Tôi hiểu rằng, sau khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ giao diện website, content. Lúc này, bạn sẽ bắt đầu gặp khó khăn trong việc phân tích website đối thủ cạnh tranh trong Search Engine Optimization.
Bạn sẽ không biết rằng mình sẽ phải đầu tư bao nhiêu chi phí; thời gian hay công sức vào một số bộ từ khóa nhất định. Để bạn có thể chiến thắng đối thủ cạnh tranh và cho phép bạn leo lên vị trí top 1 Google trong thị trường kinh doanh của bạn.
Ở đây tôi để cho bạn xem cách phân tích website đối thủ cạnh tranh trong SEO mới nhất 2022. Trước khi vào vấn đề chính, tôi cũng sẽ nói một thông tin lưu ý nhỏ bạn cần phải biết dưới đây!
Bắt đầu thôi!
Mà khoan đã! Nếu bạn quá chán với một bài viết đầy lý thuyết thì video thực tế “Phân tích SEO từ A – Z website VietNix” này là dành cho bạn. Bấm vào xem ngay nhé!
Phân tích website để làm gì?
Trước khi đi vào vấn đề chính của bài chia sẻ hôm nay, tôi muốn đề cập đến những lợi ích thiết thực mà việc phân tích website mang đến cho doanh nghiệp để bạn có thể hiểu được tầm quan trọng của công việc này:
- Từ việc phân tích website, bạn sẽ có được nguồn dữ liệu, thông tin chi tiết về khách hàng, đối thủ. Mà thông qua các dữ liệu này, bạn có thể đánh giá và đưa ra các chiến lược tiếp cận khách hàng tốt hơn.
- Phân tích website giúp bạn hiểu rõ hơn về khách hàng của mình, biết được chính xác hành vi người dùng khi đến với website. Nội dung nào đang thu hút họ, nội dung nào đang bị bỏ qua để từ đó điều chỉnh cho phù hợp.
- Phân tích website giúp bạn nhìn nhận và đánh giá khách quan kết quả từ các chiến lược mà mình đã thực hiện như: SEO, quảng cáo, truyền thông. Từ đó rút kinh nghiệm, cũng như có kế hoạch để phát huy hay cải thiện các chiến lược để ngày càng tối ưu hóa website.
- Việc phân tích website chính là nền tảng để bạn có thể gia tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, tăng doanh số cho công ty.
Không tin tưởng 100% công cụ phân tích website!
Một điều tôi cần bạn phải luôn ghi nhớ, đó chính là …
ĐỪNG BAO GIỜ phụ thuộc quá nhiều vào một công cụ phân tích đánh giá trang web hay đánh giá thị trường nào!
Đơn giản bởi vì ngay cả những người SEO dày dạn thời gian kinh nghiệm nhất khi tự bản thân họ phân tích đối thủ SEO. Họ cũng không thể nào đưa ra những thông tin đánh giá; nghiên cứu thông tin chính xác 100%. Huống chi đây chỉ là những công cụ phân tích máy móc.
Không những vậy, như tôi đã đề cập ở trên. Mỗi ngày trôi qua, Google không ngừng thay đổi, cập nhật những thuật toán tìm kiếm. Trong khi các công cụ phân tích SEO này chỉ phân tích đối thủ SEO cạnh tranh trên thị trường dựa trên số lượng liên kết backlink, điểm DA, PA, DR, UR, TF, CF không thật sự có ý nghĩa.
Trong quy trình làm SEO của bản thân, tôi luôn cố gắng kiểm tra backlink website chất lượng cũng như tìm cách tối ưu anchor text hiệu quả. Chứ không để tâm nhiều đến các chỉ số trên.
Đánh giá độ chính xác của các công cụ phân tích website
Tôi sẽ chứng minh cho bạn thấy bằng ví dụ sau đây
Truy cập vào kwfinder.com, đăng nhập và tìm kiếm từ khóa “dịch vụ seo”. Sau đó chọn địa điểm “Vietnam” và ngôn ngữ “vietnamese” bạn sẽ có được kết quả sau:
Bạn có thể nhìn thấy, độ khó của thị trường kinh doanh về dịch vụ SEO web chỉ có 28. Nhưng sự thật là tôi bắt đầu làm SEO thị trường này con số này lên đến 45! Bởi đơn giản, các công cụ phân tích này chỉ dựa trên các chỉ số thông tin DA, PA, số backlink trỏ tới, lượng chia sẻ trên mạng xã hội là chủ yếu.
Nên vì vậy, nếu như trang của đối thủ chưa được MOZ cập nhập DA thì bạn rất có khả năng cao đã nghiên cứu, đánh giá sai hoàn toàn các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Ở trên là hình ảnh khi website tôi chưa cập nhập DA, và DA còn rất thấp.
Nếu như bạn không biết. Moz hiện nay cập nhập các chỉ số trung bình từ 1-4 tháng, và thậm chí cao hơn. (Gtvseo của tôi phải mất 6 tháng moz mới cập nhập). Vì vậy, đừng quá tin tưởng vào moz nữa nhé!
Và tương tự đối với công cụ Ahrefs cũng vậy, độ khó của “dịch vụ seo” chỉ có 40.
Tôi sẽ cho bạn một ví dụ khác về bộ keywords tôi làm đó là về topic liên quan tới “Laptop cũ tphcm”.
Như bạn có thể thấy, độ khó của từ khóa “laptop cũ tphcm” được công cụ Ahrefs đánh giá khá cao với số điểm 45. Nhưng trên thực tế, khi tôi thực hiện SEO cho bộ từ khóa này lên top 1 thì công sức, thời gian, và chi phí mà tôi bỏ ra cho nó chỉ bằng 1/3 của từ khóa “dịch vụ seo” có độ khó là 28 ở trên.
Không dừng lại ở đó, tôi chỉ cần sử dụng tầm 30 domain là có thể lên top từ khóa “laptop cũ tphcm”. Trong khi số lượng domain mà tôi sử dụng cho gtvseo lên đến hơn 70.
Bạn có thể vào website www.vitinhtranphu.com/laptop-cu-gia-re-tphcm để phân tích Onpage SEO, Offpage SEO và rồi bạn sẽ thấy một điều. Tôi không tối ưu bất kì một sản phẩm Onpage SEO nào quá “đẳng cấp cả”. Chỉ là một content được tối ưu URL, Title và H1 tốt mà thôi.
Còn tất cả sự “tinh túy” còn lại là cách tôi làm trong backlink và Anchor Text, tôi cũng sẽ nói cho bạn một phần rõ cách tôi làm trong bài viết này. Thành thật mà nói, bạn sẽ chẳng bao giờ thành công được trong SEO nếu như cứ dựa vào những chỉ số, những con số được công cụ phân tích website đối thủ cung cấp.
Bởi vì trong công cụ Ahrefs (lẫn các công cụ phân tích website đối thủ cạnh tranh khác) thì có những chỉ số thông tin bạn nên chú ý nhưng cũng có loại chỉ khiến bạn càng mắc thêm sai lầm nếu tin theo nó.
Hãy coi thêm bài viết “Ahrefs là gì? Giải thích các chỉ số Ahrefs từ A-Z” để bạn nắm vững các yếu tố quan trọng khi sử dụng Ahrefs nhé.
Cần làm gì để phân tích đối thủ SEO?
Hầu hết những chỉ số trong các công cụ phân tích SEO (bao gồm Ahrefs, Moz, Majestic SEO ,…) đều có thể dùng SEO blackhat để giúp tăng chỉ số. Đó cũng chính là một trong những lí do vì sao mà website của bạn dù có các chỉ số DA, PA, DR, UR, TF, CF cao hơn hẳn đối thủ nhưng vẫn không thể nào lên top như họ được.
Điều quan trọng nhất đó là CÁCH BẠN SỬ DỤNG những chiến lược SEO ra sao? Từ SEO Onpage tới SEO Offpage, chứ không phải bạn tập trung vào những con số của các công cụ phân tích. Đơn giản đó là những yếu tố có thì tốt, không có thì cũng chẳng sao cả.
Đây chính là điều tôi muốn lưu ý đến những ai quan tâm đến cách phân tích đối thủ SEO cạnh tranh trên thị trường phục vụ cho công việc SEO một dự án, SEO cho chính trang web của bạn, SEO cho sản phẩm thương hiệu kinh doanh và doanh nghiệp của bạn hay lập một kế hoạch quảng cáo Digital Marketing cụ thể nhằm tiếp cận khách hàng.
Bây giờ thì chúng ta bắt đầu ngay thôi, cách phân tích website đối thủ cạnh tranh SEO trong năm 2022.
Tại sao phân tích đối thủ SEO dựa vào SEO Offpage là chủ yếu?
Ở phần này, tôi sẽ tập trung phân tích chủ yếu dựa trên Offpage SEO, bởi vì những lí do:
- Tôi KHÔNG QUÁ XUẤT SẮC về lĩnh vực SEO Onpage mà tôi GIỎI NHẤT ở Offpage SEO. Nếu bạn đã theo dõi tôi trong một khoảng thời gian, bạn có thể biết được rằng vào thời điểm gtvseo.com lên top từ “dịch vụ seo”, nó có rất ít lượt truy cập của khách hàng đến website và đa phần trong số đó đều là tôi truy cập.
Đơn giản bởi vì tôi chỉ có duy nhất một bài giới thiệu về dịch vụ. Mà không có bất kì một blog, tin tức hay cấu trúc trang web gì. Khác với thời điểm hiện tại, khi tôi bắt đầu tạo dựng những content trên website để xây dựng thương hiệu.
Dưới đây là hình ảnh biểu đồ lượt truy cập GTV SEO tăng đột biến qua các tháng.
Nếu chỉ áp dụng SEO Onpage thì cách này sẽ hiệu quả với những lĩnh vực cạnh tranh trung bình. Tuy nhiên, ở các lĩnh vực cạnh tranh cao bạn khó có thể đưa những từ khóa lên top được.
Tính tới thời điểm hiện tại và trong tương lai gần, Google khẳng định rằng backlink là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thứ hạng của từ khóa SEO.
Hướng dẫn phân tích website đối thủ
Tiếp theo, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách phân tích website đối thủ chi tiết nhất, theo dõi dưới đây nhé!
Phân tích Offpage SEO
Việc đầu tiên cần làm trước khi tiến hành phân tích, bạn cần phải đổi IP (Internet Protocol), có thể là IP ở Mĩ hay IP ở các vùng khác. Vì khi search từ khóa, yếu tố về vị trí địa lí sẽ ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm. Ví dụ nếu bạn đang ở TP.HCM thì các website có địa điểm ở TP.HCM sẽ được ưu tiên, nằm ở vị trí cao hơn so với vị trí thật sự của nó ở các vùng khác.
Thông thường tôi sẽ đổi IP của mình để có thể biết được so với toàn quốc. Lúc này tôi biết được website của tôi đang đứng ở vị trí nào, từ đó định hướng chiến dịch SEO phù hợp.
Tuy nhiên, nếu như bạn chỉ nhắm đến khu vực xung quanh (Local SEO) mình để tìm kiếm một số khách hàng củng cố doanh nghiệp trước rồi mới hướng đến toàn quốc sau này thì bạn vẫn có thể không cần đổi IP.
Nếu bạn muốn thực hiện chiến dịch Local SEO (SEO doanh nghiệp địa phương) thì bạn CHẮC CHẮN sẽ không muốn bỏ qua bài viết “Case Study: Cách GTV SEO thống trị google map” của tôi đâu.
Lưu ý khi đánh giá backlink
Khi phân tích, nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm SEO, tôi khuyên bạn không chọn 5 website top đầu. Vì điều này sẽ khiến quá trình phân tích bị rối thêm, dẫn đến việc bạn nghiên cứu, đánh giá sai thông tin các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Đơn giản bởi 2 lý do chính:
Các website top đầu thường giấu backlink, thường là những backlink của họ vì nếu không làm vậy, các website này sẽ dễ bị backlink xấu bởi những “anh hàng xóm tốt bụng”, làm tụt vị trí thứ hạng của họ.
Nếu bạn không rõ thì cứ nhìn hình ảnh GTV SEO ở dưới. Sau khi lên top bạn sẽ thấy, có rất nhiều “anh hàng xóm” tặng chúng tôi hơn 400 backlinks domain.
Các website top đầu có sự đầu tư cực kì lớn vào backlink. Điều này khiến phần lớn backlink của họ chất lượng hơn rất nhiều lần so với những website còn lại.
Đầu tiên thì chúng ta sẽ bắt đầu với việc phân tích số lượng backlink liên quan!
Backlinks cùng Chủ Đề
Như bạn có thể thấy ở đây, khi search từ khóa “laptop cũ hcm” thì tôi thấy các website sau.
Nhật Minh Laptop có chỉ số Referring Domain 23 và 243 backlink (ở URL lên top) nằm ở vị trí top 1 tìm kiếm (Tôi chỉ check backlink live index nhé).
Trong khi ở vị trí thấp hơn vitinhtranphu.com lại có số domain lên đến 1.54K backlinks và có 124RD.
Một ví dụ khác là laptopgiasi.vn với 1.18K backlinks và 64 RD.
Sự chênh lệch khủng khiếp của số lượng backlinks giữa nhatminhlaptop.com (Top1) và vitinhtranphu.com (TOP3) hay laptopgiasi.com (TOP4) đã cho thấy tầm quan trọng của backlink chất lượng. Số lượng backlink nhiều đôi khi không là yếu tố giúp bạn có thể lên top. Theo đó, laptopgiasi.com có số lượng backlink khủng nhưng có thể là link yếu, spam ở các diễn đàn nhiều.
Một lưu ý nho nhỏ khi bạn phân tích các website mà thấy vị trí trang chủ lên top thay vì trang page lên top thì bạn phải chọn URL khi phân tích trang chủ thay vì chọn .domains/ mặc định.
Bởi vì URL có nghĩa là CHÍNH XÁC số backlinks trỏ tới URL đấy (trong trường hợp này là trang chủ) còn domains là TOÀN BỘ backlinks trỏ tới domains ấy. Ở laptopgiasi thì domain = 115 (live): link toàn bộ gốc domain, bao gồm luôn cả những URL khác không phải trang chủ.
URL = 64 (live): link trỏ riêng cho trang chủ mà thôi. Điều này có nghĩa là có 115 – 64 = 51 link không trỏ về trang chủ.
Nếu như bạn không biết cách chỉnh thì tôi cũng sẽ chỉ bạn chỉnh sang URL:
Bước 1: Bỏ Gốc domains vào Ahrefs
Bước 2: Click vào chỗ như trong hình
Bước 3: Chọn URL
Bước 4: Bấm Tìm kiếm
Phân tích backlink cùng chủ đề
Sau đây, chúng ta cùng giành thời gian bước vào việc phân tích chi tiết backlink của các trang web.
Bước 1: Xem xét có bao nhiêu backlink UR>20
Coi xem có bao nhiêu backlink UR > 20, vì những backlink UR > 20 thường là những backlink có sức mạnh! Nghĩa là thường những backlink này được đặt ở trang mạnh (thường là trang chủ) hoặc là những trang có backlink trỏ về (tier 2).
Thông tin ở đây chỉ có duy nhất 1 backlinks có UR là lớn hơn 20, phần lớn (100%) là tới từ UR <20, UR<11 điều này có nghĩa là, website laptopgiasi cung cấp rất nhiều backlink trỏ tới, nhưng phần lớn lại là những backlinks yếu hoặc spam.
Bước 2: Chọn mục backlink để xem
Chọn mục backlinks để xem có những loại backlink nào trỏ về nó.
Ở phần này, bạn nên loại bỏ 2 loại link sau:
- Link nước ngoài
- Link spam, yếu: có External Link lớn hơn 60, cùng một URL đó nhưng lại cho đi hơn 60 đường link, điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể lấy được link này dễ dàng. Hầu hết các link này đều không có nhiều sức mạnh, tuy nhiên, dù cho nó có nhiều sức mạnh đi chăng nữa, bạn cũng KHÔNG NÊN QUÁ QUAN TÂM tới chúng, vì cốt lõi của SEO chính là việc chọn lựa những link liên quan (tôi sẽ làm rõ ý này ở bên dưới), việc lấy những link có sức mạnh nhưng lại không liên quan sẽ ít ảnh hưởng tới hoặc đôi khi không có ảnh hưởng, hay tệ hơn là ảnh hưởng xấu đến quá trình SEO của bạn.
Hãy đọc bài viết :”Hiểu và tạo dựng backlinks chất lượng trong năm 2021” Nếu như bạn thực sự muốn lấy được 100% giá trị từ bài viết này, cũng như xu hướng SEO 2021
Bước 3: Lọc DR từ thấp tới cao
Bạn cần loại bỏ các link có DR < 30 vì các link này chỉ cần tạo rồi đưa link vào là xong (bạn thắc mắc tại sao lại DR<30 ư? Đơn giản bởi vì DR từ 0-30 là con số rất dễ lên và thường nó là một domain mới).
Xem thêm bài viết : “Giải thích các chỉ số của Ahrefs từ A – Z” để nắm rõ hơn về các chỉ số Ahrefs
Qua 3 bước trên, bạn có thể loại bỏ được rất nhiều Referring Domains (RD) không có giá trị. Điều này có nghĩa là, website laptopgiasi.vn có khoảng 115 RD nhưng trong đó, báo cáo có gần 40 RD là quá yếu, spam dẫn tới việc đôi khi gây phản tác dụng SEO trong quá trình họ làm và chỉ thực sự tầm 50 RD là có giá trị.
Bước 4: Tiến hành phân tích
Trong quá trình phân tích, bạn cần lưu ý:
- Số lượng: ở đây, sau khi loại bỏ được tầm 40RD (backlink có ext>60 và backlink có DR<30) thì bạn còn lại khoảng 75 RD. Điều này có nghĩa bạn cần có ít nhất 75 RD và số backlinks tương tự thì mới có thể lên vị trí như vitinhtranphu (xét về mặt chất lượng như nhau).
- Chất lượng: Bạn phải hiểu rằng, hiện tại sau khi Google Fred update, thì không phải là những link có sức mạnh mới là những link chất lượng, mà chính là BACKLINK LIÊN QUAN SẼ ĐƯỢC GOOGLE ƯU TIÊN hơn tất cả. Tất nhiên nếu bạn có link thỏa mãn được đồng thời 2 yếu tố này thì sẽ cực kì tốt.
Tôi sẽ phân tích dữ liệu 2 webiste là nhatminhlaptop.vn (đứng đầu vị trí xếp hạng) và vitinhtranphu.com (top 3). Ở đây bạn có thể thấy được rằng mật độ cung cấp backlink liên quan của chỉ vitinhtranphu.com chiếm 3/8.
Để cho ví dụ minh họa, còn nếu bạn phân tích, bạn nên phân tích hết và chi tiết nhé. Đương nhiên tỉ lệ 3/8 ở đây là khi tôi đã nhìn tầm 200 backlink domain đầu tiên của vitinhtranphu.
Trong khi mật độ ở nhatminhlaptop lên đến 7/8.
Điều này chứng tỏ rằng: Dù có ít link hơn rất nhiều lần, nhưng với mật độ liên quan cao của các link này đã giúp cho nhatminhlaptop.vn có thứ hạng cao hơn vitinhtranphu.com trên bảng kết quả tìm kiếm của Google.
Phân tích Anchor Text
Sau khi đã hoàn tất các bước trên, thì bạn nên tiến hành phân tích Anchor Text, mục đích để xem liệu bạn có tối ưu Anchor Text hay không. Bạn phải hiểu một điều CỰC KÌ QUAN TRỌNG đó là sự thành công trong seo offpage chỉ tới từ 2 yếu tố chính, đó là : Backlink chất lượng và tối ưu Anchor Text tốt.
Phần lớn những bạn làm SEO ở Việt Nam đánh giá quá thấp việc tối ưu Anchor Text một cách hiệu quả. Bởi lẽ đơn giản, nếu như Anchor Text bạn tối ưu không đúng thì bạn sẽ gặp trường hợp là website bạn mãi đứng ở trang 2 hoặc trang 3 mà không nhúc nhích.
Hoặc tệ hơn bạn sẽ phải bay ra bay vào top100 liên tục, cũng có thể biến mất khỏi Google! Cũng như sự khác biệt của một bậc thầy SEO trong khía cạnh Off-page SEO cũng là sự khác biệt của họ trong việc sử dụng Anchor Text!
Bạn hãy coi bộ video tôi nói về Anchor text, cách sử dụng, những lưu ý khi tối ưu cũng như cách chỉnh sửa nếu như bạn bị tối ưu hóa quá liều khiến google phạt tại đường link: https://www.youtube.com/playlist?list=PLyCvV8IiFZXH6I4JQDXd0pahEg80EXWhp
Ví dụ về phân tích Anchor Text
Khi nghiên cứu về Anchor Text của website laptopgiasi.vn, vitinhtranphu.com, nhatminhlaptop.vn trên Ahrefs để xem xét trong 3 website này, đâu là trang tối ưu Anchor Text tốt nhất.
Tiếp theo là đánh giá web nhatminhlaptop.vn
Bạn có thể thấy các Anchor Text “laptop cũ giá rẻ”, “laptop cũ giá rẻ hcm”, “laptop cũ giá rẻ tphcm”, “laptop cu gia re hcm”, “laptop cũ mini” được dùng nhiều nhất và có rất ít Anchor Text là “siêu thị laptop cũ”. Điều này có nghĩa là website này đang tập trung SEO cho cụm từ khóa “laptop cũ giá rẻ hcm”.
Ở đây, laptopechip.vn có mật độ Anchor Text từ khóa ổn, nhưng những cụm Anchor Text chính xác như “laptop cũ hcm” hay “laptop cũ tphcm”,… lại không có trong đây.
Tương tự, nếu xét về khía cạnh Anchor text “bán laptop cũ” của website này thì Anchor Text lúc này lại quá cao, lên tới 20% hơn. Vì vậy, nếu bạn search từ khóa “bán laptop cũ” bạn sẽ không thấy website này ở trang nhất nữa.
Và cuối cùng là vitinhtranphu.com
Kết luận gì từ phân tích Anchor Text
Để có thể hiểu rõ hơn về mật độ Anchor Text như thế nào là tốt và đảm bảo mình không bị tối ưu hóa quá liều, bạn nên xem video 3 Lí do bạn không ở top 3 Google và bộ video Tối ưu Anchor text
Như bạn thấy, nếu phân tích kĩ thì Anchor Text của từ khóa “laptop cũ hcm” của 2 website laptopminhnhat và vitinhtranphu đều có thể nói là ngang ngửa nhau và tương tự như mật độ liên quan của backlink. Nhưng tại sao laptopminhnhat lại top 1 còn vitinhtranphu lại Top 3? Cũng như ở những bộ từ khóa khác liên quan, tại sao laptopminhnhat lại đứng top 1? Đơn giản, nó còn 1 yếu tố khác để quyết định, đó là sức mạnh backlink!
Sức mạnh backlink
Sức mạnh: Khi cả 2 website có mật độ liên quan tương đương nhau, thì yếu tố sức mạnh của các link sẽ quyết định trang nào nằm ở vị trí thứ hạng cao hơn. Tôi thường căn cứ và ưu tiên vào Trust Flow sau đó tới UR (Về UR thì như ban đầu tôi đã hướng dẫn bạn cách coi, bạn có thể tự kiểm tra backlink của website này. Bạn nên biết rằng những backlink có UR cao thường cũng là những backlink có TF cao nhé.
TOP 10 Công cụ phân tích website
Phân tích website là công việc quan trọng giúp bạn có thể đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu của website từ đó đưa ra kịp thời các giải pháp cải tiến, nâng cấp cho website được tối ưu nhất. Có nhiều công cụ hỗ trợ bạn phân tích website bao gồm cả công cụ trả phí và miễn phí. Sau đây, tôi sẽ giới thiệu đến bạn top 10 công cụ phân tích website được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Cùng theo dõi bạn nhé!
1. Google Analytics
Đầu tiên, tôi xin chia sẻ đến bạn công cụ được khá nhiều người sử dụng để phân tích Website đó chính là Google Analytics. Thông qua Google Analytics, bạn có thể phân tích được nhiều dữ liệu của website, biết được hiệu suất của trang web, hành vi của khách truy cập trang web và thậm chí cả các đặc điểm nhân khẩu học của người dùng.
Google Analytics có thể đảm nhận khá tốt vai trò phân tích website doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu bạn có những yêu cầu cao hơn, bạn muốn phân tích dữ liệu nâng cao, phân bổ dữ liệu chuyên nghiệp, bạn có thể sử dụng công cụ nâng cấp Google Analytics 360 (phiên bản này có trả phí).
Link truy cập: https://marketingplatform.google.com/about/analytics/
2. Crazy Egg
Tôi đánh giá khá cao công cụ Crazy Egg bởi những tính năng mà công cụ này mang đến cho người sử dụng. Crazy Egg tập trung nhiều vào vấn đề tỷ lệ chuyển đổi của website. Công cụ giúp bạn biết được cách mà khách truy cập tương tác với nội dung của bạn thông qua việc theo dõi con trỏ, và ghi lại các khu vực mà họ nhấp vào. Thông qua đó, bạn có thể dễ dàng xác nhận được những nội dung nào trên website đang có hiệu quả tốt, thu hút nhiều truy cập, nội dung nào cần phải cải thiện.
Một số tính năng nổi bật trên Crazy Egg như:
- Heatmaps
- Visitor recordings
- Visitor snapshots
- Site editor tools
Đây là ứng dụng có trả phí, cụ thể mỗi tháng bạn phải trả $24 cho đến $249 mỗi tháng tùy theo gói dịch vụ, doanh nghiệp và địa lý. Bạn có thể trải nghiệm miễn phí công cụ trong 30 ngày trước khi quyết định đăng ký sử dụng.
Link truy cập: https://www.crazyegg.com/
3. Kissmetrics
Công cụ tiếp theo, tối muốn giới thiệu đến bạn là Kissmetrics. Công cụ hỗ trợ phân tích website giúp bạn thu hút được khách hàng tiềm năng, đồng thời giữ chân khách hàng hiện tại. Hiện nay, có hơn 900 công ty đã và đang sử dụng Kissmetrics. Điển hình, công ty Rosetta Stone đã ứng dụng hiệu quả công cụ này trong chiến lược giữ chân và tiếp cận khách hàng của mình.
Dù đây không phải là công cụ miễn phí, nhưng những thứ bạn nhận được từ Kissmetrics thật sự rất đáng để bạn đầu tư:
- Tự động hóa các chiến dịch tiếp thị qua email
- Xác định và theo dõi các phân đoạn người dùng
- Theo dõi hành trình khách hàng trên nhiều thiết bị
- Biên soạn đối tượng khách hàng cho quảng cáo Facebook và Instagram.
Link: https://www.kissmetrics.io/
4. Ahrefs
Dân SEO chắc đã quá quen thuộc với công cụ này. Ahrefs cũng là một nền tảng rất tốt để các bạn có thể phân tích website của mình. Đặc biệt, công cụ giúp người dùng tối ưu hóa SEO website hiệu quả. Một số công dụng nổi bật của Ahref không thể không nhắc đến đó là:
- Hỗ trợ nghiên cứu, phân tích các từ khóa có giá trị cho việc phát triển website
- Giúp bạn phát hiện các vấn đề SEO của website
- Kiểm tra và giám sát backlink của bạn
- Phân tích thứ hạng của đối thủ cạnh tranh
- Khám phá khoảng cách nội dung giữa bạn và đối thủ cạnh tranh
Ahrefs là công cụ có trả phí, $99 đến $999 mỗi tháng, với các tùy chọn thanh toán hàng năm có sẵn. Để tiết kiệm chi phí bạn có thể tham khảo các web cung cấp dịch vụ dùng chung Ahrefs.
Link truy cập: https://ahrefs.com/
5. Clicky
Clicky là công cụ được nhắc đến khá thường xuyên hiện nay. Đến với công cụ này, bạn sẽ có được những phân tích hết sức chi tiết. Cụ thể, nó tạo bản đồ nhiệt cho từng khách hàng truy cập thay vì tập hợp người dùng. Clicky còn được đánh giá cao nhờ tính năng giám sát trang web trong thời gian thực, giúp bạn tiếp cận tức từ với nguồn dữ liệu mới nhất.
Các tính năng nổi bật của Clicky:
- Individual visitor and action tracking
- Heatmaps
- Spam filtering
- Uptime monitoring
- Campaign tracking
- A/B testing
Đây cũng là ứng dụng có trả phí. Clicky có hỗ trợ phiên bản miễn phí, bạn có thể sử dụng để trải nghiệm các tính năng của nó trước khi đăng ký bản trả phí.
Link truy cập: https://clicky.com/
6. SEMrush
Công cụ này giúp người dùng có thể sử dụng các số liệu đã phân tích để thực hiện các chiến lược quảng cáo của mình trên các kênh social. Ngoài ra, công cụ cũng hỗ trợ bạn giải quyết nhiều nhiệm vụ như:
- Nghiên cứu, phân tích chiến lược quảng cáo của đối thủ, ngân sách quảng cáo
- Tổng hợp những từ khóa có giá trị khi xây dựng nội dung, những ý tưởng quảng cáo mới mẻ
- Kiểm tra lượng truy cập trang web của đối thủ cùng các chiến lược quảng cáo
- Theo dõi hiệu suất hoạt động của bạn trên các mạng xã hội
- Kiểm tra hồ sơ backlink của bạn
- Tạo và chia sẻ báo cáo phân tích trang web tùy chỉnh
Với công cụ này, bạn phải trả phí từ $ 99,95 đến $ 399,95 mỗi tháng tùy theo gói dịch vụ mà bạn lựa chọn.
Link truy cập: https://www.semrush.com/
7. Amplitude
Đây là công cụ phân tích website hoàn toàn miễn phí. Với công cụ này, bạn có thể phân đoạn khách hàng truy cập, hỗ trợ phân tích các kênh, doanh thu, tỉ lệ giữ chân khách hàng truy cập,….
Ứng dụng khá hữu ích đối với Product Manager, những người mong muốn giữ chân khách hàng với sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp. Với công cụ, họ có thể:
- Hiểu rõ về khách hàng, từ đó tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng.
- Xác định được các điểm chuyển đổi trên website cũng như những điểm bị bỏ rơi.
- Chạy thử A/B Tests và tạo các chiến dịch được nhắm mục tiêu.
Nếu bạn chưa sẵn sàng đầu tư nhiều tài chính cho việc phân tích website thì đây là một công cụ miễn phí khá hoàn hảo đáp ứng tối ưu các nhu cầu của bạn.
Link truy cập: https://amplitude.com/
8. Moz Pro
Thông qua công cụ Moz Pro, doanh nghiệp có thể triển khai các chiến lược SEO cho website của mình, giúp website tăng thứ hạng, tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng. Moz Pro cung cấp cho bạn những tính năng như:
- Keyword Explorer, giúp bạn phân tích và soạn từ khóa tiềm năng.
- Rankings, theo dõi hiệu suất trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm
- Site Crawl, thu thập thông tin trang web để xử lý các vấn đề về SEO
- Page Optimization Score, đánh giá mức độ tối ưu của trang web hiện tại
Bạn có thể dùng thử phần mềm này trong 30 ngày. Để tiếp tục sử dụng bạn phải chi trả $99 đến $599 mỗi tháng.
Link truy cập: https://moz.com/
9. Matomo
Theo như tôi đã tìm hiểu, Matomo là công cụ được sử dụng bởi hơn 1,4 triệu trang web, trong đó có cả Nasa. Trước đây, Matomo được biết đến với tên gọi là Piwix, công cụ cung cấp giải pháp phân tích website toàn diện cho bạn, giúp bạn cải thiện lưu lượng truy cập đáng kể. Bên cạnh đó, nó cũng giúp bạn quản lý dữ liệu nội bộ website được hiệu quả. Bạn có thể sử dụng các tính năng của Matomo mọi lúc mọi nơi:
- Visitor profiles
- Heatmaps
- Tag manager
- A/B testing
- Search engine reporting
Công cụ có cung cấp bản dùng thử miễn phí trong 30 ngày, bạn có thể trải nghiệm các tính năng của Matomo một cách đầy đủ nhất.
Link truy cập: https://matomo.org/
10. Adobe Analytics
Công cụ phân tích website cuối cùng mà tôi muốn chia sẻ với các bạn đó là Adobe Analytics. Công cụ này hỗ trợ bạn theo dõi các số liệu website khá chuẩn. Công cụ cũng mang đến những thông tin, dữ liệu chi tiết giúp bạn dễ dàng phân tích để cải thiện doanh thu doanh nghiệp. Dữ liệu được tổng hợp đa dạng từ nhiều kênh, giúp bạn có cái nhìn khách quan và chuẩn xác nhất về khách hàng.
Đây là công cụ có trả phí, bạn có thể đăng ký để sử dụng thử trước khi chọn mua.
Link: Adobe Analytics
Kết luận
À, Tất nhiên thông tin tôi vừa chia sẻ ở trên, bạn có thể áp dụng cho mọi lĩnh vực. Tôi cũng làm một video tương tự về cách phân tích website đối thủ, ở đây cụ thể là “Phân tích SEO từ A – Z website KingNuts”. Bấm để xem ngay bạn nhé!
Tôi nghĩ rằng, sau khi bạn coi qua bài viết này, bạn đã biết tầm quan trọng của backlink cùng chủ đề là mạnh mẽ tới như thế nào đến lượt truy cập khách hàng. Và tôi cũng hiểu rằng, có thể bạn đang nghĩ: “nhưng xây dựng nó tốn rất nhiều thời gian, công sức cũng như chi phí“.
Vì vậy, tôi cũng có làm một bài viết về cách tôi xây dựng, cung cấp backlink cùng chủ đề, uy tín và bền vững trong các dự án SEO. Bạn có thể tham khảo bài viết :”Hướng dẫn đặt Backlink Chất Lượng, Liên Quan và Bền Vững Với Ahrefs“
Tôi hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn trong việc phân tích đối thủ SEO năm 2022 này. Cũng như hiểu đúng những yếu tố nào đang ảnh hưởng mạnh tới kết quả SEO trong 2022. Để từ đó lập ra một chiến lược seo thành công! Hãy chia sẻ bài viết này nếu như bạn cảm thấy hữu ích nhé.
Bản quyền thuộc về GTV SEO (Vui lòng giữ lại nguồn khi copy)
Nếu bạn muốn tìm kiếm một dịch vụ SEO tại TPHCM chuyên nghiệp thì hãy đến với GTV SEO. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên con đường xây dựng, quảng cáo & phát triển thương hiệu.
Nếu bạn muốn có một lộ trình bài bản step-by-step thì có thể đồng hành cùng tôi ở các khóa học SEO online nhé!
Nguồn tham khảo:
- “What’s a Competitive Analysis & How Do You Conduct One?” – HubSpot
https://blog.hubspot.com/marketing/competitive-analysis-kit - “How to do a competitive analysis in 5 easy steps” – Impactbnd
https://www.impactbnd.com/blog/5-ways-to-perform-a-competitive-analysis-establish-your-presence - “How to Conduct a Competitive Analysis for Your Business (Plus a Free Template)” – Shopify
https://www.shopify.com/blog/competitive-analysis