Để cải thiện thứ hạng tìm kiếm website, có rất nhiều chỉ số các nhà phát triển website – SEOer cần quan tâm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết về chỉ số User Engagement là gì cùng 3 chiến lược gia tăng mức độ tương tác người dùng.
User Engagement là gì?
User Engagement là chỉ số thể hiện mức độ tương tác của người dùng trên 1 website. Nó cho biết hoạt động của người dùng khi truy cập 1 trang web như: Tải xuống, chia sẻ hoặc các thông tin người dùng truy cập trên trang web đó.
Dựa vào các thông tin trên, SEOer có thể kết hợp với các công cụ và đưa ra các chỉ số phân tích, từ đó đính giá mức độ tương tác của người dùng trong website đã thực sự tốt hay chưa.
Tại sao User Engagement lại quan trọng?
Đối với các website phục vụ lợi ích kinh doanh của cá nhân hoặc doanh nghiệp, nó đặc biệt cần thu hút nhiều người dùng truy cập vào website mỗi ngày.
Việc người dùng tích cực tương tác khi website chứng tỏ rằng họ đang quan tâm đến những nội dung trang web cung cấp, khả năng họ quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp tương đối cao.
Khi truy cập website, nếu người dùng có các hành động như xem thêm thông tin sản phẩm, like hoặc chia sẻ sản phẩm qua các nền tảng khác, tỉ lệ chuyển đổi đơn hàng vô cùng cao, nhiều trường hợp họ sẽ giới thiệu sản phẩm đó cho những người thân, bạn bè xung quanh.
Đặc biệt, người dùng ở lại website càng lâu, càng thực hiện nhiều hành động nhấp chuột thì trang web đó càng được Google đánh giá cao bởi tính hữu ích của nó với người dùng.
Từ đó giúp website dễ dàng lọt vào top đầu các kết quả tìm kiếm, tăng khả năng truy cập của người dùng.
Một số hoạt động của User Engagement
User Engagement sẽ cung cấp các chỉ số quan trọng dưới đây sau khi thu thập mọi hành động của người dùng trên website.
Tỷ lệ thoát trang: Đây là chỉ số thể hiện tỷ lệ phần trăm người truy cập trang và thoát trang ngay lập tức mà không thực hiện bất cứ hành động nào. Tỷ lệ thoát trang ở ngưỡng an toàn là dưới 40%.
Nếu tỷ lệ thoát trang của bạn hiện đang đạt ngưỡng từ 55 – 65% bạn cần xác định nguyên nhân và cải thiện hiệu quả trang web của mình.
Nếu tỷ lệ thoát trang của bạn >65% có nghĩa trang web của bạn có thể bị hạn chế đề xuất, mất đi lượng lớn khách hàng tiềm năng khi không tìm thấy trang web cở trang tìm kiếm đầu tiên của Google.
Công thức tính:
Bounce Rate của 1 trang web = Tổng số lượt Bounce / Tổng số Entrance
Tỷ lệ chuyển đổi: Đây là chỉ số thể hiện tỷ lệ chuyển đổi dựa trên tổng số lần người dùng tương tác với quảng cáo và số đơn hàng phát sinh thành công. Nó được viết tắt là CR (Conversion Rate)
Công thức tính:
CR = (Conversions/Visits)*100%
Tỷ lệ nhấp vào quảng cáo: Tỷ lệ nhấp quảng cáo là phần trăm số người nhấp vào quảng cáo với số người thực sự truy cập vào trang web hoặc quảng cáo đó. Trung bình tỷ lệ nhấp từ 2% trở lên được coi là cao.
Công thức tính:
Tỷ lệ nhấp = Số lần nhấp chuột/ Số lần hiển thị x 100%
User Engagement cung cấp các chỉ số phân tích về hành vi của người dùng
Tỷ lệ bỏ qua (Abandonment Rate): Tỷ lệ bỏ qua thể hiện tỷ lệ phần trăm số lượng khách không hoàn thành hành động mua hàng hoặc bỏ đồ ra khỏi giỏ hàng.
Chỉ số này giúp doanh nghiệp đánh giá được tỷ lệ đơn hàng thành công, từ đó xác định được nguyên nhân khiến người dùng từ bỏ hành động mua hàng là gì?
Tỷ lệ bỏ qua <40% được coi là trung bình và ổn định. Nếu tỷ lệ bỏ qua từ 20 → 40% là con số tuyệt vời và trang web đang làm rất tốt!
Công thức tính
Tỷ lệ bỏ qua = Giao dịch đã hoàn thành/ Các giao dịch đã bắt đầu x 100
Tỷ lệ người dùng quay trở lại ( Returning Visitor Rate): Đây là con số thể hiện số lượng người dùng đã truy cập trang web của bạn trước đây là giờ quay trở lại. Đồng thời nó tính toán được tần suất người dùng quay trở lại tính từ lần truy cập đầu tiên. Tỷ lệ khách truy cập trở lại từ 30 →50% được coi là tốt
Công thức tính
Tỷ lệ khách truy cập quay lại = Tổng số khách truy cập quay lại/ Tổng số khách truy cập x 100%
Thời gian trên trang web: Con số này biểu thị khoảng thời gian khách hoạt động trong trang web của bạn. Con số này dao động trong khoảng từ 3 – 4 phút được coi là tốt.
Nếu thời gian người dùng ở lại >4 phút được Google đánh giá rất tốt và trang web sẽ được ưu tiên đề xuất lên top đầu tìm kiếm.
Công thức tính
Thời gian trên trang web = (Tổng thời gian trên trang web cho nhiều khách truy cập)/ (Tổng số khách truy cập – Tổng số lần thoát) x 100
Thời lượng phiên: Đây là khoảng thời gian mà người dùng truy cập thực sự tương tác tích cực trên trang của bạn. Con số này nên duy trì ở mức tối thiểu là 3 phút. Nếu nhỏ hơn 3 phút bạn cần sớm phát hiện nguyên nhân để cải thiện trang web
Công thức tính:
Thời lượng phiên = Tổng thời gian trên trang web cho nhiều khách truy cập/ Tổng số khách truy cập x 100
2 Chỉ số quan trọng bạn cần chú ý
Bên cạnh việc hiểu User Engagement là gì bạn cũng cần chú ý tới 2 chỉ số quan trọng là pageview và tỷ lệ khách truy cập mới so với số lượng khách truy cập cũ.
2 chỉ số này giúp bạn hiểu được khách hàng mong muốn gì và quan tâm đến những nội dung nào trên website của bạn. Từ đó cải thiện được chất lượng trang web cũng như cảm nhận của người dùng khi truy cập trang web của bạn.
Pageview: Số lần xem trang
Bạn có thể xem chỉ số này trên công cụ Google Analytics. Chỉ số này thể hiện tổng số lần trang web được người dùng truy cập trong một khoảng thời gian nhất định như 7 ngày, 1 tháng, 6 tháng, 1 năm hoặc có thể tự tùy chỉnh thời gian.
Bạn cần liên tục cập nhật chỉ số này để theo dõi sự biến động của số lần truy cập trang. Từ đó xác định kịp thời nguyên nhân khi số lần xem trang tăng đột biến hoặc giảm đột biến.
Khách truy cập mới so với số lượng khách truy cập cũ
Số liệu này bạn cũng có thể tìm thấy ở công cụ Google Analytics. Nó được thể hiện thông qua biểu đồ hình tròn. Nếu khách truy cập mới ngày càng nhiều thì đây là một tín hiệu tốt cho website của bạn.
Bên cạnh đó bạn cũng cần liên tục nâng cấp website về giao diện và nội dung để nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Bạn cũng cần duy trì số lượng khách hàng cũ truy cập website thường xuyên.
User Engagement & User experience
Nếu User Engagement là các hành động của người dùng khi truy cập trang web thì User Experience là trải nghiệm của người dùng khi truy cập website đó.
Để mang lại 1 website thực sự hữu ích và thu về lợi nhuận cao nhất, cá nhân, doanh nghiệp cần tối ưu hóa website bằng cách quan tâm đến trải nghiệm của người dùng.
Khi người dùng hài lòng về website, cảm thấy website có thiết kế tinh giản, dễ hiểu và khoa học, họ sẽ ở lại lâu hơn và từ đó website được Google đánh giá cao hơn.
User Experience biểu thị người dùng có thích thú khi truy cập trang web hay không, họ có cảm thấy trang web cung cấp nội dung đủ hấp dẫn và và có ích hay không, website có thân thiện với người dùng hay không?
Nguyên tắc tương tác của người dùng
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc 3 nguyên tắc tương tác của người dùng từ đó sẽ xác định được 3 chiến lược hàng đầu giúp gia tăng mức độ tương tác của người dùng.
Nguyên tắc 1: Trang web thân thiện và mức độ tương tác
Để người dùng ở lại lâu trong website, website đó phải đảm bảo được thiết kế một cách khoa học, dễ hiểu và thân thiện với người dùng.
Từ đó, giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm các thông tin họ muốn cũng như sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Nhờ vậy, mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng ngay từ lần truy cập đầu tiên.
Nguyên tắc 2: Tập trung vào trải nghiệm của người dùng
Bên cạnh yếu tố User Engagement, các nhà phát triển website cần đặc biệt quan tâm đến trải nghiệm của người dùng khi truy cập trang web.
Google luôn ưu tiên những website được đánh giá là mang lại nhiều thông tin hữu ích cho người dùng lên top đầu thứ hạng tìm kiếm.
Để website tăng trưởng bền vững, thay vì sử dụng các thủ thuật bạn có thể lưu ý đến một số mẹo đơn giản sau:
- Giao diện website thân thiện và dễ hiểu
- Trình bày nội dung sao cho đáp ứng được mong muốn tìm kiếm của người dùng ngay từ ban đầu
- Hoàn thiện nội dung không chỉ về câu chữ mà còn là toàn bộ các hình ảnh xuất hiện trên website cũng như cách đặt vị trí của các nút CTA.
- Nội dung quảng cáo đánh vào mục đích tìm kiếm ban đầu của người dùng.
Nguyên tắc 3: Đề cao giá trị cho người dùng
Khi truy cập website, người dùng cần nhận được nhiều giá trị và thông tin hữu ích trên trang web. Từ đó họ mới tương tác nhiều hơn và tìm kiếm nhiều thông tin liên quan trên website của bạn!
3 Chiến lược gia tăng mức độ tương tác của người dùng
Sau khi đã nắm được 3 nguyên tắc tương tác của người dùng, sau đây là 3 chiến lược hàng đầu giúp gia tăng mức độ tương tác của người dùng trên website của bạn.
1. Nghiên cứu theo hướng dữ liệu
Để có được website hiệu quả ngay từ những ngày đầu tiên, bạn cần chú trọng vào khâu nghiên cứu. Nghiên cứu ở đây là việc xác định đối tượng khách hàng của bạn là ai? Thuộc nhóm đối tượng nào? Họ có sở thích là gì? Những vấn đề họ quan tâm là gì? Từ đó thỏa mãn những mong muốn và nội dung tìm kiếm của họ. Từ đó, bạn xác định được các nội dung cần có trên trang website.
Bên cạnh việc xuất bản những bài viết chất lượng, bạn cần liên tục sử dụng các công cụ SEO để theo dõi và phân tích website của đối thủ cạnh tranh, xác định được các từ khóa đối thủ cạnh tranh đang tập chung và tìm kiếm nhóm từ khóa có dung lượng lớn liên quan đến ngành hàng của bạn.
2. Cải thiện nội dung của bạn
Sau khi đã xác định được chân dung đối tượng khách hàng bạn hướng đến, nguyên tắc tiếp theo là cải thiện chất lượng nội dung website. Thứ đầu tiên người dùng đọc được khi truy cập website là các bài viết giải quyết những vấn đề họ đang gặp phải.
Vì vậy, khi đã xác định được chân dung khách hàng, bạn cần có một kế hoạch xây dựng nội dung bài bản và triển khai nó theo từng giai đoạn. Nội dung càng chất lượng thì thời gian người dùng ở lại trang web càng cao, tỷ lệ người dùng quay trở lại website hoặc chia sẻ với người quen của họ càng lớn.
3. Tối ưu hóa tỷ lệ tương tác của bạn
Sau khi đã làm tốt phần nghiên cứu và nội dung bài viết, bạn cần theo dõi các dữ liệu và hành vi của người dùng khi truy cập website của bạn. Liên tục thử nghiệm người dùng để xác định các làm nào là phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng của trang web.
Ví dụ về cách thức gia tăng mức độ tương tác của người dùng
- Tương tác với khách hàng đa kênh: đây là cách thức phổ biến mang lại hiệu quả cao cho website của bạn. Sau khi người dùng truy cập trang web, bạn có thể kết nối với họ thông qua các nền tảng khác như Facebook, Email, Social Media,… bên cạnh đó bạn có thể gửi tin nhắn trực tiếp tới người dùng để gia tăng mức độ tương tác.
- Gửi tin nhắn chào mừng: Tin nhắn chào mừng được lồng ghép phổ biến ở nhiều website. Đặc biệt nó thường xuất hiện khi người dùng thực hiện tải xuống hoặc xuất hiện hành động đặt hàng sản phẩm, dịch vụ từ trang web.
- Xây dựng các chương trình dành cho khách hàng thân thiết: đây là một cách để giữ chân người dùng hiệu quả, đồng thời giúp gia tăng mối liên kết giữa website và người dùng, tăng độ thân thiết và nâng cao trải nghiệm của người dùng. Từ đó thúc đẩy người dùng thường xuyên truy cập trang web để nhận những chương trình ưu đãi với người dùng thân thiết.
Bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ khái niệm User Engagement là gì. Bên cạnh đó là những nguyên tắc giúp gia tăng mức độ tương tác của người dùng