Google Trends là gì: 8 Cách sử dụng Google Trend tăng hiệu quả SEO

Bạn đã từng nghe hay từng sử dụng Google Trends Vietnam chứ?

Hãy tưởng tượng thế này. Vào năm 2017, nếu bạn sử hữu một chiếc Fidget Spinner (con quay cân bằng giúp giảm stress) bạn có thể nhận được nhiều chú ý và ngưỡng mộ.

Nhưng nếu bạn mua Fidget Spinner vào hôm nay, hầu như chẳng ai quan tâm nữa. Trong Digital Marketing, đây cũng là cảm xúc của đọc giả khi bạn viết ra những bài báo về các xu hướng đang dần “hết thời”.

Nếu câu chuyện không còn hấp dẫn, độc giả sẽ không còn hào hứng nữa. Thay vào đó, họ có thế coi website bạn như một “người” lỗi thời và không muốn gắn bó.

May mắn thay, các Marketer có quyền truy cập vào một công cụ mạnh mẽ, cái mà có thể giải quyết vấn đề này, đó là Google Trend – Google xu hướng.

Và ngoài việc cung cấp cho bạn các xu hướng Google Search hiện tại để làm mới nội dung, Google Trend có thể giúp bạn nâng cao hiệu quả SEO: Xếp hạng cho nhiều từ khóa hơn và tăng Organic Traffic, điều hướng lại chiến dịch Marketing của doanh nghiệp.

Vậy Google Trends là gì? 8 Cách tăng hiệu quả SEO khi sử dụng xu hướng Google là gì? Hướng dẫn sử dụng Google Trends. Cùng đọc tiếp bài viết này nhé!

Chúng ta có thể gọi là Google xu hướng hay đơn giản Google Trends là một công cụ tìm kiếm trực tuyến cho phép người dùng xem tần suất các từ khóa, chủ đề và cụm từ cụ thể đã được truy vấn trong một khoảng thời gian cụ thể.

google xu hướng
Khái niệm về Google Trends là gì?

Google Trend hoạt động bằng cách phân tích một phần tìm kiếm của Google để tính toán số lượng tìm kiếm đã được thực hiện cho các cụm từ đã nhập, liên quan đến tổng số tìm kiếm được thực hiện trên Google trong cùng thời gian.

Để cung cấp độ phổ biến tương đối chính xác nhất, Google Trend không cho phép các tìm kiếm lặp lại từ cùng một người trong một khoảng thời gian ngắn.

Công cụ hữu ích này cũng có thể cho bạn thấy mức độ tìm kiếm phổ biến của Query trong các khung thời gian nhất định.

Nắm bắt xu hướng

Công cụ Google Trends giúp chúng ta có thể theo dõi những thông tin, xu hướng mới nhất đang diễn ra trên toàn thế giới. Thông qua dữ liệu của Google Trends giúp cho những người làm marketing có thể nắm bắt và đưa ra những chiến lược hợp lý.

Các kết quả số liệu thống kê từ Google Trends sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi và đo lường hiệu suất marketing, mức độ nhận biết thương hiệu của người dùng về sản phẩm của nhãn hàng.

Xác định khu vực được ưa chuộng nhất

Với Google Trends bạn còn có thêm xem các thông tin liên quan đến khu vực, địa điểm, quốc gia có mức độ quan tâm cao đến từ khóa.

Ví dụ, khi search từ khóa “iPhone 13” tại Việt Nam, kết quả còn hiển thị những địa điểm tìm kiếm từ khóa này nhiều nhất. Với tính năng này bạn hoàn toàn có thể biết được đâu là đối tượng khách hàng tiềm năng của mình từ đó có những kế hoạch marketing phù hợp.

Kết quả khi search từ khóa iPhone 13 tại Việt Nam

Lựa chọn từ khóa SEO hiệu quả

Nghiên cứu từ khóa bằng Google Trends? Hoàn toàn có thể làm được tại sao bạn không thử nhỉ? Google Trends giúp bạn tìm ra những từ khóa có nhiều người dùng tìm kiếm nhất, những xu hướng được nhiều người dùng quan tâm để bạn có thể lên ý tưởng để triển khai các bài viết của mình.

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Phân tích đối thủ cạnh tranh là một trong những bước rất quan trọng trước khi bắt đầu triển khai kế hoạch SEO. Để có thể nghiên cứu đối thủ bạn có rất nhiều cách và nhiều công cụ khác nhau để hỗ trợ và Google Trends cũng có thể giúp bạn nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.

Mặc dù, Google Trends không phải công cụ chuyên dụng để phân tích nhưng những số liệu như: Tần suất tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cũng sẽ cho bạn những góc nhìn tổng quan về thị trường.

Giờ thì bạn đã biết chính xác Google xu hướng là gì và lợi ích mà nó mang lại rồi, bạn đừng bỏ lỡ với phần hướng dẫn sử dụng Google Trends – 8 Cách sử dụng để tăng hiệu quả SEO mới nhất hiện nay. Cùng đọc tiếp nhé!

1. Google Trends – Tạo và tối ưu hóa nội dung cho xu hướng theo mùa

Xu hướng theo mùa (Seasonal Trends) là một số chủ đề đáng tin cậy và nhất quán để đề cập.

Nó cung cấp một ngân hàng gồm các bài báo mà bạn có thể viết mỗi năm.

Để tận dụng sự gia tăng của các tìm kiếm, một số từ khóa sẽ thu hút. Bạn có thể tạo nội dung mới hoặc tối ưu hóa nội dung hiện có về các chủ đề này khi độ phổ biến của chúng đạt đỉnh cao.

Nhưng làm sao để bạn biết chính xác khi nào thì độ phổ biến của Query sẽ đạt đến đỉnh điểm. Chúng ta cùng tham khảo ví dụ cụ thể dưới đây!

Ví dụ: Hãy xem dữ liệu Google Trend cho từ khóa “umbrella” ở Mỹ.

xu hướng google từ khóa umbrella ở Mỹ
Google Trend cho từ khóa “umbrella” ở Mỹ

Và xu hướng tương tự ở Úc:

Google Trend cho từ khóa “umbrella” ở Úc
Google Trend cho từ khóa “umbrella” ở Úc

Bạn có thể thấy rằng truy vấn “umbrella” phổ biến nhất ở Mỹ vào tháng 6/2021, trong khi ở Úc cao điểm rơi vào tháng 1/2022. Đây là những tháng khi mùa mưa bắt đầu và mọi người nhận ra rằng họ không muốn bị ướt.

Vì vậy, nếu doanh nghiệp của bạn phụ thuộc vào mùa, bạn có thể nhanh chóng ước tính các đỉnh và đáy của doanh nghiệp bằng cách phân tích các truy vấn tìm kiếm có liên quan trong Google Trend.

Sau đó, bạn có thể sử dụng dữ liệu này theo hai cách:

Tạo nội dung có liên quan trùng với thời điểm cao điểm

Ví dụ: Nếu bạn sống ở Úc và bán Umbrella – ô, bạn nên tập hợp một “hướng dẫn chuẩn bị cho mùa mưa” và xuất bản vào tháng 1. Cuối cùng, đây là lúc khách hàng tiềm năng của bạn có nhiều khả năng tìm kiếm những thông tin đó nhất.

Tối ưu hóa các trang có liên quan hiện có trước thời điểm cao điểm

Giả sử bạn đã có “hướng dẫn chuẩn bị cho mùa mưa” hoặc thậm chí có thể là trang thương mại điện tử bán ô. Hãy bắt đầu ưu tiên tối ưu hóa các trang như vậy một vài tháng trước khi cao điểm xảy ra (tức là 2 – 3 tháng trước tháng 1, nếu bạn ở Úc).

Ví dụ: Bạn có thể bắt đầu chiến dịch xây dựng liên kết vào cuối năm 2021, điều này có thể dẫn đến việc tăng thứ hạng trong thời gian tìm kiếm cao điểm.

2. Tìm chủ đề theo xu hướng để bao quát trên Google Trends

Việc nắm chắc bao quát các sự kiện hiện tại sẽ giúp bạn giữ chân đọc giả, thu hút họ hơn bởi các bài viết với nội dung mà mọi người đang quan tâm. Họ cũng sẽ bắt đầu phụ thuộc vào bạn, thật tuyệt đúng không nào!

Để tìm các chủ đề theo xu hướng, sử dụng công cụ Search Trends (xu hướng tìm kiếm) trên Google Trend. Dùng Trending Searches, bạn có thể tìm các truy vấn tìm kiếm đã có mức độ phổ biến tăng vọt trong 24 giờ qua (ở bất kỳ vị trí nhất định nào).

Tại sao bạn cần  làm điều này?

Giả sử bạn đang tìm kiếm về chủ đề thể thao. Bạn kiểm tra Google Trends vào ngày 4 tháng 3 năm 2022 và thấy điều này:

google xu hướng
Dương Minh Tuyền đang là xu hướng!

“Thánh chửi” Dương Minh Tuyền đang là xu hướng!

Dưới đây là biểu đồ xu hướng tìm kiếm cho cụm từ “Dương Minh Tuyền” trong bảy ngày từ ngày 25/2/2021 – 4/3/2021:

xu hướng tìm kiếm
Xu hướng tìm kiếm “Dương Minh Tuyền”

Bạn có thể thấy rằng ngày 4 tháng 3 – Ngày mà chủ đề đang thịnh hành trên Google Trends. Hiện tại trên Internet đang lan truyền YouTube “Thánh chửi” Dương Minh Tuyền bị giang hồ mạng đâm trọng thương, vậy nên không khó hiểu khi đây là từ khóa được quan tâm nhiều nhất.

Nếu như bạn chưa biết phải tiếp cận SEO như thế nào? Thực Thi dự án SEO ra sao để có được hiệu quả? SEO Fundamental – khóa học cốt lõi nhất về SEO sẽ gúp bạn giải quyết các vấn đề trênĐăng ký học thử miễn phí ngay!

trial Seo Fundamental

#Ví dụ:

Cụm từ “Phụ nữ” không trở thành tìm kiếm thịnh hành cho đến ngày 20 tháng 10.

xu hướng tìm kiếm về phụ nữ
Xu hướng tìm kiếm cụm từ “Phụ nữ”

Nhưng vì ngày 20 tháng 10 là Ngày Phụ nữ Việt Nam nên lượng tìm kiếm ngay lập tức giảm vào ngày hôm sau.

Trong trường hợp này, trừ khi bạn đã chuẩn bị trước nội dung liên quan đến Ngày Phụ nữ Việt Nam, nếu không bạn đã đến quá muộn.

Nhưng làm thế nào để bạn biết được liệu một thuật ngữ xu hướng đã đạt đến đỉnh hay chưa? Chà, nếu đó là một thuật ngữ có khả năng tăng đột biến vào cùng một thời điểm hàng năm, hãy xem thời điểm đỉnh xảy ra vào năm ngoái.

Ví dụ: Ngày Phụ nữ Việt Nam rơi vào ngày 20 tháng 10 năm 2021. Một lần nữa, đây là thời điểm cao điểm xảy ra.

Bằng cách xem xét dữ liệu lịch sử, bạn có thể dự đoán liệu mối quan tâm đến một chủ đề thịnh hành có khả năng tăng hay giảm.

Vì vậy, hãy thử đưa ra một quan điểm trái ngược về một chủ đề mà bạn biết rằng hầu hết các đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ có cùng quan điểm.

Vòng quay độc đáo và mới mẻ của bạn sẽ thu hút nhiều sự chú ý của khán giả hơn và kiếm được số lần nhấp chuột của họ.

3. Đảm bảo mức độ phổ biến sẽ không làm lệch lượng tìm kiếm của từ khóa

Nếu bạn đang cố gắng xác định một chủ đề hay cho phần nội dung tiếp theo của mình, đừng viết một từ nào cho đến khi bạn đã kiểm tra chủ đề đó với Google Trends. Đơn giản, vì bạn không muốn lãng phí thời gian để tạo nội dung cho các chủ đề không phù hợp.

Ví dụ: Theo Ahrefs ’Keywords Explorer, thuật ngữ“ fidget spinner ”có search volume trung bình hàng tháng là 7300.

Còn thuật ngữ “yoyo” thì có trung bình 31.000 nghìn lượt tìm kiếm mỗi tháng.

lượt tìm kiếm trung bình
Search Volume trung bình hàng tháng

Độ khó của Từ khóa (KD) cho cả hai từ khóa này là tương đương nhau, sẽ hợp lý hơn nhiều nếu bạn tạo nội dung xung quanh thuật ngữ “yoyo”, phải không?

Dưới đây là so sánh của cả hai thuật ngữ trong Google Trends.

so sánh thuật ngữ trong ggoogle trend
So sánh của cả hai thuật ngữ trong Google Trends
thuật ngữ trong Google Trend tại Việt Nam
So sánh của cả hai thuật ngữ trong Google Trend tại Việt Nam

Bạn có thể thấy rằng mức độ phổ biến của “fidget spinner” đã tăng đột biến vào tháng 8 năm 2021. Nhưng kể từ đó, sự quan tâm đã giảm. Mặt khác, sự quan tâm đến yoyo (I love yoyos) vẫn ổn định. Trên thực tế, nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy rằng “yoyo” hiện là một thuật ngữ phổ biến hơn “fidget spinner”.

Bên cạnh đó, bạn có thể phân tích website của đối thủ để biết đối thủ đang cố gắng tối ưu từ khóa gì, để rồi tìm hiểu thử xem từ khóa ấy có thể trở thành một xu hướng mới hay không, nếu có, hãy cố gắng tối ưu SEO để bắt kịp hoặc thậm chí vượt xa đối thủ của bạn.

4. Google Trends giúp đánh giá nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ ở các khu vực cụ thể

Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể không giành được sự quan tâm của mọi người. Nhưng nếu bạn có thể nhắm đúng mục tiêu đến khách hàng tiềm năng, thì thời gian và tài nguyên của doanh nghiệp bạn sẽ được sử dụng hiệu quả hơn.

Ví dụ: Một cửa hàng bán áo khoác, muốn thúc đẩy kinh doanh hiệu quả. Thì việc họ cần là xác định đúng nhu cầu khách hàng khi nào là cao điểm. Chính vì vậy việc theo dõi kiểm tra độ phổ biến của keyword “Áo khoác mùa đông” theo từng khu vực, thời gian sẽ giúp họ nhận định được khi nào cần thúc đẩy và đối tượng họ hướng đến là ai.

Và sau khi tìm các vị trí mà từ khóa phổ biến nhất, bạn có thể chạy các chiến dịch Google Adwords. Từ các chiến dịch cụ thể bạn có thể tối ưu hóa các từ khóa trong nội dung đến từng đối tượng trong thời điểm có nhu cầu cao.

5. Xác định nguyên nhân của việc giảm lưu lượng truy cập tự nhiên

Đôi khi, nếu một trong những bài đăng trên blog của bạn bị giảm lưu lượng truy cập tự nhiên (Organic Traffic), thì đó không phải lúc nào cũng là lỗi từ nội dung của bạn.

Những từ khóa mà nó xếp hạng có thể làm mất đi sự phổ biến của khán giả. Để xác định chính xác những gì khiến cho lưu lượng Organic Traffic của bạn bị tuột dốc, Google xu hướng có thể vẽ một bức tranh rõ ràng cho bạn.

Bằng cách sử dụng các từ khóa hàng đầu mà bài đăng của bạn xếp hạng vào Google Trends – Google xu hướng và kiểm tra xu hướng phổ biến của nó theo thời gian, bạn sẽ biết liệu bạn có cần cập nhật bài đăng của mình hay liệu khán giả của bạn có mất hứng thú với các từ khóa hay không.

Chẳng hạn, nếu các từ khóa hàng đầu của bài đăng phổ biến thì độ phổ biến của bạn là ổn định hoặc tăng lên, bạn cần cập nhật bài viết của mình với thông tin mới hơn và toàn diện hơn.

Nếu độ phổ biến từ khóa giảm, khán giả của bạn sẽ mất hứng thú với chủ đề bao quát. Trong trường hợp đó, bạn khó có thể làm gì để tăng lưu lượng Organic Traffic của mình.

6. Tìm các từ khóa “đuôi dài” (Long-Tail) trên Google Trends

Với tính năng truy vấn liên quan của mình, Google Trends không chỉ là một công cụ nghiên cứu từ khóa mà còn là công cụ để phát triển toàn bộ chiến lược nội dung của bạn.

Sau khi gắn keyword, Google Trends sẽ hiển thị 20 query liên quan xu hướng hàng đầu và 25 Query liên quan phổ biến nhất.

Sau đó, bạn có thể gắn các từ khóa liên quan này vào một phần mềm SEO, như Ahrefs hoặc SEMrush, để kiểm tra độ phức tạp của từ khóa, search volume và tìm thêm các từ khóa liên quan.

Cuối cùng, quá trình này sẽ giúp bạn bao quát các chủ đề theo xu hướng và phổ biến, cái mà có thể thu hút rất nhiều lưu lượng truy cập tự nhiên.

7. Xác định xem một chủ đề có tốt hơn cho video

Một từ khóa phổ biến đang ở mức độ giảm dần trên tìm kiếm trên website, điều đó không nhất thiết có nghĩa là bạn cần loại bỏ nó khỏi toàn bộ nội dung.

Một từ khóa mất độ phổ biến trên tìm kiếm trên web thực sự có thể trở nên phổ biến trên tìm kiếm YouTube.

Chẳng hạn, nếu bạn nhìn vào biểu đồ Google Trends cho từ khóa “Content Marketing” của Google, bạn sẽ thấy độ phổ biến từ khóa này trên tìm kiếm của Google đã tăng/giảm ổn định trong năm qua.

biểu đồ google trends
Biểu đồ Google Trends cho từ khóa “Content Marketing” của Google

Nhưng nếu bạn gắn từ khóa này vào Google Xu hướng Vietnam để tìm kiếm trên YouTube, bạn sẽ thấy rằng độ phổ biến của nó tăng lên theo từng giai đoạn.

tìm kiếm Google Trends trên YouTube
Từ khóa “Content Marketing” vào Google Trends để tìm kiếm trên YouTube

Chỉ nhìn vào biểu đồ của Google Trends để tìm kiếm trên YouTube có thể sẽ khiến bạn nghĩ rằng từ khóa này đã mất sự phổ biến, nhưng sự phổ biến của luân chuyển từ tìm kiếm trên YouTube sang tìm kiếm trên web và ngược lại.

Hay nói cách khác, từ khóa này vẫn là một chủ đề có giá trị trên mạng. Bạn có thể vừa làm video và làm bài viết trên web dựa vào các giai đoạn nghiên cứu trên Google Trends.

Bạn có thể truy cập vào Google Trends để tìm kiếm thông tin hoặc nhận thông tin về mail bằng cách đăng ký để nhận những thông tin hot liên quan đến từ khóa bạn muốn.

Đầu tiên hãy truy cập https://trends.google.com/trends/subscriptions.

Chọn “Thêm đăng ký”. Nhập từ khóa bạn muốn theo dõi, chọn địa điểm theo dõi và tần suất theo dõi. Cuối cùng bấm “Đăng ký”.

Có nhiều công cụ giúp bạn tìm kiếm và nghiên cứu từ khóa miễn phí, nhưng việc sử dụng và khai thác hiệu quả và đối đa lợi ích của một công cụ sắc bén cũng giúp bạn có được nhiều thông tin bổ ích.

Google chính là công cụ tìm kiếm thông tin lớn và đáng tin cậy nhất thế giới, minh chứng là tất cả mọi người đều chọn sử dụng công cụ này. Google phát triển bền vững và bắt kịp các xu hướng hiện đại, nó hỗ trợ công việc làm SEO rất nhiều trong những năm gần đây.

Ngoài ra, Google có những thuật toán đánh giá để giúp bạn có thứ hạng cao hơn khi tối ưu website hay sử dụng các chiến dịch quảng cáo có trả phí hay hiển thị danh sách doanh nghiệp của Google. Bên cạnh đó, bạn cần cập nhật 2 xu hướng quan trọng của Google search để giúp doanh nghiệp tiếp cận gần và thu hút khách hàng nhiều hơn vào năm 2022.

Một người làm SEO chắc chắn bạn biết rằng Google Business Profile là hồ sơ quan trọng nhất trong tất cả các hồ sơ bạn đã thiết lập.

Tìm kiếm Zero-click

Zero-click có nghĩa là bạn không cần click vào nội dung mà vẫn tìm kiếm ra kết quả, theo thống kê có hơn 50% người dùng kết thúc việc tìm kiếm mà không cần click chuột. Hãy đơn giản hơn nghĩa là bạn nhận được từ khóa liên quan đến thông tin bạn muốn tìm kiếm ngay trên thanh công cụ tìm kiếm của Google.

tìm kiếm Zero-click
Tìm kiếm Zero-click

Google đã thay đổi nhiều trong 10 năm qua, phát triển và cải tiến rất nhiều để tạo ra công cụ tìm kiếm hoàn hảo nhất. Google tìm kiếm không đơn giản sẽ hiển thị danh sách 10 kết quả website nữa mà trở thành một trang tương tác đa phương diện. Điều đó có nghĩa là gì? Ngoài kết quả Google còn hiển thị các boxe trả lời, thẻ thông tin, danh sách local map,…

Tìm kiếm Zero-click diễn ra ở đầu trang trên thanh công cụ tìm kiếm, sau đó Google đưa ra một loạt câu trả lời và còn cho phép người dùng tìm thấy các thông tin liên quan mà không cần click hay tìm kiếm thêm.

Ngoài ra, danh sách Google My Business sẽ hiển thị Google Map và các local result của Google Search. Một website cập nhật thông tin hoàn chỉnh sẽ hiển thị đầy đủ thông tin mà người dùng cần để họ quyết định có liên hệ với bạn hay không.

Điều này diễn ra ngay cả khi họ không click vào website của bạn, đây là điều Google xu hướng tạo ra khi tìm kiếm Zero-click. Mọi người sẽ tiết kiệm được thời gian tìm kiếm và đưa ra kết quả tốt nhất khi không cần click vào kết quả.

Nên làm gì với Google xu hướng tìm kiếm Zero-click?

Để tiếp cận với người dùng, doanh nghiệp của bạn cần phải nằm trong danh sách được Google liệt kê. Sau đây là cách để nằm trong danh sách đó.

  • Tạo Google My Business Profile

Để tạo Google My Business Profile, truy cập Google.com/business và tạo tài khoản theo hướng dẫn.

  • Claim your listing

Hãy gửi danh sách Google yêu cầu để Google tiến hành kiểm soát profile của bạn. Để làm điều này hãy tìm kiếm tên doanh nghiệp bạn trên Google Maps. Khi doanh nghiệp bạn hiện lên hãy chọn “Claim your listing” và làm theo hướng dẫn. Nếu doanh nghiệp bạn không hiển thị thì bạn cần thêm địa điểm cho doanh nghiệp trước, sau đó làm theo hướng dẫn.

  • Cung cấp tất cả thông tin của bạn

Hãy điền tất cả các thông tin vào Profile. Nếu không bạn chỉ cần điền các thông tin cơ bản như thông tin liên hệ, địa chỉ, category. Trong đó, category rất quan trọng, nó cho người tìm kiếm biết doanh nghiệp của bạn mà không cần biết đến tên doanh nghiệp. Bạn có thể chọn nhiều category thích hợp để định hướng nội dung website.

Tìm kiếm “Near me”

Lượng tìm kiếm near me trong năm nay tăng 150% so với năm ngoái. Biểu đồ chỉ kết quả tìm kiếm “near me” liên tục tăng trong 5 năm qua.

Trái ngược với việc nhập vị trí hay zip code, việc tìm kiếm near me đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều. Lý do là Google đã định vị được vị trí của bạn, khi bạn muốn tìm kiếm gì đó xung quanh thì radar tìm kiếm cục bộ cửa hàng tiện lợi, rạp chiếu phim, ngân hàng, khách sạn. Các công ty thời trang, các local business owner cũng tối ưu việc tìm kiếm near me để mang lại sự thành công và tiếp cận gần hơn với khách hàng.

Nên làm gì với Google xu hướng tìm kiếm “Near me” hiện nay?

  • Tạo và cập nhật danh sách Google My Business

Như đã nói trên danh sách Google My Business là bộ Profile quan trọng nhất trong tất cả, là thứ đầu tiên xuất hiện khi tìm kiếm local keywords. Nó cho người dùng thấy các thông tin cần thiết như địa chỉ, hình ảnh, chỉ đường, đánh giá,…Những thông tin đó sau này sẽ cần khi bạn tìm kiếm từ khóa “nearby”.

  • Giúp website Mobile-friendly hơn

Chính vì từ khóa near me được thực hiện nhiều và hầu hết là khi mọi người đang ở ngoài và không biết rõ xung quanh có gì nên sẽ tìm kiếm không chủ đích. Việc tối ưu website để tương thích với điện thoại là rất cần thiết, mọi người hầu hết đều sử dụng điện thoại khi ra đường.

  • Giữ Details Consistent cho toàn bộ website

Hãy tạo phần nội dung “Contact” tiêu chuẩn, vì đây là điều cần thiết và bắt buộc cần có. Google sẽ thực hiện các công việc của bạn dễ dàng hơn ngay cả với thông tin ở phần footer.

  • Viết blog và nhận Local Backlinks

Blog là một cách tốt để tạo ra local links, ngoài ra nó còn giúp thuyết phục khách hàng mua sản phẩm trong giai đoạn nghiên cứu sản phẩm. Khách hàng thường tìm kiếm thông tin nhiều nhất trong giai đoạn này, thông tin càng đầy đủ và chi tiết sẽ giúp khách hàng quyết định nhanh hơn.

Kết luận

Hy vọng qua bài viết này, bạn nắm rõ hơn cho mình Google Trends là gì cũng như 8 cách sử dụng Google Trends để nắm bắt tốt xu hướng và cải thiện nhanh chóng hiệu quả SEO của mình.

Ngoài ra vẫn còn hai công cụ miễn phí khác của Google hỗ trợ đắc lực cho người làm SEO, đó là Google Tag Manager và Google Search Console. Tôi đã có video hướng dẫn đầy đủ cách sử dụng 2 công cụ này để tăng hiệu quả SEO.

Mời bạn tham khảo:

Nguồn tham khảo:

có thể bạn quan tâm

Posted

in

by