SEO E-Commerce: Hướng dẫn cách SEO web bán hàng toàn tập từ A-Z

SEO E-commerce không phải là một tùy chọn. Nếu bạn có website bán hàng, bạn nhất định phải triển khai SEO.

Tôi khẳng định điều này, không phải vì tôi đang điều hành một agency SEO và tôi tâng bốc giá trị của SEO. Mà bởi vì là ở góc độ là một Marketer, liên tục nghiên cứu và tìm hiểu trong Inbound Marketing lẫn SEO, tôi biết rằng SEO thực sự đem lại sức mạnh như thế nào với doanh nghiệp nói chung, và website bán hàng nói riêng.

Trong bài viết SEO E-commerce chuyên sâu dài gần 10 ngàn chữ này, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách cực kỳ chi tiết để triển khai SEO web bán hàng, giúp các doanh nghiệp Thương mại Điện tử thúc đẩy hiệu quả kinh doanh thông qua SEO. Bạn sẽ cần một cuốn sổ, và 1 cây bút, để lưu hết lại những thông tin này.

Nhưng trước đó, hãy ghi nhớ 3 lí do nên SEO E-commerce sau đây để làm động lực học tập, thực hành SEO nhé!

Mà khoan đã! Nếu bạn quá lười đọc bài viết (vì nó dài gần 10 ngàn chữ) thì video dưới đây là dành cho bạn. Đây là phần 1 trong chuỗi video “Hướng Dẫn SEO Website Thương Mại Điện Tử”. Bấm để xem ngay bạn nhé!

3 Lý do nên triển khai SEO E-commerce

Có 3 lý do lớn nhất mà bạn nên triển khai SEO website bán hàng ngay lúc này:

1. SEO rất quan trọng để giúp khách hàng tìm thấy bạn

Có thể bạn chưa biết:

  • 44% chúng ta bắt đầu hành trình mua sắm online bằng thao tác tìm kiếm trên Google. (theo nChannel)
  • 37,5% lượng traffic vào các trang web bán hàng là từ các công cụ tìm kiếm (theo SEMrush)

Công nghệ đã và đang phát triển vượt bậc trong những năm qua, thay đổi cách người tiêu dùng mua sản phẩm. Tìm kiếm hiện là một phần không thể thiếu của quá trình ra quyết định mua hàng.

Cụ thể: 89% người tiêu dùng sử dụng công cụ tìm kiếm để thông báo quyết định mua hàng của họ.

Do đó, bỏ qua SEO có nghĩa là bạn đang chịu rủi ro khá lớn: bị bỏ qua trong hành trình mua hàng của khách hàng tiềm năng.

Hơn thế nữa, không giống với Quảng cáo, traffic từ SEO là…

2. Traffic dồi dào “miễn phí”

Tất nhiên sẽ vẫn có những chi phí liên quan đến việc thuê và duy trì đội ngũ hay SEO Agency.

Nhưng một chiến lược SEO thành công sẽ không tính phí mỗi nhấp chuột, không tính phí mỗi chuyển đổi, không tính phí mỗi lần hiển thị, đúng chứ?

Các doanh nghiệp lớn và vừa đều nỗ lực thực hiện SEO, tích hợp SEO với một chiến lược Marketing tổng thể, nhờ đó tiết kiệm được khá nhiều chi phí marketing.

Nếu không tin, bạn có thể đọc Case Study Tối ưu Chi Phí Marketing chỉ còn 3% của tôi tại đây. 

Lý do tạo đem lại được kết quả tuyệt vời này là nhờ hiệu quả “đường dài” của SEO như phần tiếp theo…

3. Hiệu quả SEO là dài hạn

SEO không có thời hạn sử dụng trong vài tuần hoặc vài tháng.

Với quảng cáo trả tiền, ngay khi bạn ngừng thanh toán, lượng truy cập sẽ giảm xuống. SEO vẫn cứ tiếp tục và liên tục tạo ra kết quả, làm việc cả ngày lẫn đêm.

Vì không phải lúc nào khách hàng cũng thấy được câu chuyện mà SEO đem lại, nên SEO không nhận được sự chú ý và ngân sách xứng đáng. Nhưng SEO có khả năng thúc đẩy doanh số bán hàng một cách xuất sắc kéo dài trong nhiều năm.

Vậy thì bây giờ bạn đã sẵn sàng để tối ưu SEO cho trang E-commerce chưa?

Nếu như bạn không có thời gian để đọc hết bài viết này, tôi khuyên rằng bạn nên đăng ký nhận email 5 Ngày Thuần Thục SEO E-Commerce căn bản để nhận kiến thức SEO Thương mại điện tử cô đọng theo từng bước triển khai mỗi ngày. 📩

Còn với bài viết chuyên sâu này, bạn nên chuẩn bị giấy bút để note lại thông tin cho dễ nhớ nhé!

Nào, hãy cùng tôi đi vào phần đầu tiên!

Phần 1. Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa SEO E-commerce

Trước khi đi vào nghiên cứu từ khóa, hãy cùng tìm hiểu xem từ khóa là gì nếu như bạn chưa biết.

Nói đơn giản, từ khóa là từ hoặc cụm từ bạn nhập vào ô tìm kiếm trước khi nhấn enter để xem kết quả tìm kiếm.

Nghiên cưu từ khóa E-Commerce
Nghiên cưu từ khóa E-Commerce

Đằng sau mỗi từ khóa đều ẩn chứa một ý định tìm kiếm của người dùng. Nghiên cứu từ khóa giúp doanh nghiệp xác định những từ khóa có “chất lượng cao” để tối ưu SEO sao cho đem về nhiều khách hàng tiềm năng nhất.

Nếu như bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về nghiên cứu từ khóa SEO “chất lượng” là như thế nào, bạn có thể xem bài hướng dẫn của tôi tại đây.

Còn bây giờ tôi sẽ đi vào hướng dẫn bạn sách nghiên cứu từ khóa cho website E-commerce

I. Phễu từ khóa (the keywords funnel)

Không biết bạn từng nghe về khái niệm: mục đích tìm kiếm, hay Search intent chưa?

Search Intent là mục đích tìm kiếm, là mong muốn ẩn sau truy vấn của người dùng khi chọn sử dụng từ khóa để tìm kiếm.

Để nghiên cứu được bộ từ khóa chất lượng, bạn cần hiểu mục đích ẩn sâu tìm kiếm của khách hàng là gì trước.

Vì Search Intent giúp bạn hiểu đúng mục đích tìm kiếm của người dùng. Nếu chọn lựa đúng các từ khóa chứa ý định mua sản phẩm, bạn sẽ tiếp cận đúng đối tượng khách hàng có nhu cầu mua sắm cao, tăng tỉ lệ chuyển đổi cao hơn!

Đây là điều quan trọng với SEO trang E-commerce.

Mà khách hàng có nhu cầu mua sắm cao là nhóm khách hàng tập trung dưới phễu AIDA.

Nếu bạn chưa biết thì AIDA là viết tắt của

  • Attention – Nhận thức
  • Interest – Thích thú
  • Desire – Khao khát
  • và Action – Hành động.

Phễu AIDA mô tả các bước mà khách hàng trải qua trong từ lúc nhận thức đến bước mua sản phẩm.

Khách hàng ở giai đoạn cuối phễu sẽ có nhu cầu mua sắm cao hơn so với đầu phễu, vì họ xác định được nhu cầu của mình và muốn thực hiện giao dịch với doanh nghiệp.

mô hình AIDA

Tiếp cận đúng search intent của khách hàng mở ra cơ hội nuôi dưỡng và chuyển đổi thành công. Vậy làm sao để xác định từ khóa nào mang đúng search intent bạn cần?

Tìm kiếm từ khóa chuyển đổi cao phù hợp

Khác với trang thông tin, blog, website thương mại điện tử là cửa hàng trực tuyến, cần tiếp cận với khách hàng có nhu cầu chuyển đổi cao.

Đặc điểm của từ khóa chuyển đổi cao như sau:

đặc điểm từ khóa có tỷ lệ chuyển đổi

Ví dụ cụ thể:

ví dụ từ khóa có tỷ lệ chuyển đổi cao

Vậy làm cách nào để tìm kiếm được những từ khóa chuyển đổi cao này?

Hãy truy cập Ahrefs, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm chỉ trong 4 bước sau đây:

  • Bước 1: Vào Ahrefs > Bỏ tên miền website đứng đầu ngành vào > Search  > Organic Keyword
search organic keyword
  • Bước 2: Chọn Volume > To: 5000 > Chọn Apply để lọc ra các từ khóa có ít lượt tìm kiếm, cụ thể trong trường hợp này là dưới 5000 lượt.
lọc organic keyword
  • Bước 3: Cần đảm bảo các từ khóa được chọn phải là từ khóa dài có trên 3 hoặc 4 chữ bằng cách lọc Word Count: From 3.

Sau nhấn Apply để lọc xong chọn Export để xuất file về máy.

keyword có volume
  • Bước 4: Mở file đã xuất, sử dụng tính năng sắp xếp từ A => Z trong Excel để sắp xếp và nhóm các keyword theo URL.
lọc keyword

Lưu ý:

  • Ở Bước 1, nếu bạn bỏ trang danh mục (category) là website.com/san-pham/ hoặc website.com/tin-tuc/ vào Ahrefs sẽ giúp lọc ra các keyword nhanh hơn.
  • Các URL sản phẩm sẽ có cấu trúc website.com/san-pham/san-pham-cu-the/.
  • Chú ý tới modifier keywords để tách biệt nhóm topic:
    • Intent của Modifier keywords này là gì?
    • Kiểm tra lại trên google cho phù hợp, search nhiều dạng từ khóa đồng nghĩa khác để cho chắc chắn
    • Ưu tiên những topic đứng top cao (top 1 – 3), thường sẽ phản ánh rõ ràng hơn Google đang ưa chuộng gì.
    • Dùng cả kinh nghiệm – kiến thức của mình để hiểu rõ về lĩnh vực. Đôi khi đối thủ chưa triển khai chứ không phải google trả về kết quả như vậy nên bạn phải theo như vậy 100%.
    • Thuật toán BERT giúp google hiểu keywords dài hơn rất nhiều (và gần đây thì xu hướng google cũng muốn tách ra các Intent riêng, thay vì gộp chung lại).

Thế nên hãy lọc ra các URL bắt đầu bằng website.com/san-pham/ để lọc nhanh các keyword sản phẩm có tỷ lệ chuyển đổi cao.

Tôi sẽ nói cụ thể ở phần tiếp theo.

Nhưng trước đó, bạn đừng quên lưu lại ngay Checklist 72 Tiêu chuẩn cần có cho website E-commerce, tôi đã thống kê tất cả những điều cần phải thực hiện giúp bạn nhanh chóng kiểm tra từng đầu công việc chiến lược cho Website bán hàng của mình.

checklist tiêu chuẩn

II. Vì sao trang Sản phẩm và Sub-Category quan trọng?

Sub-category (trang danh mục con) và product (trang sản phẩm) thuộc dạng intent purchase cao, ít cạnh tranh, nhanh chóng lên top hơn là category (trang danh mục). Cụ thể

1. Tỷ lệ chuyển đổi cao

Intent người dùng ở giai đoạn tìm kiếm từ khóa trang sản phẩm và sub-category (trang danh mục con) chủ yếu mang mục đích giao dịch.

Modifier càng cụ thể, ý định giao dịch càng cao, thế nên kết quả sẽ dẫn thẳng người tìm kiếm về trang danh mục con hoặc trang sản phẩm:

trang Sản phẩm và Sub-Category

2. Ít cạnh tranh

Các trang thương mại điện tử lớn sẽ thâu tóm từ khóa bằng phương pháp đi từ trên xuống theo phễu, bởi vì họ có nguồn lực lớn. Những doanh nghiệp Thương mại điện tử vừa và nhỏ nếu tối ưu từ dưới phễu lên sẽ dễ cạnh tranh hơn, nhanh chóng tiếp cận khách hàng có nhu cầu cao mà ít tốn nguồn lực lẫn thời gian triển khai hơn.

3. Tối ưu chi phí

Tất nhiên, khi tránh được cạnh tranh và chiến lược SEO đạt hiệu quả nhanh chóng, bạn sẽ tiết kiệm được một nguồn kinh phí lớn.

Để thực hiện điều này, bạn có thể kiểm tra xem với từ khóa mục tiêu, các trang TMĐT lớn nhất VN xem lên nhiều không? Nếu trang lớn lên nhiều mà các trang chuyên ngành lên top, chứng tỏ độ cạnh tranh ko cao, có thể triển khai category.

III. Lên thứ tự ưu tiên triển khai

Sau khi đã có trong tay bộ từ khóa chất lượng, chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc nên triển khai bộ từ khóa nào trước? Lên thứ tự ưu tiên rất quan trọng trong công việc hàng ngày, kể cả triển khai SEO cũng vậy.

Tối ưu SEO cho từ khóa đúng thứ tự quan trọng giúp bạn tiết kiệm thời gian và nhanh có kết quả. Vậy nên lựa chọn keyword hay topic triển khai theo thứ tự ưu tiên nào?

Câu trả lời là như sau:

  1. Chọn lọc những sản phẩm đem về giá trị đơn hàng cao nhất, lợi nhuận cao nhất để ưu tiên triển khai
  2. Chọn lọc những bộ từ khóa xoay quanh sản phẩm trên, có đặc điểm ít cạnh tranh, dễ lên top nhất, những từ khóa này tăng hạng nhanh nên không cần quá nhiều chi phí đầu tư và tiết kiệm thời gian triển khai.

Đối với các bộ từ khóa còn lại, hãy chọn lọc ra keyword modifier như tôi hướng dẫn và lên cấu trúc thông tin như phần tiếp theo đây!

Phần 2. Tạo cấu trúc thông tin website bán hàng

Nếu bạn đang xây dựng một trang web thương mại điện tử, cấu ​​trúc thông tin là điều bắt buộc.  Hiểu theo nghĩa đơn giản thì cấu trúc website (site architecture) là cách một trang web được sắp xếp và điều hướng.

Triển khai SEO và tối ưu từ khóa theo cấu trúc phân tầng giúp:

  • Tối ưu trải nghiệm người dùng trên trang
  • Dẫn dắt người dùng trên website tiến sâu hơn vào hành trình mua hàng, thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi
  • Website có cấu trúc đúng chính xác giúp Google dễ dàng hiểu rõ nội dung cấu trúc thông tin trong website.

Bạn có thể tham khảo 15 Checklist tối ưu cấu trúc thông tin tại đây để hiểu hơn về Cấu trúc trang web

Cách cấu trúc thông tin dành cho trang E-commerce chính là tập trung vào việc tạo “cấu trúc phẳng”, nghĩa là càng ít nhấp chuột để đi từ trang chủ đến trang sản phẩm càng tốt. Bằng cách này, lượng tối đa của “link juice” hay thẩm quyền, sẽ chuyển từ trang chủ đến trang sản phẩm của bạn thông qua các liên kết nội bộ.

Và bạn có thể lựa chọn giữa 2 cấu trúc tốt nhất: cấu trúc Silo – dành cho trang sản phẩm và Topic cluster – dành cho trang tin tức, blog.

Nếu bạn chưa biết về 2 khái niệm này, có thể đọc bài viết này của tôi về Cấu trúc Silo và Topic cluster để có hướng dẫn đầy đủ nhất, hoặc đọc phần chỉ dẫn đơn giản tiếp theo đây.

I. Cấu trúc Silo

Như tôi đã nói, cấu trúc thông tin tuyệt vời có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sử dụng, xếp hạng và chuyển đổi của trang web. Ngoài ra, việc lập cấu trúc phù hợp sẽ giúp mở rộng các dòng sản phẩm của bạn trong tương lai trở nên dễ dàng.

Điều này đặc biệt đúng với các trang web thương mại điện tử có cấu trúc silo.

phân tầng cấu trúc silo hiệu quả
Nhưng làm cách nào để phân tầng cấu trúc Silo hiệu quả nhất?

Tôi sẽ hướng dẫn bạn 2 cách đơn giản tôi thường áp dụng sau đây.

1. Dựa trên Keyword Modifier

Tôi đã giới thiệu về keyword modifier ở trên. Dựa trên file từ khóa đã tìm được ban đầu và cấu trúc Head – Body – Tail của từng keyword mà bạn có thể áp dụng phân tầng các keyword này theo phễu. Ví dụ như sau

Tầng Cấu trúc từ khóa Keyword ví dụ
Tầng 1 Từ khóa bao quát Gaming gear (phụ kiện chơi game)
Tầng 2 Head Bàn phím cơ
Tầng 3 Head – Body Bàn phím cơ Fuhlen
Tầng 4 Head – Body – Tail Bàn phím cơ Fuhlen SM680R
keyword modifier

2. Dựa trên đối thủ

3. Checklist tối ưu trải nghiệm người dùng

Checklist tối ưu trải nghiệm người dùng

II. Topic cluster

1. Topic Cluster là gì?

Topic cluster là một nhóm các trang web được liên kết với nhau. Chúng được xây dựng xung quanh một phần nội dung trụ cột nhắm mục tiêu một chủ đề rộng, được liên kết với một số trang có liên quan nhưng tập trung vào phạm vi hẹp hơn.

Mẫu topic cluster
Mẫu topic cluster website ngành phân phối cà phê

2. Vì sao nên sử dụng Topic Cluster cho SEO E-commerce?

Ngày nay, các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn các khái niệm liên quan đến ngữ nghĩa.

Các thuật toán tìm kiếm nâng cao hiện hiểu rõ hơn khi nhiều cụm từ tìm kiếm thực sự về cùng một thứ. Điều này có nghĩa là một phần nội dung nhắm mục tiêu một từ khóa có thể xếp hạng cho một số thuật ngữ liên quan khác.

Và Google (lẫn các công cụ tìm kiếm khác) muốn cung cấp cho người dùng các kết quả có thẩm quyền và đáng tin cậy.

Cách để thể hiện thẩm quyền của bạn với mọi người cũng như bot Google là liên tục tạo ra nội dung hữu ích và chính xác xung quanh một chủ đề, thay vì các nội dung đơn lẻ được nhắm mục tiêu đến các từ khóa cụ thể. Vậy nên:

  • Topic cluster giúp giữ chân khán giả trên website

Nếu bạn có nhiều nội dung liên quan đến sở thích của người dùng thì khả năng cao họ ở lại trang lâu hơn và tỉ lệ chuyển đổi cũng cao hơn

  • Giúp các trang liên kết với nhau tốt hơn

Tạo nội dung xoay quanh một chủ đề thường cải thiện thứ hạng tìm kiếm của các nội dung tương tự khác đã có trên trang web của bạn. Đôi lúc, việc này giúp website bạn nắm giữ nhiều thứ hạng trên SERPs cho cùng 1 chủ đề.

  • Giúp mang lại nhiều lưu lượng truy cập hơn. 

Thứ hạng càng cao thì traffic càng nhiều, đây là điều đương nhiên. Và khi hệ thống các bài viết liên quan được thiết lập thì người dùng sẽ yêu thích đọc thêm các bài viết khác nữa cùng chủ đề. Điều này tạo nên vòng lặp tăng trưởng cho website: truy cập > yêu thích, ở lại xem thêm > thứ hạng website tăng > có thêm người truy cập.

Cách triển khai topic cluster rất đơn giản, bạn có thể xem hướng dẫn của tôi trong bài viết chi tiết về topic cluster.

Hoặc xem nhanh qua video sau nhé!

Phần 3. Sáng tạo Content Website thương mại điện tử

I. Category Content

Nội dung category cho phép bạn xếp hạng cho các từ khóa có search volume cao nhất với mục đích thương mại. Các trang này thường được xây dựng để nhắm mục tiêu các từ khóa modifier thể hiện search intent khi bắt đầu hành trình của khách hàng.

Category nội thất gỗ của Baya
Category nội thất gỗ của Baya

Những yêu cầu cơ bản cho content category bao gồm:

  • H1 được tối ưu từ khóa
  • Meta description ngắn, tập trung vào ngữ cảnh
  • Bao gồm một hình ảnh phù hợp theo ngữ cảnh
  • Chỉ chứa các liên kết đến các trang Sub-category

Vì vậy, hãy ghi nhớ những điểm này khi bạn duyệt qua lựa chọn của tôi về các trang danh mục SEO có hiệu suất cao.

II. Sub-category content

Sub-category quan trọng không kém content trang category. Bởi vì cạnh tranh xếp hạng sub-category quan trọng gần như trang Category vì dù lượng tìm kiếm có thể ít hơn, nhưng mục đích thương mại sẽ lớn hơn.

Sub category content the Journey
Sub category content the Journey

III. Content trang sản phẩm

Nội dung trang sản phẩm quan trọng theo một cách khác.

Content này cần phải xây dựng niềm tin và sự tin tưởng đồng thời đem lại cho khách hàng mục tiêu của bạn về giá trị của sản phẩm.

Content sản phẩm của thế giới di dộng
Content sản phẩm của thế giới di dộng

Hơn thế nữa, bạn cần tập trung vào trải nghiệm trang sản phẩm của người dùng, cụ thể là nội dung nên được thiết kế và tích hợp theo cách thúc đẩy xếp hạng tự nhiên cho các từ khóa liên quan đến sản phẩm.

IV. Blog content

Viết blog đem về cho bạn lưu lượng truy cập lớn và cơ hội tốt để đem lại sự tin tưởng cho khách hàng. Bạn có thể tập trung vào các bài viết đánh giá, review top sản phẩm tốt trong ngành hoặc các sản phẩm hiện có, nhóm đối tượng khách hàng tìm kiếm nội dung này cũng có intent Giao dịch cao, đồng thời lại có thể khai thác link juice “chảy” về các trang sản phẩm.

Trang E-commerce điện máy xanh
Trang E-commerce cũng cần có các bài viết blog

V. Intent

Chiến lược nội dung của web E-commerce nên được tạo từ intent bằng cách hiểu người dùng đang ở đâu trong phễu khi họ nhập truy vấn tìm kiếm, và dẫn họ đến đúng nơi họ cần trên trang của bạn với loại content phù hợp. Ví dụ như:

Chiến lược nội dung của web E-commerce
Chiến lược nội dung của web E-commerce

Khách hàng khi tìm đến trang sản phẩm sẽ muốn xem những nội dung nào?

  1. Thêm tiêu đề hay, tập trung vào tên sản phẩm.
  2. Chèn mô tả sản phẩm phù hợp, độc đáo về sản phẩm: lưu ý đừng duplicate content nếu không muốn bị Google phạt.
  3. Thêm meta description hấp dẫn.
  4. Chọn URL tuyệt vời, dễ nhớ cho các trang sản phẩm.
  5. Thêm hình ảnh chất lượng cao, được tối ưu hóa tốt với ALT text thích hợp.
    Bao gồm tên sản phẩm trong ít nhất hình ảnh sản phẩm chính. Điều này sẽ giúp bạn làm tốt hơn trong tìm kiếm trực quan. Ngoài ra, đừng quên video – nếu có.

Để xem phương pháp chọn lọc intent đúng nhất của từ khóa, bạn có thể xem tại bài phân tích của tôi về Phương pháp áp dụng Search Intent cho SEO.

Phần 4. Phương pháp On-page trong SEO E-commerce

Nhắc đến SEO, không thể không nhắc đến On-page, vì On-page là yếu tố SEO rất quan trọng, đúng không nào?

I. Checklist On-page cơ bản

1. Chuẩn bị thông tin & content

Nhận đầy đủ bài viết, thông tin cần thiết để tối ưu bài viết cũng như review và bắt đầu quá trình tối ưu onpage tốt.

  • Chủ đề bài viết cần tối ưu.
  • Bộ từ khóa tối ưu chính và từ khóa SEO chính xác.
  • Thuộc phần phễu nào của website.
  • Các chủ đề liên quan, có mối quan hệ với chủ đề SEO chính.

2. Tối ưu heading 1

  • Thẻ Heading 1 phải để ở đầu và không có thẻ heading nào ở trên H1 cả. (cái này coi code và chỉnh chỉ một lần là được)
  • Chỉ có một thẻ heading 1 duy nhất
  • Chứa các từ khóa SEO dài
    • Không trùng với Url & Title bài.
    • Từ khóa phải đứng càng về gần góc bên trái thì càng tốt.
    • Keywords ở H1 thường có lượng search cao thứ 3 trong topic
  • Bao hàm toàn bộ ý của bài viết

3. Tối ưu subheading trong bài

  • Triển khai subheading
    • Thể hiện toàn bộ ý của đoạn văn đề cập.
    • Triển khai nhiều subheading càng tốt.
    • Mỗi subheading tối đa 230 chữ.
    • Nên chứa nhiều H2 & H3.
    • Đặt subheading theo bố cục đoạn văn. H3 ở trong H2, H4 ở trong H3,…
    • Với các phần Q&A, mỗi câu hỏi là một subheading 3 hoặc 4.
    • Số lượng heading phải ngang ngửa hoặc hơn so với đối thủ top 3
  • Tối ưu từ khóa vào subheading 2 và 3
    • Sử dụng một số từ khóa phụ chèn vào thẻ heading 2 và 3(bắt buộc có một từ trong heading 2).
    • Chèn tối thiểu 3 từ khóa.
    • Không được dùng từ khóa chính chèn trong các thẻ heading này
  • Chèn từ khóa semantic vào Heading 3-6
    • Cân nhắc có thể chèn các Keywords Semantic ở nội dung bài viết vào heading 3 – 6
    • Chèn tối thiểu 1 từ khóa

*Lưu ý: các từ khóa cần được chèn một cách tự nhiên và thu hút để tránh gây gián đoạn trải nghiệm của người đọc.

4. Tối ưu Title

  • Tối ưu Title bài viết
    • Title nên tham khảo điểm chung của đối thủ ở 5 vị trí top SERPs
    • Phải để title bao quát nội dung của trang
    • Title chứa từ khóa theo tiêu chuẩn:
      • Chứa từ khóa phụ nhưng bao gồm từ khóa chính
      • Chứa từ khóa phụ
      • Có một từ khóa nhiều lượng search và khó trong bộ từ khóa (thường lượng search cao đứng thứ 2)
      • Tên thương hiệu (nếu có thể)
    • Từ khóa phải đứng càng về gần góc bên trái thì càng tốt
    • Toàn bộ title phải có dấu.
    • Từ khóa ở trên tiêu đề không được giống chính xác 100% so với URL
  • Tối ưu CTR cho Title
    • Phải có tính từ mạnh mẽ.
    • Hiển thị số cụ thể (tùy trường hợp).
    • Có năm (tùy trường hợp)
    • Từ 50 – 60 kí tự.
    • Được nghiên cứu kỹ adwords (tùy trường hợp)

5. Tối ưu URL bài viết

  •  Chứa từ khóa trọng điểm (lượng search cao nhất hoặc thể hiện nội dung tổng thể của bài).
  •  URL phải ngắn hết sức có thể nhưng vẫn bao hàm toàn bộ ý càng tốt nhưng vẫn giữ đúng nghĩa
  •  Nếu như URL có thay đổi so với ban đầu, cần phải 301 redirect các URL cũ sang URL 7. Tối ưu cho hình ảnh
  • Triển khai cho hình ảnh đầu tiên: Chèn từ khóa chính xác muốn SEO, đại diện cho topic vào ảnh đầu tiên
  • Các hình ảnh kế tiếp: Có thể chèn các từ khóa sau:
    • Chèn từ khóa phụ, liên quan.
    • Thêm các từ khóa semantic
    • Chèn từ khóa mô tả bức hình.
  • Viết caption cho hình ảnh: Mô tả hình ảnh sao cho phù hợp bài viết & tối ưu cho người dùng.

Bạn có thể xem video hướng dẫn sau để hiểu cụ thể hơn:

6. Tối ưu Keywords Density & Semantic với Surfer SEO

  • Tối ưu content bằng Surfer SEO:
    • Words in body: Số từ cần có trong body
    • Words in paragraphs: Số từ cần có trong paragraph, thẻ <p>số từ</p>
    • Words in strong, b: Số từ cần có trong strong, thẻ <strong>số từ</strong>
    • Words in h2 to h6: số từ cần có trong H2-H6

Bạn có thể xem chi tiết tối ưu content bằng Surfer SEO tại đây:

7. Chèn từ khóa vào các vị trí quan trọng

  • Thêm từ khóa vào 100 chữ đầu tiên của bài viết
  • Chèn từ khóa vào Đoạn Kết thúc bài viết.

8. Tối ưu Meta Description

Meta description hay mô tả meta là đoạn mô tả nằm dưới title bài viết hiển thị trên SERPs.

vị trí meta description
Vị trí của meta description

Tôi đã có một bài viết hướng dẫn chi tiết về mô tả meta, từ khái niệm đến nhận diện meta kém chất lượng và cách tối ưu chi tiết, thu hút lượt truy cập cao, chính là bài trong hình trên ^^. Vậy nên cách tối ưu meta description cụ thể hãy nghiên cứu bài viết trên nhé!

II. Chi tiết Onpage từng trang quan trọng

1. On-page cho trang Category & Sub-category

Các trang danh mục (category) hoặc sub-cate không cần quá tập trung vào yếu tố onpage. Vì mức độ ảnh hưởng của Onpage sẽ không cao. Chủ yếu cần tập trung vào UX-UI, tối ưu ngang trên dưới, số lượng sản phẩm, Offsite

Onpage cơ bản

Nên tham khảo thị trường để xác định dạng format Title, URL, Meta Description thường được dùng nhất.

1. URL: Ngắn, có thể theo cấu trúc phần tầng của danh mục

VD: noithatrakhoi.com/bon-cau/bon-cau-inax.html

Hoặc cấu trúc url phẳng. VD: laptops.vn/dell-xps/

  • Cần ngắn gọn, xúc tích, chứa keyword chính

2. Title: Thường sẽ theo format:

Keyword chính + Tính từ miêu tả (giá rẻ, chính hãng, uy tín,…) + Brand name

* Độ dài: 50-60 kí tự, tối đa 568 pixel.

  • Tùy thuộc vào thị trường mà mình có cách đặt title khác nhau.

3. Meta Description: Thường sẽ theo format

Keyword chính + Tình từ miêu tả + Chính sách khuyến mãi/ưu đãi + Thông tin bổ sung (địa chỉ doanh nghiệp, thông tin doanh nghiệp/liên hệ) + CTA (Call to action – Kêu gọi hành động)

* Độ dài: 130 – 151 kí tự, tối đa 930 pixel.

VD: Bán Laptop Dell XPS Giá Rẻ Tại TPHCM. Ưu Đãi Trả Góp 0% + 1 Đổi 1 Trong 7 Ngày✅ Bảo Hành 12 Tháng + Freeship tại TPHCM. Xem ngay!

4. H1: Thường sử dụng keyword chính,

Tối ưu Bộ lọc

Một trong những vấn đề chính với các trang danh mục là số lượng các mục trong trang. Danh sách các sản phẩm quá dài không thể hấp dẫn hoặc hữu ích đối với những người có nhu cầu mua sắm nhanh gọn, hay những người không có thời gian để chọn lọc chúng.

Đây là lý do tại sao bộ lọc có tầm quan trọng chính như vậy – nhưng chỉ có 16% các trang web thương mại điện tử lớn được hiển thị cung cấp trải nghiệm lọc hợp lý tốt.

Dưới đây là một vài mẹo để làm sao cho đúng:

  • Đặt bộ lọc phía tay trái, tránh UX gây rối cho người dùng. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy rằng người dùng đôi khi sẽ nhầm bộ lọc bên trái và thanh công cụ trên cùng, thế nên cần có thêm checkbox để tránh nhầm lẫn cho khách hàng nhé.
Bộ lọc của Shopee
  • Một thanh công cụ ngang kết hợp cả bộ lọc và công cụ sắp xếp – điều này đã được chứng minh là có thể tránh các vấn đề đã nêu ở trên và cũng cho phép ảnh sản phẩm lớn hơn, tuy nhiên, do giới hạn về chiều rộng so với chiều dài của trang, phương pháp này chỉ hoạt động tốt cho vài doanh nghiệp có vài bộ lọc.
Thanh công cụ bao gồm sắp xếp kết hợp bộ lọc của Maison
Thanh công cụ bao gồm sắp xếp kết hợp bộ lọc của Maison

Ngoài ra, bạn cần am hiểu khách hàng lẫn sản phẩm của mình để tạo ra bộ lọc phù hợp. Ví dụ: nếu bạn bán thời trang nữ, bạn có thể nghiên cứu thị trường và nhận thấy rằng nhiều phụ nữ không thoải mái khi mặc áo không có tay, vậy bạn nên thêm tùy chọn“dài tay” hoặc “ngắn tay” vào bộ lọc.

Thiết kế chọn lọc

Trang E-commerce cần tập trung vào trải nghiệm người dùng với các thiết kế trang web rõ ràng và đơn giản. Biết đối tượng của bạn là ai và tạo hệ thống phân cấp trực quan, làm nổi bật các yếu tố quan trọng nhất bằng cách làm cho chúng lớn hơn và đặt chúng trên giao diện.

Thông tin sản phẩm hiển thị

Các trang này là kết quả của các trang danh mục hoặc kết quả tìm kiếm nội bộ. Điều quan trọng là tạo tiêu đề thông tin và rõ ràng cho người dùng bằng các mô tả ngắn.

Và các mô tả cũng cần phù hợp với đối tượng khách hàng. Ví dụ như trang thiết bị điện tử nên hiển thị các tính năng như sao đánh giá, chi tiết chính có dấu đầu dòng và dải băng quảng cáo đều đã được chứng minh là phổ biến. Trang thời trang, nên hiển thị tùy chọn màu sắc và kích thước.

Schema

Có thể tùy chọn schema JSON-ld (từng trang) hoặc schema microdata (auto toàn site). Bạn có thể sử dụng mẫu schema từ Google dành riêng cho trang Thương mại điện tử ở đây và chèn vào mục Schema nhé!

2. On-page cho trang sản phẩm

Các trang sản phẩm cần tối ưu chi tiết hơn, cần đảm bảo đầy đủ thông tin & trải nghiệm của người dùng. Sản phẩm được tối ưu tốt & đồng bộ sẽ giúp:

  1. Toàn bộ danh mục tổng mạnh hơn (Internal link trỏ từ sản phẩm với số lượng lớn chất lượng hơn)
  2. Đảm bảo trải nghiệm người dùng ở mức cao nhất => Người dùng được cung cấp thông tin tốt và chi tiết nhất ở mọi trang sản phẩm trên website.
  3. Làm rõ chủ đề (theme) của website, tăng độ trust (DR) tổng thể của website trong lĩnh vực chuyên ngành.

Vậy nên đây là hướng dẫn onpage cụ thể cho trang sản phẩm:

Onpage cơ bản

Cụ thể hơn Onpage cơ bản cho trang danh mục.

  • Cấu trúc, format Onpage cơ bản thường chi tiết và nêu rõ đặc điểm sản phẩm.

VD: Dell XPS 13 9360 i5-7200/ RAM 4GB/ SSD 256GB/ 14 inch hoặc vòi sen TOTO TCF-201 Nóng lạnh Tự động

  • Format chung: Tên sp + thông số (cấu hình/thuộc tính) + tính từ miêu tả (Có hoặc Ko) + Brandname (Có hoặc Ko)

* URL, H1: Giống Category (thường sẽ giống đối thủ trong ngành)

* MetaDescription: Tùy thuộc vào thị trường mà nên có 1 format metadescription khác nhau. (VD: Metadescription chuyên mô tả về thông số sản phẩm, mô tả về chính sách khuyến mãi, mô tả tính năng, công dụng,….).

Format chung: Tên sp + Thông số/tính năng nổi bật + Chính sách/Ưu đãi + CTA.

VD: Dell XPS 13 9360 i5-i7 gen 6th/ RAM 4-8GB/ SSD 256-512 GB/ 14 inch. Giá rẻ: 17.300.000đ. 1 Đổi 1 trong 7 ngày + Bảo hành 12 tháng. Mua ngay!

Tối ưu Hình ảnh, Video

Tối ưu full hình ảnh, video unique (có đầy đủ logo, watermark) chuẩn SEO.

– Đẩy đủ Geotags, các trường dữ liệu metadata

– Tối ưu tên & Alt hình ảnh mô tả chi tiết nội dung hình ảnh hiển thị => Rải đều bộ keyword SEO vào alt, caption hình ảnh

– Chứa hình ảnh thực tế đối vs thị trường cạnh tranh cao

Triển khai Schema: Tương tự với Schema của trang Category.

Tìm kiếm bổ sung đầy đủ các từ khóa miêu tả/yếu tố liên quan đến sản phẩm – thông tin FACT, như thông số, tính năng nổi bật, từ ngữ chuyên ngành. Giúp Google nhận diện và hiểu rõ hơn về chủ đề đang được nói đến.

Tối ưu H2-H4: tương tự tối ưu Category
Blockquote, strong, code, density, SurferSEO

 

  • Blockquote: Tiêu chuẩn giống GTV. Giúp nhấn mạnh cho người dùng những thông tin mang đến giá trị cao. VD: cấu hình, hiệu năng, tính năng nổi bật của sp.
  • Strong,code: Tiêu chuẩn giống GTV. Đa dạng keyword strong (dựa vào bộ keyword SEO)
  • Density: Tiêu chuẩn giống GTV
  • SurferSEO: Tiêu chuẩn giống GTV

Phần 5. Phương pháp tối ưu “ngang-trên-dưới”

Có thể bạn chưa biết về ngang-trên-dưới, phương pháp tối ưu tổng thể dành cho trang E-commerce mà GTV SEO áp dụng dành riêng cho khách hàng Thương mại điện tử.

1. Tối ưu ngang-trên-dưới là gì?

Tối ưu ngang-trên-dưới là tối ưu tổng thể website theo cấu trúc hiện có.

Ví dụ như bạn đang có 1 category là Giày Hunter nam, bạn muốn thúc đẩy category này, bạn sẽ mượn sức mạnh của toàn bộ các sản phẩm thuộc danh mục này cũng như sức mạnh của toàn bộ các danh mục ngang cấp lẫn trên cấp của nó bao gồm:

  • Ngang: Giày chạy bộ, Giày đá banh, Giày tây
  • Trên: Giày nam
  • Dưới: Giày Biti’s Hunter X Americano, Giày Biti’s Hunter Street Americano, Giày Biti’s Hunter Layered Upper, Giày Biti’s Hunter X – Summer 2K19,…

Khi các trang liên quan này mạnh lên, thì internal link trỏ từ những URL này cũng sẽ giúp trang Giày Hunter nam mạnh hơn.

Phương pháp này giúp tối ưu tổng thể website, tăng độ uy tín, trust (DR) tổng thể & làm rõ chuyên ngành của website.

Hơn nữa phương pháp này còn giúp đảm bảo trải nghiệm người dùng ở mức cao nhất, bổ trợ chất lượng internal links và giúp thúc đẩy sản phẩm SEO & danh mục SEO tốt hơn – đặc biệt là các trang E-commerce lớn.

2. Chi tiết triển khai

Hạng mục triển khai Tiêu chuẩn
Onpage tổng thể Giống với Onpage sản phẩm & danh mục đã liệt kê ở trên. Nên bổ sung đầy đủ hình ảnh & video unique (nếu thị trường cần)
Internal links Tất cả sản phẩm thuộc 1 danh mục đều có link trỏ đến danh mục đó.
Schema Đối vs các trang E-commerce vừa & lớn, nên sử dụng schema Microdata để đồng bộ sản phẩm trên website, đảm bảo đạt chất lượng schema ở mức ổn & tập trung bổ sung Schema JSON-ld ở những URL trọng điểm

Tôi đã từng viết 1 bài hướng dẫn rất cụ thể về Link Juice – phương pháp đi backlink cực kỳ hữu hiệu trong SEO, đặc biệt là SEO E-Commerce. Nhưng trong bài viết này, tôi vẫn sẽ nói sơ lại về khái niệm và cách đi link juice hiệu quả nhất cho bạn.

Theo dõi nhé!

Một phần quan trọng của thuật toán SEO là số lượng và chất lượng của các liên kết đến trang web, cũng như số lượng internal link trong website. Điều này không chỉ đúng riêng với trang E-commerce.

Ví dụ dễ hiểu: Nếu bạn có trang A, và trang B là trang có thẩm quyền, chất lượng cao đi liên kết dẫn về trang A, thì link juice chính là sức mạnh “chảy” từ trang B đến trang A, giúp trang A xếp hạng cao hơn trên Google. Càng nhiều trang (và các trang có chất lượng càng cao) liên kết đến trang A, thì trang A càng có nhiều liên kết và nó sẽ có xu hướng xếp hạng cao hơn trên Google.

Và juice cũng cần được phân bổ giữa các trang trong nội bộ website để giúp những trang bạn muốn rank hạng nhanh chóng tăng hạng hơn.

Một cấu trúc liên kết nội bộ mạnh mẽ giúp lan truyền nguồn liên kết từ các trang có thẩm quyền cao trên toàn bộ trang web và giúp các công cụ tìm kiếm khám phá nội dung liên quan dễ dàng hơn. Vậy làm cách nào để thực hiện điều này?

Bạn có thể khai thác Link juice thông qua:

  1. Internal link
  • Liên kết chéo giữa các trang sản phẩm và nếu bạn có blog, hãy liên kết chéo giữa các bài đăng trên blog của bạn với các trang danh mục và sản phẩm nếu thích hợp.
  • Liên kết trên các anchor text mô tả thay vì “tìm hiểu thêm” hoặc “nhấp vào đây”.
  • Viết nội dung hướng dẫn xung quanh các sản phẩm bạn bán – mẹo, hướng dẫn phong cách, loạt bài hướng dẫn, v.v.
  1. External link
  • Sử dụng từ khóa trong các bài đăng trên mạng xã hội và khuyến khích nhấp qua nội dung trang web của bạn.
  • Khai thác tối đa quan hệ đối tác mà bạn có, các nhóm bạn là thành viên, tổ chức từ thiện mà bạn hỗ trợ, v.v. – nếu họ chưa liên kết với bạn, hãy yêu cầu họ thêm liên kết vào trang web của bạn.
  • Hợp tác với những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội hàng đầu trong danh mục của bạn để tiếp cận nhiều đối tượng hơn.
  • Thêm thẻ hreflang cho các trang web quốc tế
  • Triển khai link reclamation (tìm và sửa chữa các liên kết cũ trỏ đến các trang web)
  • Tạo ra các nội dung đáng để liên kết (kỹ thuật skyscraper)
  • Sử dụng email marketing

Cụ thể hơn các cách thực hiện kể trên, bạn có thể tìm hiểu chi tiết tại bài viết Link Juice nhé!

Một chiến lược internal link hiệu quả có thể giúp bổ trợ và kéo hàng loạt các bài khác lên cùng.

Bên cạnh khai thác sức mạnh Link juice, vẫn còn những chiến lược đi internal link rất hay cho trang E-Commerce mà khi đọc, chắc chắn bạn sẽ thốt lên “ồ, mình từng thấy trang X/web Y triển khai cái này rồi!”

Bởi vì đây đều là những chiến lược internal link đơn giản và cực kỳ hữu hiệu, website nào cũng dễ dàng thực hiện. Hãy xem nhé

1. Gợi ý những sản phẩm liên quan

Bao gồm một phần cho các sản phẩm có liên quan trên mỗi trang sản phẩm của bạn có thể giúp cải thiện thứ hạng tìm kiếm của chúng, vì các liên kết này được coi là các phiếu bầu rất phù hợp, đặc biệt nếu các cụm từ khóa phong phú được sử dụng làm văn bản liên kết của liên kết.

gợi ý sản phẩm từ tiki
Mục gợi ý sản phẩm rất hay từ Tiki

Bằng cách nào đó, có thể cải thiện doanh số bán hàng khi các trang của bạn đề xuất các sản phẩm liên quan khác có thể được họ quan tâm. Tuy nhiên, phương pháp này đôi khi có thể khiến khách truy cập của bạn mất tập trung, tùy thuộc vào vị trí của nó.

2. Các trang danh mục nên liên kết đến các sản phẩm có Anchor Text giàu từ khóa

Ví dụ như, hãy nhìn trang danh mục Giày Nam của Bitis, bạn sẽ thấy họ liên kết đến trang sản phẩm với văn bản liên kết luôn bao gồm “Giày thể thao nam”

Danh mục giày Bitis

3. Tạo bài viết so sánh sản phẩm

So sánh các sản phẩm hàng đầu của bạn sẽ giúp khách truy cập của bạn đưa ra quyết định sáng suốt trong việc mua hàng và nó cũng tạo ra các liên kết nội bộ có liên quan cao đến các sản phẩm hàng đầu của bạn.

Các bài viết review/so sánh cũng thường có lượng tìm kiếm cao, traffic chuyển đổi tốt và tránh được đối thủ mạnh.

bài viết so sánh sản phẩm trên e-commerce
Bài viết review của Viettel Store có lượng truy cập rất cao

Lưu ý:

  • Trong quá trình triển khai chiến lược backlink cần cân bằng sức mạnh link cẩn thận, tránh mất cân bằng nguồn lực link.
  • Các backlink cần được dẫn dắt có sự liên quan đồng nhất với theme trọng điểm của category, tránh làm mất trải nghiệm người dùng.

Phần 7. Các kỹ thuật SEO khác

Ngoài các yếu tố SEO quan trọng kể trên, vẫn còn các kỹ thuật SEO đem lại hiệu quả SEO E-Commerce rất cao, mà tôi sẽ hướng dẫn bạn ngay sau đây.

Đây đã là phần cuối cùng trong bộ hướng dẫn SEO trang bán hàng cụ thể rồi, đừng nản nhé!

Nào, hãy cùng xem các bước SEO còn lại!

I. Checklist Technical SEO cho trang E-Commerce

Một chiến lược audit Technical SEO cơ bản cần đảm bảo những điều như sau:

  1. Sử dụng công cụ Google Search Console để hỗ trợ audit
  2. Tối ưu Page Speed – Gia tăng tốc độ truy cập website nhằm cải thiện trải nghiệm người dùng
  3. Audit Mobile – International: Cách thức Gia tăng đáng kể mức độ thân thiện website với trải nghiệm người dùng.
  4. Tối ưu Sitemaps website – Giúp bộ máy tìm kiếm Google hiểu rõ cấu trúc website  (tôi đã hướng dẫn cho SEO E-Commerce ở trên)
  5. Audit File Robot txt – Thúc đẩy Googlebot index các trang web trên Google
  6. Semantic Video/ Image – Chuẩn hóa khai báo nguồn tư liệu video, hình ảnh trên website.
  7. Audit Technical Meta Tag Responsive – Kiểm tra tổng thể thẻ Tiêu đề giúp Google phân biệt nội dung trang web.
  8. Audit HTPPs – Cải thiện độ tín nhiệm của website trước mắt Google

Đây là các yêu cầu audit technical cơ bản cho SEO web nói chung và trang E-Commerce nói riêng.

II. Triển khai Entity & Local SEO

1. Checklist SEO Local

Các nhà bán lẻ có địa điểm cố định cũng sẽ muốn tối ưu hóa sự hiện diện của từng cửa hàng trên các công cụ tìm kiếm.

Bạn có thể tạo Local SEO bằng quy trình 7 Bước SEO Google Map mà GTV SEO thường sử dụng hiệu quả như sau:

checklist seo local

Bên cạnh đó, cũng như các trang web khác, các trang thương mại điện tử cũng có những lợi thế và hạn chế sẽ gặp phải khi triển khai SEO. Mà trong đó phổ biến nhất là các lỗi content, lỗi trang… vì website thương mại điện tử thường có rất nhiều trang sản phẩm, mô tả sản phẩm vừa ngắn vừa dễ tương tự lẫn nhau gây nên duplicate hay thin content.

Vậy nên dưới đây là cách khắc phục 4 vấn đề thường gặp về SEO kỹ thuật trên các trang web thương mại điện tử.

2. Xử lý 4 lỗi Technical SEO E-Commerce thường gặp

Chuyển cái này sang infographic là được. Bỏ đi các mục lý do và phần ảnh hưởng mà chỉ tập trung vào “how”. Có thể làm một video riêng giải thích lý do đính kèm.

Vấn đề 1: Quá nhiều trang

Có đến hàng nghìn trang trên website nhưng lại cần đảm bảo nội dung mỗi trang đều “độc đáo”, “độc nhất” để tránh duplicate content là một cơn ác mộng thật sự với các content writer lẫn SEO-er.

lỗi technical seo e-commerce
Cùng 1 mẫu giày nhưng dẫn về 4 trang riêng vì… màu khác nhau, hơi cực 🙂

Để xử lý vấn đề này, đầu tiên bạn cần xác định các trang mà bạn có thể xóa hoặc ngăn lập chỉ mục… mà không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

Theo kinh nghiệm của tôi, 80% doanh số của một trang web thương mại điện tử đến từ 20% sản phẩm của trang (nguyên tắc 80/20 tại nơi làm việc, đây là nguyên tắc tôi rất yêu thích).

Và khoảng 25% trang sản phẩm thương mại điện tử thường không tạo ra BẤT KỲ doanh số bán hàng nào trong năm.

Thay vì cố gắng cải thiện những trang này trong vô vọng, tốt nhất bạn nên xóa, hoặc không lập chỉ mục, hoặc kết hợp chúng thành một “siêu trang”.

Nhưng trước khi bạn thực sự xóa bất kỳ thứ gì, hãy kiểm tra Google Analytics để đảm bảo rằng các trang này có thật sự không mang lại bất kỳ lưu lượng truy cập nào hay không nhé.

Thông tin trên Google Analytics
Thông tin trên Google Analytics

Nếu một trang không đưa khách truy cập đến website hay tạo ra doanh thu, bạn nên tự hỏi lại: mục đích của trang này là gì? Và đưa ra quyết định phù hợp.

Sau khi đã xóa các trang thừa bạn có thể sửa chữa và cải thiện các trang còn lại.

Vấn đề 2: Duplicate Content (Nội dung trùng lặp)

Nội dung trùng lặp là một trong những vấn đề SEO thương mại điện tử phổ biến nhất trên hành tinh. Và đó là một thứ có thể đưa trang web của bạn vào kết quả tìm kiếm của Google (nhờ Google Panda).

Bước đầu tiên bạn cần làm là xác định các trang đang gây ra các vấn đề về duplicate content, không mang lại lưu lượng truy cập và ngăn các bot Google lập chỉ mục.

Sau khi bạn đã không lập chỉ mục tất cả các URL cần phải truy cập, đã đến lúc khai báo thẻ (“rel = canonical”). Đây chính là một trong những cách khắc phục lỗi Duplicate Content hiệu quả

Thẻ canonical chỉ cho các công cụ tìm kiếm biết rằng các trang nhất định là duplicate hoặc các biến thể nhỏ của một trang khác. Khi công cụ tìm kiếm nhìn thấy thẻ canonical trên một trang, chúng biết rằng họ không nên coi đó là một trang độc nhất.

dùng thẻ canonical phân biệt duplicate và trang gốc

(Việc chuẩn hóa không chỉ giải quyết các vấn đề về nội dung trùng lặp mà còn giúp làm cho các backlink của bạn có giá trị hơn. Đó là vì các liên kết trỏ đến một số URL khác nhau được định tuyến lại thành một URL duy nhất, làm cho các liên kết đó trở nên mạnh mẽ hơn).

Cuối cùng là bước viết nội dung độc đáo (unique content) cho tất cả các trang mà bạn chưa lập chỉ mục hoặc thiết lập bằng các URL chuẩn.

Tôi biết mà, đây là một công việc khó khăn (đặc biệt là đối với một trang web thương mại điện tử có hàng nghìn trăm sản phẩm). Nhưng đó là điều bắt buộc phải làm nếu bạn muốn cạnh tranh với những đối thủ mạnh như tiki, shopee hay lazada.

Để làm cho quá trình dễ dàng hơn, tôi khuyên bạn nên tạo mẫu cho các mô tả sản phẩm và trang danh mục (Tôi sẽ có một mẫu ví dụ cho bạn trong phần tiếp sau đây).

Vấn đề 3: Thin Content – Nội dung mỏng

Nội dung mỏng là một vấn đề kỹ thuật SEO phổ biến khác mà các trang web thương mại điện tử phải đối phó. Bởi vì mô tả sản phẩm thường không cần quá dài, mà khi bạn có tới cả trăm sản phẩm, để đảm bảo cả số lượng chữ vừa đảm bảo chất lượng content đôi lúc là quá khó khăn.

Nhưng đừng nhầm lẫn, tôi không khuyến khích duy trì tình trạng thin content. 

Các trang thương mại điện tử lớn như Tiki, Shopee, Lazada thường khuyến khích nhà bán viết mô tả nội dung dài trên 1500 từ để tránh bị phạt vì thin content.

viết mô tả sản phẩm từ tiki
Hướng dẫn viết mô tả sản phẩm từ Tiki

Đầu tiên, bạn muốn xác định các trang trên trang web của mình có nội dung mỏng.

Bạn có thể sử dụng Surfer SEO hoặc Screaming Frog để xem trang nào có nội dung ít hơn 2500 chữ.

Khi bạn đã xác định được các trang có nội dung mỏng, đã đến lúc tạo hàng loạt chúng bằng nội dung độc đáo, chất lượng cao. Các mẫu làm cho quá trình này diễn ra nhanh hơn đáng kể.

Đây là mẫu ví dụ cho mô tả trang sản phẩm:

Teamplate content sản phẩm
Teamplate content sản phẩm
Vấn đề 4: Tốc độ trang web

Tốc độ trang web là một trong số ít các tín hiệu mà Google đã công khai rằng họ sử dụng như một phần của thuật toán của mình.

Nhưng tốc độ trang web không chỉ quan trọng đối với SEO thương mại điện tử: nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của bạn.

Nghiên cứu của Radware cho thấy thời gian tải chậm có thể làm tăng lượng bỏ qua mua sắm lên đến 29,8%.

Để tăng tốc độ tải trang, bạn có thể nâng cấp dịch vụ lưu trữ hoặc tối ưu hóa kích thước tệp hình ảnh bằng cách nén ảnh.

Bạn có thể xem thêm cách tăng tốc độ website trong video dưới đây nhé!

3. Triển khai Social & Citation

Citation là một trong những yếu tố quan trọng trong SEO Local, là việc cung cấp thông tin NAP (Name – Address – Phone) doanh nghiệp trên website và các mạng xã hội. Triển khai này giúp Google tin tưởng rằng website bạn là trang có thẩm quyền, mà độ trust cao hơn thì khả năng thăng hạng cũng cao hơn!

Vậy nên bạn cần chuẩn bị những thông tin như sau:

  • Tên doanh nghiệp
  • Địa chỉ
  • Số điện thoại (hotline)
  • Email liên hệ
  • Địa chỉ trang web (thường là URL bạn cần SEO)
  • Mô tả ngắn (<140 chữ), giới thiệu về doanh nghiệp bạn
  • Mô tả dài (>200 chữ), nội dung cũng là giới thiệu doanh nghiệp

Sau đó bạn cầm những thông tin này phát tán ở những trang mạng xã hội lớn như Google My Business, Pinterest, Flickr, Imgur,… nhé!

Bạn có thể xem hướng dẫn cụ thể của tôi trong bài viết này để triển khai SEO Google Map hoàn thiện hơn.

Kết luận

Chúc mừng! Bạn đã hoàn thành bài học SEO E-Commerce!

Với tất cả những nỗ lực này, chắc chắn bạn sẽ đạt được những thành quả đáng mong đợi.

Hy vọng bài viết chuyên sâu hướng dẫn cách SEO website bán hàng này đã cung cấp đủ những thông tin bạn cần. Nếu có thắc mắc gì, đừng ngần ngại đặt câu hỏi tại Cộng đồng SEO để cùng tham gia thảo luận nhé!

Chúc bạn thành công!

có thể bạn quan tâm

Posted

in

by