => Cân nhắc => Mua hàng => Sử dụng => Hỏi => Tương tác
2. Hiểu rõ tình trạng hiện tại của website với SEO Audit
SEO Audit là quá trình kiểm tra sức khỏe website để tìm ra nguyên nhân vì sao website chưa tăng trưởng, thậm chí có thể tìm ra cơ hội giúp website phát triển vượt hơn đối thủ cạnh tranh.
Quá trình này bạn có thể sử dụng các công cụ hay nhờ đến dịch vụ SEO website chuyên nghiệp để thực hiện.
Tuy nhiên, cần phải kiểm tra những gì?
1) 5 khía cạnh cần phải audit
Có 5 mảng bạn cần thực hiện kiểm tra bao gồm:
- Audit Content: Nội dung website đã ổn hay chưa?
- Audit Technical: Google bot có dễ dàng quét qua website hay không? Các trang có được index không?
- Audit Onpage: Các kĩ thuật tối ưu trên chính trang web đã chuẩn SEO chưa?
- Audit Offpage: Các website trỏ link về site của bạn có chất lượng không? Website bạn có bị đối thủ cạnh tranh bắn backlink bẩn?
- Audit Entity: Thông tin về doanh nghiệp, website, sản phẩm dịch vụ đã đồng nhất và xác thực hay chưa?
Trong video bên dưới này tôi đã hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra audit website, bạn có thể tham khảo tại đây:
2) Khía cạnh thứ 6: Thứ hạng từ khóa và kết quả tìm kiếm
Thật tuyệt vời nếu website của bạn đứng top #1 ở rất nhiều từ khóa. Nhưng các từ khóa này có thật sự mang lại tỷ lệ chuyển đổi và mang lại doanh thu cho bạn?
Đây là lúc kiểm tra xem các kỹ thuật SEO mà bạn đã triển khai trước đó mang lại hiệu quả thật sự hay không.
Bạn cần trả lời 3 câu hỏi sau:
- Những từ khóa website của bạn đang xếp hạng là gì?
- Những từ khóa đó có phù hợp với khách hàng và mục tiêu của bạn hay không?
- Bạn có trang nào quan trọng chưa được index không?
Bạn có thể sử dụng một trong những công cụ trên để xác định mật độ hiển thị (visibility) các từ khóa trên website của bạn.
Một điều quan trọng khác là bạn phải nắm được số lượng trang mà bạn đang tranh hạng.
Tips: Để kiểm tra website có bao nhiêu trang được Google index, nhập site:trangcuaban.com.
3) 5 công cụ cần thiết để kiểm tra website của bạn
Về cơ bản, công cụ có thể crawl website, tìm ra vấn đề kỹ thuật và báo cáo lại. Hầu hết công cụ sẽ trả về kết quả theo thang điểm và đưa ra danh sách vấn đề ưu tiên cần sửa.
Một số công cụ dùng trong audit website của bạn bao gồm:
a) Ahrefs: Sử dụng Ahrefs để kiểm tra các hạng mục:
- Kiểm tra các keyword / các trang lên top hiện tại
- Xem xét backlink profile
- Audit website của đối thủ cạnh tranh
- Chỉ số RD (refering domain): có bao nhiêu site đang trỏ link về web bạn?
b) Screaming Frog: Bạn có thể dùng screaming frog để lọc ra các lỗi trên website mình, gồm:
- Duplicate content (trùng lặp meta description, thẻ H1, H2, H3 hay trùng title giữa các trang)
- Thin content (nội dung mỏng)
- Lỗi internal link, broken link
- Các vấn đề redirect 301, 302, các lỗi 404, …
Ngoài ra, một chiến lược SEO website hiệu quả cần đảm bảo các công cụ phân tích như Google Analytics được thiết lập đầy đủ, khai báo website với Google và sử dụng Tag Management.
Lưu ý bộ công cụ của Google rất lợi hại, nhưng cũng cung cấp số liệu tổng quan cho tất cả mọi người. Để SEO hiệu quả, bạn cần cài đặt công cụ để thu hẹp phạm vi đúng đối tượng khách hàng và tập trung phân tích các số liệu quan trọng nhất.
c) Google Analytics (GA): Các thông số GA cần kiểm tra
- Bạn đã lọc traffic của riêng mình chưa?
- Bạn đã lọc traffic của nhà cung cấp chưa?
- Bạn đã lọc traffic spam / bot chưa?
- Bạn đã bỏ ra self-referral?
- Bạn đã bỏ ra spam-referral?
- Đã phân khúc người dùng chưa?
- Thiết lập goal conversion chưa?
- Site search có hoạt động không?
- Đã liên kết với tài khoản Google Ads chưa?
- Đã liên kết với Google Search Console chưa?
- Content groups có hoạt động và đúng không?
- Mã tracking có đúng không?
d) Google Search Console (GSC): Những thông số Google Search Console cần kiểm tra
- Đã thiết lập phiên bản https và www hay không có www chưa?
- Submit sitemap chưa?
- Submit file robots.txt chưa?
- Xác minh website của bạn chưa?
- Có lỗi crawl nào không?
- Có trang nào trên website của bạn bị block không?
- Có vấn đề bảo mật hay phần mềm độc hại không?
- Có lỗi 404 không?
e) Google Tag Manager (GTM):
- Website của bạn đã cài đặt GTM chưa?
- Đã thực hiện những tag nào? Có đúng không?
- Đang theo dõi sự kiện nào?
- GA có thực hiện thông qua GTM?
3. Đề ra mục tiêu & KPI
Trong bất kỳ chiến lược kinh doanh hay marketing nào thì việc đề ra mục tiêu và KPI cũng là yếu tố tiên quyết, là kim chỉ nam để bạn đi đúng hướng. Trong SEO cũng vậy.
1) Mục tiêu website của bạn là gì?
Mục tiêu bạn mong muốn đạt được đối với website là gì?
- Để người dùng tham khảo thông tin về sản phẩm
- Để thu thập email và sử dụng remarketing sau này
- Hay để tăng tỷ lệ chuyển đổi?
Mỗi website cần có mục đích rõ ràng, phải có CTA và điều hướng nội dung đi từ landing page => blog => nguồn => conversion …
2) Mục tiêu chuyển đổi
Mục đích chung của bất kỳ website nào cũng hướng về doanh nghiệp. Quá trình này thường bao gồm nhiều bước (tương ứng với hành trình khách hàng) hoặc micro-conversion.
- Đối với ngành bán lẻ e-commerce, giao dịch (transaction) là mục tiêu cuối cùng.
- Đối với các website khác như B2B, nội dung thông tin, SAAS … thì mục tiêu là điều hướng người dùng xuống đáy của phễu.
Một số conversion thường gặp là:
- Conversion đầu phễu (Top of funnel): đọc nội dung, download tài liệu (infographic), đăng ký content (newsletter, podcast, video series)
- Conversion giữa phễu (Middle of funnel): Download nguồn (như whitepaper, ebooks, case study, checklist …), quiz và khảo sát, webinar, sự kiện, catalog, tripwire offer (ưu đãi hấp dẫn không thể từ chối)
- Conversion đáy phễu (Bottom of funnel): Demo sản phẩm/dùng thử, trang giá/thông số, trang chi tiết sản phẩm, số lượt liên hệ.
3) SEO KPI
Chiến lược SEO thường bắt đầu với mục tiêu chung. Đừng dại dột đặt ra mục tiêu như tăng Organic Traffic lên 1000 view một tháng. Bạn cần thời gian thiết lập cơ sở vững chắc.
Đồng nghĩa, bạn cần cài đặt và khai báo Google Analytics và cho công cụ này một khoảng thời gian (tối thiểu 3 tháng) để thu thập đủ dữ liệu phân tích.
Mục tiêu SEO nên là:
- Tăng thứ hạng từ khóa không liên quan đến thương hiệu (Vd: tôi nên xếp hạng cao với từ khóa “dịch vụ SEO” chứ không phải từ khóa “dịch vụ SEO công ty GTV”, vì người chưa biết tới GTV thì chẳng thể nào search từ khóa thứ 2 được)
- Tăng thứ hạng từ khóa xung quanh chủ đề (nhiều từ khóa phụ) (Vd: Dịch vụ SEO HCM, dịch vụ SEO uy tín)
- Xử lý những yếu tố cản trở công cụ tìm kiếm crawl, index website
- Sửa lỗi website (ví dụ 404)
- Tối ưu performance của website
Sau khi website của bạn được tối ưu, thống kê số liệu hợp lý, nội dung bắt đúng từ khóa, bạn có thể đặt mục tiêu SEO chi tiết hơn. Tham khảo một vài thông số sau:
- Click-Through Rate (CTR)
- Time Onsite (thời gian trên trang)
- Bounce/Exit Rate (tỷ lệ thoát)
- Organic Impressions (số lượt hiển thị organic trên Google)
- Organic Conversions
- Referral Traffic
SEO KPI cũng có thể điều chỉnh theo giai đoạn trong năm hay hoặc tùy theo sự kiện mà doanh nghiệp tổ chức.
4. Tìm kiếm cơ hội bằng cách phân tích đối thủ
Trong SEO, chỉ cần bạn làm nhiều hơn với chất lượng tốt hơn top 3 đối thủ cạnh tranh đứng đầu, website của bạn chắc chắn sẽ lên top.
Bí quyết: luôn dõi theo từng đường đi nước bước của đối thủ cạnh tranh để điều chỉnh chiến lược SEO của mình sao cho hiệu quả.
Hãy phân tích website đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và đang cạnh tranh dựa trên 4 khía cạnh:
- Content: Chiến lược content marketing của đối thủ cạnh tranh ra sao, đã triển khai những chủ đề/ từ khóa nào, các kênh (blog, Facebook, YouTube, …) triển khai những gì?
- Onpage: Các kĩ thuật tối ưu trên chính trang web đã chuẩn SEO chưa?
- Offpage: Hồ sơ backlink của đối thủ gồm những site nào, bạn có thể lấy được backlink từ những trang này không? Họ triển khai PR báo, mua backlink hay sử dụng guest post trỏ link?
- Entity: Đối thủ cạnh tranh đã xác thực các thông tin của họ trên Internet hay chưa?
Bạn cũng nên lưu ý trường hợp đối thủ cạnh tranh tối ưu chung tệp từ khóa nhưng không phải đối thủ trực tiếp của bạn. Ví dụ bạn bán sữa hạt thì với từ khóa sữa hạt, đối thủ của bạn không chỉ là các cửa hàng tương tự mà còn là các trang dinh dưỡng và ẩm thực.
5. Liệt kê và đánh giá các giải pháp
Thông thường, tới bước này tôi đã biết được cách thức thành công của đối thủ, tôi chỉ cần tập trung vào việc liệt kê các phương pháp có thể thực hiện để đạt được từng mục tiêu SEO đề ra ban đầu.
Kế đến, hãy đánh giá các giải pháp căn cứ dựa trên các yếu tố sau đây:
- Thời gian triển khai giải pháp đó (kĩ thuật này triển khai tốn nhiều thời gian hay không)
- Thời gian thấy được hiệu quả
- Nguồn lực cần thiết để triển khai (nhân sự, phần mềm seo web, chuyên môn/ kinh nghiệm SEO của nhân sự có đáp ứng được hay không)
- Ngân sách triển khai (ngân sách có nằm trong hoạch định hay vượt lố chi tiêu)
Dưới đây tôi có liệt kê đầy đủ các chiến lược cũng như chiến thuật SEO tương ứng kèm với thời gian ước tính thấy được hiệu quả. Bạn có thể tham khảo bên dưới nhé!
1) Chiến lược X10 Traffic bằng Content và Onpage
Thủ thuật | Thời gian thấy được hiệu quả |
Audit content: Cải tiến nội dung sẵn có trên website | 1 tháng |
Tối ưu SEO Onpage Chuẩn 2020 | 1 tháng |
Topic Cluster: Chiến lược nội dung theo cụm chủ đề | 1 tháng |
Tối ưu Internal link theo mô hình Link Wheel | 1 tháng |
Expanded List Post: Mở rộng nội dung thuộc chủ đề mới | 3 tháng |
Tối ưu Feature Snippet – top 0 Google | 1 tháng |
2) Chiến lược SEO Offpage
Thủ thuật SEO | Thời gian thấy được hiệu quả |
Social media: Quảng bá nội dung | 1 tuần |
Triển khai backlink (PR báo, mua backlink, guest post) | 2 tháng |
Xây dựng hệ thống PBN vững mạnh | 3 tháng |
Backlink tầng 2 | 3 tháng |
3) Chiến lược tăng trưởng độ uy tín cho website
Thủ thuật SEO | Thời gian thấy được hiệu quả |
Xác thực Entity đồng nhất thông tin doanh nghiệp | 2 tháng |
IFTTT: Tự động hóa | 1 tháng |
Schema: Khái báo thông tin | 1 tháng |
4) Một số chiến lược khác
- Giảm tỷ lệ thoát cho website
- Tăng thời gian trên trang với 23 cách viết content hay
Gỡ phạt thuật toán:
- Google Panda: Phạt nội dung content
- Google Penguin: Phạt backlinks
6. Lập kế hoạch triển khai chiến lược
Khi đã biết được các chiến lược cần thực hiện, kế tiếp bạn chỉ cần lập kế hoạch SEO cho website của mình thôi!
Ở bước này, kế hoạch SEO của bạn sẽ bao gồm:
- Các thủ thuật SEO
- Chi tiết công việc cần thực hiện
- Thời gian bắt đầu – Deadline hoàn thiện
- Người đảm nhiệm công việc
- Một số note nếu có
Tôi thường sử dụng biểu đồ Gantt để có thể dễ dàng rà soát công việc, hoặc nếu đơn giản hơn, bạn chỉ cần sử dụng Excel cũng có thể lập kế hoạch triển khai của mình.
7. Thu thập và đánh giá kết quả
Định kỳ đánh giá chiến lược SEO dựa trên kết quả thu được sẽ giúp bạn kịp thời thay đổi các chiến thuật lẫn chiến lược SEO nhằm đạt được kết quả tối ưu.
Dựa trên các KPI SEO ban đầu, đến bước này bạn có thể sử dụng công cụ Google Analytics để đo lường lại kết quả triển khai của mình. Hãy tạo một bảng thống kê trên Excel, Google Sheet để bạn có thể dễ dàng xem được bao nhiêu traffic đến với website từ nguồn Organic Search.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên check các chỉ số:
- Số lượng trang đã được index
- Lead thu được
- ROI – Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí đầu tư
- Thứ hạng keywords tăng trưởng
Kết luận
Một chiến lược SEO bền vững không chỉ giúp website triển khai SEO web hiệu quả, mà còn giúp tiết kiệm thời gian cũng như nhân sự, nguồn lực cần thiết.
Dù cho bạn đã từng triển khai SEO website trong 1 năm, 2 năm hay thậm chí chỉ mới 3 tháng, việc lập chiến lược SEO Web bền vững sẽ cho bạn biết được hướng đi kế tiếp để phát triển website, từ đó gia tăng số lượng leads, tối ưu tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp.