Tối ưu hóa Heading là một phần quan trọng trong SEO Onpage. Tuy nhiên, để tối ưu thẻ Heading trên website như thế nào cho chuẩn SEO là điều mà không phải ai cũng biết.
Trong bài viết này tôi sẽ giúp bạn hiểu được Heading là gì, cũng như hướng dẫn bạn cách đặt và sử dụng các thẻ Heading một cách hiệu quả. Giúp nội dung trên trang web của bạn được tối ưu và thân thiện với bộ máy tìm kiếm Google.
Heading là gì?
Heading là các thẻ (tag) từ H1 đến H6, được sử dụng để làm rõ nội dung chính của chủ đề đang được nói đến trong bài viết. Thứ tự ưu tiên của các thẻ Heading trong SEO cũng khác nhau, ưu tiên giảm dần từ H1, H2, H3, H4, H5 đến H6.
Bạn có thể hình dung các thẻ Heading như là các tiêu đề trong phần mục lục của cuốn sách. Với H1 là tên cuốn sách, H2 là tên các chương và H3 đến H6 là những mục nhỏ hơn trong các chương của cuốn sách đó.
Việc đặt các thẻ Heading sẽ giúp cho công cụ tìm kiếm hiểu được phần nào trong nội dung của bạn là quan trọng và chúng đang được kết nối với nhau như thế nào.
Vai trò của Heading trong SEO
Sau khi hiểu được Heading là gì, bạn cũng có thể hình dung được phần nào vai trò của Heading. Vậy, cụ thể vai trò của các thẻ Heading và tầm quan trọng của nó ra sao trong SEO?
Thể hiện cấu trúc bài viết rõ ràng, mạch lạc
Các thẻ Heading giúp người đọc hình dung được khái quát nội dung website đang viết về chủ đề gì, mỗi tiêu đề là một sợi dây liên kết lại với nhau giúp cấu trúc bài viết rõ ràng, mạch lạc hơn.
Tăng khả năng tiếp cận
Thẻ Heading đóng vai trò quan trọng trong khả năng tiếp cận đối tượng khách hàng, thẻ tiêu đề có dạng HTML nên người đọc có thể nắm được cấu trúc bài viết rõ ràng hơn. Bên cạnh đó nó còn có chức năng nhảy từ Heading này sang Heading khác hỗ trợ điều hướng người đọc tốt hơn.
Tăng sức mạnh cho SEO
Sử dụng thẻ Heading giúp cải thiện chất lượng bài viết tốt hơn và góp phần tăng sức mạnh cho SEO, giúp nhấn mạnh từ khóa chính cũng như các từ khóa phụ liên quan để làm rõ nội dung mà trang web muốn truyền tải.
Cách kiểm tra thẻ Heading trên website
Sau khi hiểu được Heading là gì cũng như vai trò của nó trong SEO. Tiếp theo, tôi xin giới thiệu với bạn hai cách đơn giản để kiểm tra các thẻ Heading trên website.
Tìm thẻ Heading trong phần mã nguồn của trang
Để kiểm tra thẻ Heading trong phần mã nguồn của trang, bạn nhấp chuột phải vào một khoảng trống bất kỳ và sau đó chọn View Page Source sau đó sẽ hiển thị phần Source Code. Tại trang mã nguồn, bạn tiến hành tìm các thẻ <H1>, <H2>, v.v. hoặc có thể nhấn Ctrl + F và gõ tên thẻ cần tìm.
Tìm thẻ Heading trực tiếp trên trang bằng công cụ SEO
Một số công cụ giúp bạn kiểm tra thẻ Heading trên Website hiệu quả:
Bằng SEO Quake
Bạn nhấn vào SEO Quake trên thanh trình duyệt xong chọn qua Diagnosis. Một tab mới sẽ được mở ra, kéo xuống dưới chỗ Heading và nhấn vào View others. Tại đây sẽ hiện ra toàn bộ cấu trúc thẻ Heading trong trang.
Sau đó bạn nhấn vào View others tất cả các Heading sẽ được hiển thị ra:
Bằng Web Developer
Bạn nhấn vào Web Developer trên thanh trình duyệt rồi chọn chọn Outline, sau đó tiếp tục chọn vào Outline Headings. Trang web sẽ xuất hiện các ô màu xanh hiển thị chính xác vị trí của từng thẻ Heading.
Bằng Screaming Frog
Bạn nhấn chọn vào tab H1, sau đó công cụ sẽ hiển thị ra tất cả thông tin của thẻ H1 trên website cụ thể:
- All: Tất cả các trang trên website đều phải có thẻ H1.
- Missing: Các trang trên website thiếu thẻ H1.
- Duplicate: Danh sách các trang có thẻ H1 trùng nhau.
- Multiple: Danh sách các trang trên website có nhiều hơn 1 thẻ H1.
- Over 70 characters: Các trang có thẻ H1 nhiều hơn 70 ký tự.
Cách tạo Heading để tăng hiệu quả cho SEO
Không có công thức chung cho việc tạo Heading. Tuy nhiên, có những nguyên tắc nhất định trong việc đặt và sử dụng các thẻ H mà bạn cần nắm rõ.
Thẻ Heading 1
Thẻ H1 phải đơn giản, ngắn gọn dễ hiểu và bao gồm toàn bộ nội dung của bài viết.
- H1 phải chứa từ khóa chính.
- Mỗi bài viết chỉ được phép có duy nhất một thẻ H1.
- Thẻ H1 không được trung với url hay title của bài viết
Thẻ Heading 2
Thẻ H2 chính là con của thẻ H1 và giúp bài viết có bố cục mạch lạc và rõ nghĩa hơn.
- H2 chứa từ khóa chính và chèn kèm thêm LSI keywords.
- Phải có từ 2 thẻ H2 trở lên để đảm bảo tính logic cho bài viết.
Thẻ Heading 3
Thẻ H3 trong một bài viết có thể được xem như là con của H2 và là cháu của H1.
- H3 có vai trò làm rõ nghĩa cho H2.
- Cần phải có ít nhất 2 thẻ H3 trở lên để đảm bảo tính logic.
- In đậm thẻ H3 và chèn LSI keywords vào H3.
Ví dụ về cấu trúc của Heading
Thẻ Heading 4, 5, 6
Các thẻ H4, H5, H6 sẽ giúp chia nhỏ và làm rõ nội dung bài viết tốt hơn. Thẻ H5, H6 thường được sử dụng ở một số bài có số lượng chữ lớn.
Cách để viết một thẻ Heading hấp dẫn
Bên cạnh việc làm rõ nội dung chính của chủ đề, một Heading hấp dẫn còn có thể gây được sự hứng thú cho người đọc và tăng tương tác cho trang web. Sau đây tôi xin giới thiệu với bạn 3 cách để viết một Heading hấp dẫn.
Question headings
- Đây là loại heading đặt câu hỏi đặt ra vấn đề và sẽ có một đoạn text để trả lời cho câu hỏi này.
Ví dụ: Bạn có đang làm SEO đúng cách?
Statement headings
- Heading dạng này sẽ gồm có chủ ngữ và động từ để diễn đạt một ý hoàn chỉnh. Sau đó đoạn text bên dưới sẽ diễn đạt đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến ban đầu.
Ví dụ: SEO giúp doanh nghiệp bạn pháp triển bền vững
Topic Heading
- Những tiêu đề dạng này sẽ gồm một cụm từ ngắn hoặc thậm chí là một từ duy nhất, tiêu đề loại này sẽ mang ý ám chỉ hoặc chơi chữ để khơi gợi sự tò mò cho người đọc.
Ví dụ: Bí mật của … trong SEO
Kết luận
Trong bài viết này tôi đã chia sẻ đến bạn đọc toàn bộ thông tin về thẻ Heading là gì cũng như cách sử dụng các thẻ Heading để tối ưu SEO Onpage tốt hơn. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn hiểu rõ được vai trò và các đặt các thẻ Heading để được tối ưu trên công cụ tìm kiếm Google.