Chương 3: Nghiên cứu từ khóa & phân loại triển khai

Không dài dòng, lý thuyết… Trong phần này, tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách chọn từ khóa hiệu quả; phân loại & ước lượng độ hiệu quả khi triển khai SEO cho keyword. Giúp bạn: Lấy được từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất có tỉ lệ chuyển đổi cao Phân bố thứ tự triển khai từ khóa Tiết kiệm thời gian, công sức nhưng vẫn tăng độ hiệu quả!

1/ Xác định lĩnh vực

Để nghiên cứu từ khóa thì trước hết bạn phải nghiên cứu kỹ lĩnh vực và đối tượng khách hàng; để chọn ra những từ khóa vừa có khả năng lên hạng, vừa thỏa mãn nhu cầu của người dùng mục tiêu.

Sẽ chẳng có nghĩa lý gì nếu bạn kỳ công SEO bộ từ khóa vào trang nhất Google; thu về nhiều traffic nhưng lại chẳng tạo ra giá trị chuyển đổi nào vì target sai thị trường và khách hàng.

2/ Xác định Parent Keyword

Muốn có được danh sách các từ khóa chất lượng nhất thì bạn cần phải biết đúng Parent Keyword; tức là keyword gốc làm mồi để tìm kiếm những keyword khác.

Tất nhiên bạn phải đi từ lĩnh vực, sản phẩm, người dùng của mình để chọn Parent Keyword phù hợp. Ví dụ tôi cung cấp dịch vụ SEO HCM thì website sẽ xoay quanh chủ đề SEO HCM, làm SEO.

Sau đó, tôi sẽ bỏ Parent Keyword này vào các công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa như Ahrefs, SEMrush, Kwfinder, Google suggestion … để tìm kiếm thêm nhiều từ khóa liên quan.

Parent Topic trên công cụ Ahrefs

Minh họa Parent Topic trên công cụ Ahrefs

3/ Phân tích từ khóa

Để phân tích từ khóa bạn có thể sử dụng nhiều công cụ như Ahrefs, Semrush, Moz, nhưng công cụ được sử dụng phổ biến nhất vẫn là Keyword Planner của Google. Vì đây là công cụ của Google nên có rất nhiều lợi ích khi sử dụng.

Sau đây là 3 bước cơ bản phân tích từ khóa:

Bước 1: Chọn các từ khóa tiềm năng, từ khóa có liên quan đến sản phẩm, chủ đề, lĩnh vực của bạn.

Bước 2: Sử dụng công cụ Keyword Planner phân tích số lượng tìm kiếm các từ khóa theo tháng, danh sách các từ khóa gợi ý, các từ khóa phù hợp với nội dung.

Bước 3: Dựa trên kinh nghiệm và các gợi ý có sẵn lựa chọn các từ khóa.

Truy cập công cụ Keyword Planner tại: https://ads.google.com/intl/ vi_vn/home/tools/ keyword-planner/

Công cụ > Công cụ lập kế hoạch từ khóa > Nhập từ khóa cần phân tích vào box và click “Lấy ý tưởng”.

Kết quả trả về là số lần tìm kiếm hàng tháng và các từ khóa liên quan để tham khảo lựa chọn. Hoặc từ thanh tìm kiếm Google Search nhập từ khóa bạn định sử dụng vào và các từ khóa gợi ý sẽ hiện ra, đây cũng là những gợi ý đáng tham khảo.

Nếu website của bạn đã hoạt động được một khoảng thời gian dài thì có thể tham khảo từ khóa mà người dùng tìm kiếm đến trang của bạn tại Google Console. Nếu những từ khóa này đang giữ top 7-15 thì đó chính là từ khóa tốt cần phải tối ưu.

Một vài chỉ số cần quan tâm khi phân tích từ khóa:

  • Volume – dung lượng thị trường tìm kiếm theo ngành, lĩnh vực
  • Difficulty – Độ khó của từ khóa
  • Opportunity – Cơ hội của từ khóa chủ đề
  • Potential – Tiềm năng

Khối lượng tìm kiếm cho bạn biết trung bình một từ khóa được tìm kiếm bao nhiêu lần mỗi tháng.

Khối lượng tìm kiếm từ khóa tính trung bình hàng tháng bằng công cụ Keywordtools.io, nhập từ khóa chính của bạn vào và xem kết quả. Hệ thống sẽ trả về kết quả các từ khóa và thể hiện mức độ thịnh hành thông qua chỉ số trend và Search Volume.

Số lần nhấp chuột

Số lần nhấp chuột cho bạn biết trung bình hàng tháng có bao nhiêu lần nhấp chuột vào kết quả tìm kiếm một từ khóa. Điều này giúp bạn có nhiều đánh giá quan trọng sau này.

Ví dụ lượng tìm kiếm từ khóa rất cao nhưng chỉ nhập được lượt nhấp thấp, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục.

Lưu lượng truy cập tiềm năng

Khối lượng tìm kiếm và số lần nhấp sẽ giúp bạn hiểu mức độ phổ biến của một từ khóa. Nhưng ngoài từ khóa đó ra còn rất nhiều biến thể khác mà bạn có thể nhắm vào, ví dụ từ liên quan, từ đồng nghĩa.

Kiểm tra độ khó từ khóa

Keyword Difficulty là chỉ số đánh giá độ khó của từ khóa để có thể lên top cao trên kết quả tìm kiếm Google.

Chỉ số này ở mỗi công cụ là không giống nhau. Chẳng hạn Ahrefs tính KD lấy số lượng domain trung bình trỏ đến top 10 trang hiện tại; xếp hạng từ khóa đó và chấm trên thang điểm 0-100. Con số này đưa ra dự đoán khá chính xác bạn cần bao nhiêu Referring Domain để có thể lọt top 10 với từ khóa đó.

Tuy nhiên đây chỉ là con số tham khảo chứ không nói lên điều gì. Độ khó của từ khóa còn tùy thuộc vào lĩnh vực và kinh nghiệm SEO của bạn. Thông thường từ khóa càng ngắn, càng bao quát thì có độ khó càng cao. Ngược lại, Long-tail keyword là những từ khóa chứa nhiều hơn 3 từ, có nội dung cụ thể nên search volume thấp hơn, do đó cũng ít cạnh tranh hơn.

Vì vậy nếu bạn đầu tư viết một bài thật chất lượng về 1 từ khóa dài thì khả năng cao bạn sẽ đánh bại đối thủ, đứng top 1 và thu về nhiều traffic cho website. Đây là lối đi an toàn cho những website mới, chưa có độ trust cao trong ngành.

Keyword Difficulty
Độ khó keyword được thể hiện trong cột KD như trong hình

Đăng ký 3 ngày học thử khoá học SEO miễn phí – Entity Mastermind 2022

Giá mỗi nhấp chuột (Cost Per Click -CPC)

Giá mỗi lần nhấp chuột cho bạn biết số tiền nhà quảng cáo trả cho các lần nhấp chuột vào quảng cáo từ một từ khóa. Số liệu này cũng cho biết giá trị của một từ khóa.

4/ Phân nhóm từ khóa

Buyer Keyword

Buyer Keyword là những cụm từ người dùng sử dụng khi tìm kiếm sản phẩm hay dịch vụ.

Rõ ràng khi sử dụng Buyer Keyword, người dùng đã có ý định mua hàng và thậm chí biết mình sẽ muốn mua món hàng nào.

Nếu so với phễu hành trình mua hàng của khách hàng thì người dùng đang ở cuối phễu hành trình tức là ở khoảng giữa giai đoạn so sánh các sản phẩm và chuẩn bị mua hàng. Nói như vậy thì Buyer Keyword chính là những từ khóa đem lại tỷ lệ chuyển đổi cao và giá trị thực sự cho doanh nghiệp.

Information Keyword

Phần lớn từ khóa hiện nay đều là từ khóa thông tin; người dùng chỉ đơn thuần tìm kiếm thông tin chứ không có ý định chuyển đổi (ít nhất là tại thời điểm họ bắt đầu tìm kiếm). Tuy nhiên không phải vì thế mà bạn bỏ qua loại từ khóa này vì như đã nói, đa số người dùng đều gõ tìm chúng.

Từ khóa thông tin thường chứa những từ như làm thế nào, cách, mẹo, bí quyết, bí kíp … Cách khai thác tốt nhất là tìm ra từ khóa có lượng search volume cao và độ cạnh tranh thấp. Tôi gọi đó là Phantom Keyword, hay từ khóa bóng ma.

từ khóa thông tin
Phần lớn từ khóa hiện nay đều là từ khóa thông tin, người dùng chỉ đơn thuần tìm kiếm thông tin chứ không có ý định chuyển đổi

Tire Kicker Keyword

Khái niệm này dùng để chỉ những lượt tìm kiếm không thể ngay lập tức tạo ra chuyển đổi. Tire Kicker Keyword thường chứa những từ như free, torrent, download, for free …

Ví dụ với từ khóa “Xem phim Hai Phượng online free” thì bạn chẳng trông chờ bán được sản phẩm gì rồi. Những từ khóa như “Hai Phượng DVD” hay “Hai Phượng bản đẹp” sẽ có giá trị chuyển đổi cao hơn.

Loại keyword này nói một cách dễ hiểu là những key chỉ đích danh thương hiệu nào đó, thường có tên thương hiệu xuất hiện trong keyword. Ví dụ các keyword “ahrefs”, “facebook”,… Người dùng search những key này để tìm đến trang ahrefs.com hay facebook.com. Tức là họ đã biết được đích đến cuối cùng trước khi search các key này.

Từ khóa ưu tiên

Từ khóa ưu tiên có được như thế nào? Hãy cùng phân tích và tự đặt các câu hỏi sau:

  • Tiềm năng lưu lượng truy cập của từ khóa này như thế nào?
  • Từ khóa này cạnh tranh gay gắt không? Cần gì để xếp hạng nó?
  • Bạn có ý tưởng gì cho chủ đề này chưa? Ý tưởng đó liệu có thể cạnh tranh không?
  • Bạn đã xếp hạng từ khóa này chưa? Bạn có thể tăng lưu lượng truy cập bằng cách cải thiện thứ hạng lên một vài bậc không?
  • Lưu lượng truy cập có khả năng chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng, tăng doanh số bán hàng, hay chỉ mang về nhận thức thương hiệu?

Không chỉ tìm kiếm các từ khóa dễ xếp hạng, hãy tìm kiếm những người có lợi tức đầu tư cao nhất.

Việc tập trung vào từ khóa có độ khó thấp là sai lầm của nhiều nhà làm SEO, vì việc lựa chọn từ khóa không chỉ dựa trên xếp hạng độ khó. Bạn cần có mục tiêu xếp hạng ngắn, trung và dài hạn, nên lập kế hoạch cho từng từ khóa có mức độ khó khác nhau cho từng giai đoạn.

5/ Các bước nghiên cứu từ khóa

Bước 1

Vào Ahrefs > Keyword Explorer > Nhập Từ khóa gốc (head) của bạn:

keyword explorer - phát triển từ khóa seo dựa vào ahrefs
Nghiên cứu từ khóa bằng Ahrefs

Nhập từ khóa gốc vào Ahrefs để bắt đầu nghiên cứu từ khoá. Lưu ý: Có lẽ dư thừa nhưng tôi vẫn nhắc lại yếu tố sau:

Từ khóa gốc (head) là một cụm từ, không phải một từ. Cụm từ này có thể có 2,3 hoặc 4 từ trở lên, không phải 1 từ duy nhất.

Ở đây, bạn có thể nhập cả “bàn phím cơ”, “bàn phím game” cả từ khóa biến thể như “bàn phím chơi game” để thu về danh sách từ khóa nhiều nhất.

Bước 2

Chọn Matching terms > Phrase match > Export danh sách keyword

nghiên cứu từ khóa seo - ahrefs
Xuất ra các từ khóa phù hợp với nhu cầu bằng Ahrefs

Bước 3

Sau khi export, mở file excel ra, chỉ giữ lại các cột keywords và volume, lược bỏ các cột còn lại, đồng thời thêm 3 cột là: Phân loạichuyển đổi và funnel.

phân loại từ khóa
Tự phân loại các từ khóa theo các mục riêng biệt
Từ khóa seo - phát triển từ khóa seo
Từ khóa seo – Phát triển danh sách từ khóa cho website

Chọn ra các mục quan trọng nhất để tổng hợp lại.

Bước 4

Phân loại từ khóa dựa trên Modifier Keyword. Ở bước này, bạn cần đọc sơ một lượt các từ khóa, kế đến xác định các cụm được tính là Modifer Keyword như tôi đề cập ở phần đầu tiên.

Để tránh nhầm lẫn, tôi thường viết ra các cụm từ Modifier vào phía trên khung excel của mình để tiện dò khi phân loại từ khóa. Bạn sẽ nhìn thấy xung quanh từ gốc “bàn phím cơ” sẽ có các modifier:

  • giá rẻ
  • fuhlen
  • icon
  • bluetooth
  • la gi
  • giá rẻ dưới 500k
  • sửa

Ở bước này sẽ khá tốn thời gian, đòi hỏi bạn cần phải kiên nhẫn (nếu như list keyword có quá nhiều) và cần sử dụng đến một số kĩ thuật excel đơn giản để có thể phân loại nhanh.

modifier keyword
Các cụm từ có từ khóa chính là “bàn phím cơ”

Phân loại từ khóa dựa trên mục đích tìm kiếm của người dùng.

Bước 5:

Sau khi nắm trong tay những từ khóa tốt nhất và bảng mô tả cấu trúc website cơ bản. Bạn cần phải xây dựng bộ từ khóa cho kế hoạch SEO tốt nhất, bạn không thể tối ưu hàng ngàn từ khóa được.

Với hàng ngàn từ khóa bạn thu thập và chọn lọc được bạn cần thu gọn và chỉ tập trung vào các từ khóa quan trọng nhất, hãy sử dụng cách rút gọn từ khóa là loại bỏ các từ khóa đồng nghĩa và sai chính tả.

Mô hình chuyển đổi AIDA

quảng cáo thương hiệu hiệu quả với phương pháp search intent
Các yếu tố trong phễu marketing về mục đích tìm kiếm và AIDA

Để tôi giải thích chi tiết hình ảnh trên: Trong các giai đoạn của kênh chuyển đổi truyền thống AIDA ở trên và như tôi đã đề cập, các liên kết này khá phù hợp với 4 nhóm dẫn đầu mục đích tìm kiếm. Các mẫu và nhóm modifier phổ biến, hay được tìm thấy trong nhóm mục đích tìm kiếm bao gồm:

Informational:

  • What – Cái gì
  • Who – Ai
  • Where – Ở đâu
  • When – Khi nào
  • How – Như thế nào
  • Why – Tại sao
  • Những keyword từ đơn như giày, áo, quần, …

Navigational:

  • Tên thương hiệu
  • Tên sản phẩm hoặc dịch vụ

Commercial Investigation:

  • Màu sắc: đen, xanh dương, đỏ, xanh lá
  • Kích thước: nhỏ, vừa, lớn, 32, 11
  • Giới tính hay độ tuổi: nam, nữ, con nít, trẻ em,…
  • Keyword chứa từ “vs”
  • Tốt nhất
  • Địa điểm: Philadelphia, Seattle, NYC

Transactional:

  • Giá cả
  • Chi phí
  • Định giá
  • Miễn phí
  • Rẻ tiền
  • Phiếu mua hàng/phiếu giảm giá
  • Discount – Chiết khấu/ giảm giá
  • Sale – Bán/ giảm giá

Mỗi từ khoá được tìm kiếm luôn ẩn chứa một ý định đằng sau nó. Vì vậy, nắm được mục đích tìm kiếm của khách hàng; gắn tag cho những từ khoá vào từng giai đoạn ở các kênh chuyển đổi khác nhau sẽ giúp bạn thõa mãn được nhu cầu của người dùng. Khi người dùng thay đổi cách sử dụng Keyword Modifier của chính mình, điều đó đồng nghĩa họ muốn đi sâu hơn trong kênh chuyển đổi.

nghien cuu tu khoa
Mỗi từ khóa tìm được đều ẩn chứa một ý định của người dùng

Ví dụ thực tế

Người dùng gõ “Bàn phím cơ là gì” khi ở giai đoạn người dùng ở đầu của phễu chuyển đổi, họ đang muốn tìm kiếm thông tin – Informational về bàn phím cơ.

Tuy nhiên, nếu người dùng gõ “bàn phím cơ fuhlen” chứng tỏ họ đang ở giữa của phễu chuyển đổi. Như vậy khách hàng vẫn còn đang dò tìm các sản phẩm của Fuhlen và so sánh giá cả của sản phẩm.

Hình ảnh dưới đây cho biết sự tương quan giữa số lượng chữ trong cụm từ khóa mà bạn đang muốn target so với tỉ lệ chuyển đổi của nó!

long tail keywords
Sơ đồ phân tích Long tail keywords

Hình ảnh trên hiển thị rằng từ khoá chứa 3 từ hoặc nhiều hơn (thường là các từ khoá dài) chiếm khoảng 70% tổng lượt tìm kiếm; và tỷ lệ chuyển đổi trung bình cao hơn gấp 3 – 4 lần.

Sau khi phân loại được nhóm từ khoá, bạn copy – paste toàn bộ các từ khoá vào trong khung tìm kiếm Keyword Explorer để tiếp tục nghiên cứu từ khóa tối ưu nhất tương tự theo yêu cầu của bạn.

Và tiếp tục bài viết, sau đây tôi sẽ hướng dẫn bạn 4 cách nghiên cứu từ khoá cho website đã có sẵn. Cùng đọc tiếp nhé!

>> Có thể bạn quan tâm: Cách SEO kênh YouTube chỉ với 7 bước đơn giản

6/ Một số cách lên ý tưởng mở rộng bộ từ khóa

Sử dụng Google và Youtube Suggestion Box

Hãy search những topic bạn tìm được trên Google Search, Google sẽ gợi ý bạn các từ khóa khác cho bạn tham khảo. Đây là những từ khóa bạn nên cho vào list từ khóa của mình, bởi những từ khóa đó được rất nhiều người tìm kiếm.

YouTube cũng tương tự, hãy tạo nội dung liên quan đến từ khóa mọi người đang tìm kiếm. Đây là những từ khóa giá trị.

Tìm các từ khóa liên quan

Ngoài Google Suggestion Box ra, phía chân trang khi tìm kiếm sẽ có Search Related to nghĩa là Chủ đề liên quan. Đó là những chủ đề liên quan đến kết quả tìm kiếm, những cụm từ này cũng là ý tưởng từ khóa để bạn tham khảo, có nhiều người đang tìm kiếm các từ khóa đó.

Tìm các từ khóa phổ biến trên các Forum

Các diễn đàn là nơi thảo luận sôi nổi, liên tục 24/7 các chủ đề, hãy tìm một diễn đàn liên quan đến lĩnh vực của bạn và bắt đầu tìm hiểu.

Wikipedia Table of Contents

Wikipedia được ví như kho dữ liệu không thể bỏ qua khi nghiên cứu từ khóa, vì đây là nơi nội dung được tạo bởi các chuyên gia trong ngành và được sắp xếp cựu kỳ khoa học, đầy đủ.

Để tìm kiếm ý tưởng từ khóa từ Wiki, bạn hãy truy cập vào Wiki và gõ topic bạn đang nghiên cứu ra. Sau khi xuất hiện kết quả, hãy tìm đến phần Mục lục, ở đây các subtopic được đề cập, từ đây bạn có thể chọn ra các từ khóa phù hợp.

7/ Chiến lược lựa chọn từ khóa

Tập trung vào các từ khóa phổ biến có volume tìm kiếm cao > đây là cách khó cần thời gian, nỗ lực và đúng phương pháp.

Tập trung vào các từ khóa có mức độ cạnh tranh thấp nhưng tỷ lệ chuyển đổi cao > Cách SEO dễ, đi đúng hướng sẽ nhanh lên top.

Cấu trúc từ khóa theo Hub-Content gồm từ khóa phổ biến > từ khóa mức trung > từ khóa đuôi dài.

Đuôi ngắn hay đuôi dài?

Đuôi ngắn có mức độ cạnh tranh cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi thấp. Đuôi dài có mức độ cạnh tranh thấp và tỷ lệ chuyển đổi cao.

Theo cá nhân tôi, đầu tiên bạn có thể lựa chọn tất cả các từ khóa đuôi dài sau đó xây dựng chiến lược nội dung theo phương pháp  Hub-Content. Tập trung vào các từ khóa đuôi dài sẽ nhanh lên TOP hơn. Vì các từ khóa đuổi dài sẽ đẩy Pass Value cho trang từ khóa mức trung và từ đó đẩy lên mức phổ biến.

có thể bạn quan tâm

Posted

in

by