Có một tin đồn là:
“Nếu bạn có nhiều link out ở trên website, website của bạn sẽ bị mất đi sức mạnh và giảm thứ hạng SEO…“.
Sự thật nó chỉ đúng một nửa mà thôi.
Cũng vì tin đồn đó mà rất nhiều bạn đã “khinh thường” và lãng quên đi sức mạnh của các External link. Hôm nay tôi sẽ cho bạn thấy 3 sự thật về Outbound Link khi sử dụng đúng cách, đó là:
- Tăng trưởng thứ hạng SEO
- Xây dựng mối quan hệ và phát triển với các website khác
- Bảo vệ PBN
Nhưng trước tiên thì tìm hiểu định nghĩa đường link là gì và External Link là gì trước đã.
Link là gì?
Link là một liên kết có thể nhấp/ click vào trên trang web điều hướng người dùng từ trang này sang một trang khác bất kỳ. Thông thường link có thể hiển thị ở dạng text, hình ảnh, hay một nút lệnh CTA, …
Dựa vào điểm đến của liên kết (điều hướng người dùng đến một trang trên cùng domain hay chuyển hướng đến một domain khác) mà đường link có thể chia làm 3 loại liên kết chính:
- Internal link
- External link (Outbound link)
- Inbound link
Ở bài viết này tôi sẽ đi sâu phân tích cụ thể sự thật ít người biết về External link.
External link (Outbound link) là gì?
External Link (hay Outbound Link) là những liên kết trên website của bạn trỏ đến những trang web khác trên Internet. Cùng với internal link, external link là một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần giúp công cụ tìm kiếm hiểu được lĩnh vực mà bạn đang làm và tăng chất lượng trang web trong SEO blog của bạn.
Các quản trị viên website luôn miễn cưỡng sử dụng external link. Vì họ có cảm giác là nó sẽ làm hại đến trang web. Điển hình như:
- Khách hàng click vào external link sẽ rời khỏi trang web và một đi không trở lại.
- Các công cụ tìm kiếm sẽ phạt website của tôi nếu tôi liên kết tới “những người hàng xóm xấu bụng”.
- Trỏ link tới những trang web có PageRank thấp hơn trang web của mình sẽ làm thất thoát sức mạnh.
- ….
Chắc bạn cũng thường nghe nhắc đến Internal link? Vậy External link và internal link có gì khác biệt?
External link vs Internal link
External link và internal link đều là một phần quan trọng trong SEO Onpage. Chúng đều nhằm mục đích nâng cao vị trí website của bạn trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm.
Vậy chúng khác biệt như thế nào?
External link | Internal link | |
---|---|---|
Đặc điểm | – Từ một domain của bạn trỏ đến một domain khác – Từ website của bạn trỏ đến các chương trình affiliate. |
– Bài viết của bạn trỏ đến một bài viết trong cùng domain của bạn. – Ví dụ: Link chèn ở thanh menu ở đầu website, internal links này. |
Lợi ích | – Đây là một nguồn traffic miễn phí, tuyệt vời. – Kết nối độc giả với các tài nguyên khác có giá trị. |
– Mang lại lợi ích SEO cho website của bạn. => Googlebot truy cập vào website của bạn theo các liên kết để khám phá và lưu trữ nhiều trang liên quan nhất có thể trong một lần truy cập. – Xây dựng cấu trúc của website, sắp xếp nội dung trên website được rõ ràng hơn. => Người dùng dễ dàng tìm thông tin nhanh chóng hơn. |
Nhìn chung, cả external và internal link đều có một vị trí quan trọng trong chiến lược SEO.
Đọc thêm SEO và Internal Links:
Sự thật về Outbound Link là gì?
Sử dụng liên kết ngoài để cung cấp thêm thông tin tham khảo cho người dùng là điều cực kỳ cần thiết. Điều ấy chứng tỏ website bạn đang cung cấp thông tin đáng tin cậy. Người dùng có khả năng cao sẽ quay lại website của bạn vào lần tới.
Đừng quên! Ngay cả những nhà khoa học ưu tú cũng phải trích dẫn các bài báo cáo uy tín từ nguồn khác trên chính tác phẩm nghiên cứu của họ.
Với những external links này, bạn cho độc giả thấy rằng:
- Thông tin bạn cung cấp không phải là điều bạn tự bịa ra.
- Chủ đề bài viết của bạn đã được nghiên cứu chuyên sâu.
- Bài viết của bạn chứa nhiều nguồn thông tin hữu ích.
Và đây không chỉ là ý kiến của tôi. Đã có một nghiên cứu chứng minh rằng, khi bạn link out ra các trang có nội dung thông tin có giá trị. Tối ưu external link hiệu quả sẽ giúp bạn cải thiện kết quả SEO.
Chắc bạn vẫn chưa tin. Kéo xuống đọc tiếp!
Tầm quan trọng của External Link trong SEO
Không chỉ tôi mà các SEOers hàng đầu vẫn luôn tin rằng external link là một trong những yếu tố xếp hạng quan trọng nhất của website.
Đơn giản vì 2 lý do chính:
External link thể hiện mức độ phổ biến của Page
Traffic của một website thường được xem là một chỉ số khá “lộn xộn” và khó để các công cụ tìm kiếm đo lường chính xác. Trong khi đó, External Link lại là một chỉ số ổn định và dễ đo lường hơn.
Thông thường số liệu traffic được ẩn trong nhật ký của máy chủ riêng. Trong khi các external link được hiển thị công khai và dễ dàng lưu trữ.
Cũng vì lý do này mà external link được xem là một số liệu tuyệt vời để xác minh mức độ phổ biến của page. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp chỉ số này với các chỉ số liên quan khác (vd như pagerank chẳng hạn). Điều này sẽ có thể giúp website bạn nhanh chóng xuất hiện trên kết quả truy vấn của người dùng.
Liên kết ngoài cung cấp nội dung có tính liên quan
Bạn phải hiểu rằng:
Nếu nội dung không liên quan, bạn cũng chẳng dại gì liên kết đến nó. Trừ khi bạn đang cố tình spam link vì một mục đích nào đó.
Do vậy, khi link đến các trang liên quan. Bạn đang góp phần tạo ra một cộng đồng cung cấp kiến thức mang lại giá trị vô cùng to lớn trên Internet.
Giả sử bài viết của tôi đang đề cập đến “external link – liên kết ngoài” của SEO nhưng tôi lại đặt outbound link đến bài viết về “Hướng dẫn đi du lịch Thái Lan” thì external link của tôi chẳng mang chút giá trị nào.
Chắc chắn tôi sẽ muốn link đến các bài viết chất lượng cung cấp thêm giá trị liên quan đến “external link” cho bài viết này rồi.
Chèn link trích dẫn nguồn tham khảo cũng được xem là một cách bạn cung cấp thông tin liên quan đến cho người dùng.
Tuy nhiên hãy…
Sáng suốt trong việc chọn lựa External Links
Bằng cách liên kết tới các trang web tốt với thông tin chất lượng. Bạn sẽ tăng độ tin cậy của trang web mình lên. Nhưng có một số loại liên kết cần phải tránh như sau:
- Liên kết tạo ra không kiểm soát được. Chẳng hạn như liên kết do người dùng tạo ra trong quá trình tương tác trên website – Blog comment.
- Các liên kết đến nội dung được quảng cáo trả tiền.
Kiểm soát các External link trên Blog comment
Việc cho phép độc giả chèn hàng chục hoặc hàng trăm link trên trang web mình là sai lầm. Vì bạn đang biến website mình thành 1 trang “link farm” ai cũng có thể lấy backlink. Và điều này tất nhiên sẽ làm Google chú ý đến bạn. Không sớm thì muộn website của bạn cũng sẽ dính án phạt của Google.
Nếu bạn cho phép để lại bình luận (blog comment) chèn link được trên website của mình. Bạn nên kiểm duyệt để đảm bảo rằng chúng không phải là link dạng spam.
Ví dụ: Tôi cho phép người đọc blog để lại URL của họ trong phần khai báo thông tin tài khoản. Nhưng nếu họ spam, chèn URL website trong nội dung phần nhận xét, chắc chắn tôi sẽ liệt nó vào spam hoặc trash rồi.
Bài viết liên quan:
Công cụ tối ưu Onpage khác: thẻ meta description – giúp tăng tỉ lệ người dùng click vào bài viết nhờ đoạn thông tin tổng quát mà họ sắp truy cập. Tìm hiểu ngay!
Hạn chế link đến các trang quảng cáo trả tiền
Nếu bạn link đến các trang quảng cáo, rất có thể làm cho người dùng cảm thấy phiền nhiễu. Hãy đặt mình vào vị trí người dùng.
Chắc chắn người dùng đang biết bạn đang link tới trang này nhằm mục đích quảng cáo. Và họ có xu hướng tắt ngay trang ấy đi vì chỉ thấy toàn quảng cáo mà không có thông tin hữu ích nào.
Nhiều bạn sẽ xóa external link đó ngay. Còn bạn?
Bạn nên thêm thuộc tính rel = “nofollow” vào tất cả các external link trong cả 2 trường hợp trên. Để đảm bảo rằng bạn không truyền đi sức mạnh website của bạn tới các trang web khác và giúp giảm tỷ lệ spam.
Đối với các đường link có nội dung quảng cáo. Bạn cũng nên gợi ý rõ ràng hơn cho người dùng. Nếu độc giả muốn click vào quảng cáo, họ sẽ làm. Điều quan trọng, họ đã biết trước rằng đó là một mẫu thông tin quảng cáo.
Liên kết các trang liên quan, chất lượng tránh Google phạt
Các External Link tốt là liên kết đến các trang web có nội dung liên quan, cung cấp thêm thông tin bổ sung về chủ đề của bạn. (bạn cũng nên để dofollow trong trường hợp này).
Hãy nhớ rằng, chỉ khi bạn liên kết tới các trang web spam và các trang “link farm” thì bạn mới bị phạt (hoặc giảm giá trị website bạn).
Đừng bao giờ link đến những trang web nội dung xấu. Đây là những trang web mà khách hàng không muốn ghé thăm. Cực kì vô lí nếu bạn làm vậy ngay cả khi bạn không quan tâm đến thuật toán xếp hạng của Google.
Lỡ khách hàng bạn click vào một đường link trên website bạn và dẫn đến một trang web spam. Họ sẽ nhớ rằng chính bạn đã gửi họ cái link spam này. Và chắc chắn họ sẽ giữ mãi ấn tượng xấu về bạn.
Link out ra các trang uy tín để bảo vệ PBN
Một trong những cách bảo vệ PBN cũng như hệ thống vệ tinh là dùng link out ra các trang uy tín. Tôi có chia sẻ rất cụ thể qua video bên dưới cho bạn:
Xây dựng mối quan hệ & tăng Traffic
Nhiều quản trị web sử dụng liên kết ngoài để kết nối, tạo mối quan hệ tới các trang web khác trong cùng lĩnh vực. Nếu để ý, bạn sẽ thấy điều này rất nhiều. Các blogger rất thích sử dụng. Và ngày càng có nhiều trang web liên kết đến website của họ, từ đó tăng view cho website một cách tự nhiên.
Khi bạn đi liên kết đến một trang web, họ sẽ thấy tên website của bạn trong list liên kết của google search console hoặc qua Ahrefs. Cũng từ đó trở đi, bạn có thể dễ dàng tạo dựng mối quan hệ, phát triển với họ lâu dài sau này.
Ngoài việc sáng suốt trong việc chọn lựa external links bạn cũng cần lưu ý:
8 loại link nên tránh chọn đặt External Link
Ngoại trừ liên kết đến một trang chính thức của chủ đề bài viết thì bạn nên tránh cung cấp external link tới:
- Bất kì website nào lặp lại thông tin đã có trong bài viết.
- Các trang web đánh lừa người đọc bằng cách sử dụng tài liệu không được xác thực hoặc không thể kiểm chứng.
- Các website chứa phần mềm độc hại, tệp độc hại. Đặc biệt là các web khai thác các nội dung bất hợp pháp.
- Những liên kết chủ yếu nhằm quảng bá một website. Ví dụ như các trang gây quỹ cộng đồng, kiến nghị trực tuyến.
- Những website riêng lẻ chủ yếu dùng để bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho các website có số lượng quảng cáo lớn. Ví dụ: bài viết về điện thoại di động không nên liên kết đến các trang web chủ yếu quảng cáo các sản phẩm hoặc dịch vụ của điện thoại di động.
- Các website yêu cầu thanh toán hoặc đăng ký để xem nội dung có liên quan.
- Các web không thể truy cập được với số lượng người dùng lớn. Ví dụ như những trang chỉ hoạt động với một trình duyệt cụ thể hoặc ở một quốc gia cụ thể.
- Liên kết trực tiếp đến các tài liệu yêu cầu các ứng dụng hoặc plugin bên ngoài như Flash hoặc Java để xem content.
- Các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, các diễn đàn hay nhóm thảo luận như Yahoo!,…
- Blog cá nhân và những người nổi tiếng cũng được liệt kê vào danh sách này.
- Các trang web chỉ liên quan gián tiếp đến chủ đề của bài viết. Các liên kết phải liên quan trực tiếp đến chủ đề của bài viết. Không nên liên kết đến những website có thông tin về nhiều chủ đề.
- Danh sách các links tới nhà sản xuất, nhà cung cấp hay khách hàng.
Tiếp theo đây tôi sẽ chỉ ra cho bạn 9 loại links mà bạn nên tránh khi chọn đặt external link:
#1. Đặt các External Links trong danh sách
Bạn có thể đặt external link ở cuối bài viết nơi có chứa danh sách nhúng. Nhưng không nên đặt các external link trong các danh sách này vì chúng chủ yếu dùng để cung cấp thông tin trực tiếp và điều hướng nội bộ.
#2. Liên kết đến trang tiểu sử cá nhân
Trong trang tiểu sử của một ai đó thì các thông tin vẫn đang được nghi vấn và chưa xác thực. Vì thế, bạn phải kiểm tra chúng một cách kĩ càng.
Nếu không thể xác thực thì không nên dùng để đặt các external links.
Tiêu chuẩn cho external links trong tiểu sử của một cá nhân thường phải chất lượng cao hơn so với các bài viết khác.
#3. Link đến website yêu cầu đăng ký để xem thông tin
Bạn nên tránh chèn các external link đến các trang web yêu cầu đăng ký hoặc trả phí mới có thể xem nội dung. Hầu hết người dùng sẽ không thực hiện thao tác này.
Chẳng hạn:
- Facebook và một số tờ báo online thường yêu cầu đăng ký để truy cập một số hay tất cả nội dung của họ.
- Các tạp chí trực tuyến cũng yêu cầu việc đăng ký để xem các nội dung cao cấp. Thậm chí người đọc còn phải mất phí cho những bài báo hay tạp chí cũ được lưu trữ.
Trừ khi chúng là chủ đề chính của bài viết hoặc là một tài liệu tham khảo cần thiết đưa nguồn tham khảo thì bạn mới cần tạo liên kết ngoài cho nó.
Hãy chọn trích dẫn các nguồn có thẩm quyền nhất cho bài viết thay vì một bản sao trên blog của một ai đó.
Tuy nhiên nếu có một phiên bản miễn phí có sẵn và không vi phạm bản quyền thì ngần ngại gì nữa. Link đến trang đó ngay và liền thôi!
#4. Liên kết đến nội dung không phải tiếng Việt
Điều này được xem như luật bất thành văn rồi. Tôi luôn ưu tiên liên kết các trang web tiếng Việt để đối tượng đọc blog của tôi không cần tốn nhiều thời gian để hiểu nó.
Bạn vẫn có thể liên kết đến một trang web không phải tiếng Việt. Với điều kiện:
- Trang web chính thức không có sẵn tiếng Việt hoặc bạn muốn liên kết đến các bài viết bằng ngôn ngữ gốc của nó.
- Website chứa các công cụ hỗ trợ trực quan như bản biểu, sơ đồ, bản đồ theo hướng dẫn không cần sử dụng tiếng Việt. Bạn có thể dễ dàng nắm được thông tin mà không cần đọc đoạn text đó.
- Đó là tài liệu tham khảo viết dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau.
#5. Liên kết đến các trang điều hướng
Đừng liên kết đến các trang đã được điều hướng sang một url khác. Điều này được liệt kê vào danh sách các trang spam, thường xuyên được các link spammer sử dụng.
Giả sử trang web của bạn đang viết về chủ đề “cách phối quần áo đơn giản” để làm rõ ý, bạn link đến một trang web khác bán “thời trang công sở“. Có vẻ cũng hơi liên quan đúng không?
Nhưng trang web “hơi bị liên quan” đó lại bị redirect sang một trang khác về “khóa học SEO“.
Liệu external link bạn chèn vào có mang lại giá trị? Người dùng liệu có đánh giá cao nội dung bạn muốn truyền đạt? Tất nhiên là KHÔNG.
#6. Website giàu media
Bạn có thể liên kết đến các trang được hiển thị bằng HTML thông thường hoặc các văn bản thuần túy. Tuy nhiên bạn nên cân nhắc khi chèn liên kết đến các trang định dạng media. Chúng thường không tương thích với nhiều loại cài đặt và trình duyệt của người dùng.
Bạn nên:
- Check xem loại content của trang được liên kết là text/html, text/plain, application/xhtml+xml hoặc một loại content XHTML khác.
Bởi vì một số trang chỉ có thể hiển thị bằng các plugin nền tảng như Adobe Flash hay Microsoft Silverlight.
- Tránh liên kết đến bất kì nội dung nào yêu cầu các phần mềm đặc biệt hoặc tiện ích bổ sung cho trình duyệt. Ưu tiên liên kết đến những trang được hiển thị bằng HTML thông thường.
- Nếu trang tự động phát nhạc hoặc âm thanh khác khi người dùng truy cập, hãy thêm mẫu {{plays audio}} như một phép lịch sự để tránh gây bất ngờ cho người dùng.
#7. Liên kết đến các trang web video do người dùng gửi
Mặc dù không có lệnh cấm nào đối với liên kết đến trang Youtube hay các trang web video do người dùng gửi. Tuy nhiên các links này phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định.
Nhiều video trên Youtube hoặc các website tương tự không đáp ứng được các tiêu chuẩn để đặt external link. Yếu tố quan trọng đó chính là bản quyền. Các link này nên được đánh giá và xác định các phần mềm bổ sung cần thiết để người đọc xem nội dung.
#8. Tránh đưa ra quá nhiều lập luận cho các luận điểm cụ thể
Nếu bài viết chứa nhiều luận điểm, bạn không nên cung cấp quá nhiều liên kết dẫn chứng cho một luận điểm.
Ví dụ, tôi đưa ra một luận điểm “chèn external link rất quan trọng trong SEO“, và tôi cung cấp cả 3 dẫn chứng cho luận điểm này bằng cách chèn 3 external link. Trong khi tôi không chèn bất cứ external link nào để giải thích
Điều đó mang lại sự bất công không đáng có cho các quan điểm thiểu số.
Kết luận
Bây giờ bạn đã hiểu rõ External Links là gì chưa?
Mọi điều tôi cần truyền tải để bạn hiểu rõ bản chất của External Link hay còn gọi là Outbound Link, tôi đã chia sẻ với bạn rồi. Lúc này, mọi quyết định về việc có sử dụng Outbound Link hay không là tùy vào bản thân bạn.
Tuy nhiên, tôi chân thành khuyên bạn rằng:
Nên cân nhắc kiểm tra External Link vào trang web của mình. Bạn có thể sẽ rất ngạc nhiên trước những cơ hội mà nó mang đến. Và website bạn sẽ được cải thiện vì điều ấy.
Chúc bạn thành công!
Tài liệu tham khảo:
-
- “External Links” – Moz
https://moz.com/learn/seo/external-link - “Explore What External Links Are and How to Use Them Properly” – Sitechecker
https://sitechecker.pro/external-links/ - “The Difference Between External and Internal Links” – Entrepreneur
https://www.entrepreneur.com/article/283204
- “External Links” – Moz