Chương 2: Căn bản về SEO

Trước khi bước vào tìm hiểu các kĩ thuật cũng như phương pháp học SEO web hiệu quả 2020. Hãy bắt đầu từ những kiến thức nền tảng nhất về SEO.

Chương 2 của bài viết hướng dẫn SEO web này sẽ giúp nhiều người hiểu rõ được toàn bộ khái niệm trong Search Engine Optimization cũng như cách thức hoạt động của công cụ tìm kiếm. Cùng xem nhé!

SEO là gì?

Thứ hạng của website trên trang SERPs càng cao thì website càng có nhiều lượt tiếp cận.

Nghề SEO ra đời từ những năm 90 khi công cụ tìm kiếm (Search Engine) lần đầu tiên được biết đến. Ngày nay, đối với nhiều người, SEO website đã trở thành chiến lược tiếp thị thiết yếu và là lĩnh vực phát triển mạnh mẽ.

Nếu bạn muốn học SEO website, bạn nên chuẩn bị cả tâm lý lẫn kỹ năng để có thể thực hiện những công việc đòi hỏi sự sáng tạo, giỏi kỹ thuật và giỏi phân tích. Mỗi kỹ năng sẽ hướng đến các mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung về mục tiêu của mọi người đó là có được thứ hạng cao nhất trên trang kết quả của Google.

hướng dẫn tối ưu seo website
Học SEO website cần sự sáng tạo, kỹ thuật và khả năng đo lường, phân tích dữ liệu

Nói một cách đơn giản, SEO website là tối ưu đúng trang website để doanh nghiệp có thể tiếp cận đúng tệp khách hàng tiềm năng.

Để làm SEO website tốt, trang web của bạn không chỉ cần một cấu trúc hoàn hảo, nền tảng kỹ thuật tốt, mà content trên web phải chất lượng và được tối ưu hóa phù hợp với nhu cầu của người đọc.

Và tất nhiên, nội dung này phải cực kỳ ấn tượng để những website khác sẵn sàng chia sẻ bài viết của bạn và dẫn link về.

SEO website có khó không?

Các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo! và các trang website khác lập thứ hạng trên trang SERP dựa trên các thuật toán xếp hạng khác nhau.

Chúng ta có thể xác định các thuật toán này không? Có và không! Hãy để tôi giải thích cho bạn!

Google sử dụng hơn 200 yếu tố xếp hạng. Mặc dù bạn đã biết đến kha khá trong số chúng như:

  • Content chất lượng
  • Số lượng và chất lượng backlinks
  • Các kỹ thuật tăng tốc độ tải trang, …

Tuy nhiên, nhiều yếu tố xếp hạng khác vẫn được giữ bí mật và không một SEOer nào có thể khẳng định chắc chắn rằng họ có thể nắm được toàn bộ các yếu tố này.

Tất nhiên, bạn không cần phải biết tất cả các yếu tố để đua thứ hạng cho trang web của mình. Để hiểu SEO website là gì, hãy tưởng tượng nó như một bát súp. Tôi sẽ dùng hình ảnh này để mô tả như sau:

3 Yếu tố quan trọng trong SEO website

Có 3 yếu tố cấu tạo nên SEO website: backlink, content và technical trong website

Có 3 phần cấu tạo quan trọng:

  1. Cái bát: đại diện cho những kỹ thuật đằng sau trang web (SEO technical và SEO onpage). Nếu không có cái bát thích hợp, đúng kích cỡ để lượng súp đã nấu, súp sẽ tràn ra khắp bàn, đúng không nào?
  2. Súp: đại diện cho content của trang web của bạn – đó là phần quan trọng nhất. Content kém chất lượng khiến trang web có thứ hạng thấp.
  3. Gia vị: đại diện cho các backlink chất lượng, làm tăng tính thẩm quyền và độ uy tín (authority và trust) của trang web. Thành phần cuối cùng để làm cho súp SEO của bạn hoàn hảo.

Người dùng internet sử dụng các công cụ tìm kiếm khi họ đang tìm thông tin, sản phẩm hay dịch vụ. Hẳn, bạn sẽ muốn doanh nghiệp mình xuất hiện khi người dùng search các thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của mình đúng không?

Thế thì không quan trọng bạn đang bán sản phẩm, dịch vụ, blog hay bất cứ thứ gì khác, SEO web là điều bắt buộc bạn cần làm để người dùng tìm thấy doanh nghiệp bạn!

Nếu được thực hiện đúng cách, SEO web sẽ cải thiện thứ hạng website bạn trong trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs – Search Engine Result Pages). Thứ hạng cao hơn có nghĩa là lượng truy cập vào web của bạn cao hơn. Từ đó mang lại giá trị chuyển đổi.

Tóm lại thì, nếu bạn muốn đạt được thành công cùng trang web của mình, bạn cần phải thực hiện SEO.

seo online
Muốn website phát triển thành công bạn nhất định phải làm SEO

Học SEO website sao cho hiệu quả?

Ngay cả những thay đổi nhỏ và cơ bản cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong cách mà các công cụ tìm kiếm “quét” trang web của bạn.

Trong hướng dẫn SEO web cơ bản dành cho người mới bắt đầu này, tôi sẽ bao quát tất cả các chủ đề quan trọng và kiến ​​thức cơ bản về cách SEO top Google để bạn có thể tự học seo và phát triển hơn khi làm SEO.

Nếu bạn tự hỏi làm thế nào để học SEO website vào năm 2021. Chúng ta có một câu trả lời đơn giản cho bạn: Bạn sẽ cần nghiên cứu và thực hành rất nhiều.

Tin tốt là bạn dễ dàng tìm thấy hàng tấn thông tin miễn phí trên internet (bao gồm cả hướng dẫn SEO website này). Nhưng bạn nên chọn lựa và áp dụng một cách khôn ngoan. Ngoài ra, bạn có thể tham dự các khóa đào tạo SEO tại các trung tâm SEO uy tín để update kiến thức mới nhất!

Hiện nay, tại GTV SEO đang có các cơ hội học thử 3 ngày với các khóa học SEO như:

Chương trình học thử sẽ kết thúc sớm, đừng bỏ lỡ cơ hội bạn nhé!

Entity Master Mind

Ngoài ra, chúng tôi còn có các Khóa học hấp dẫn khác:

Và cũng đừng quên xem thêm thông tin về điều khoản khóa học của GTV tại: https://gtvseo.com/dieu-khoan-khoa-hoc/

Gửi mail về vincentdo@gtvseo.com nếu bạn có câu hỏi cần giải đáp nhé!

Tôi sẽ check mail vào 14h00 mỗi ngày và giải đáp chi tiết nhất cho bạn!

10 kết quả được nghiên cứu từ hàng triệu website được SEO Google Top #1

  1. Trang web đứng đầu trong Google SERPs có tỷ lệ nhấp chuột (CTR) trung bình là 31,7%.
  2. Kết quả ở vị trí top 1 có khả năng được nhấp chuột cao gấp 10 lần so với kết quả ở vị trí thứ 10.
  3. CTR cho các vị trí 7-10 gần như giống nhau. Do đó, dù có nhích lên một hạng trong khoảng đó thì lượng truy cập cũng không thay đổi là bao.
  4. Tăng một hạng trong kết quả tìm kiếm, theo lý thuyết, sẽ tăng 30,8% CTR cho website.
    Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào thứ tự hạng bạn đang tăng là ở đâu. Cụ thể, việc chuyển từ vị trí số 3 sang vị trí số 2 thường sẽ tăng CTR đáng kể. Còn từ vị trí số 10 lên vị trí số 9 không có sự khác biệt đáng kể về mặt thống kê.
  5. Thẻ tiêu đề có chứa câu hỏi có CTR cao hơn 14,1% so với các trang không có câu hỏi trong tiêu đề.
  6. Thẻ tiêu đề dài từ 15 đến 40 ký tự có CTR cao nhất. Theo dữ liệu của chúng tôi, các trang có độ dài thẻ tiêu đề từ 15 đến 40 ký tự có CTR cao hơn 8,6% so với các trang nằm ngoài phạm vi đó.
  7. Các URL chứa từ khóa có tỷ lệ nhấp cao hơn 45% so với các URL không có từ khóa.
  8. Thêm từ nhấn mạnh vào thẻ tiêu đề có thể làm giảm tỷ lệ nhấp.
    Tôi nhận thấy rằng các tiêu đề có từ ngữ nhấn mạnh có tỷ lệ nhấp thấp hơn 13,9% so với các tiêu đề không có chứa chúng.
  9. Tiêu đề gợi cảm xúc hoàn toàn có thể cải thiện CTR.
    Tôi thấy rằng các tiêu đề gợi một cảm xúc nhất định, dù tích cực hay tiêu cực đều có khả năng cải thiện CTR khoảng 7%.
  10. Các trang có thẻ meta descriptions nhận được nhiều nhấp chuột hơn 5,8% so với các trang không gắn thẻ.

Khi nắm bắt được 10 kết quả nghiên cứu trên, tôi nghĩ rằng bạn đã có được một vài ý tưởng cải thiện thứ hạng đáng kể. Và cũng sẽ dễ dàng hơn để tiếp tục tìm hiểu về cách SEO top Google tôi trình bày ngay sau đây.

Một số yếu tố quan trọng cần tối ưu

Google đánh giá website thông qua hơn 200 yếu tố và để tối ưu SEO thì sau đây là những yếu tố quan trọng cần chú ý.

  • Content: Tạo nội dung hữu ích với người dùng, được người dùng tìm kiếm.
  • Crawlable: Đảm bảo khả năng thu thập, truy cập và lập chỉ mục cho các công cụ tìm kiếm.
  • Links: Chất lượng và số lượng của các liên kết.
  • User Intent: Đáp ứng nhu cầu và thỏa mãn ý định của người tìm kiếm.
  • Uniqueness: Tạo sự độc đáo và độc quyền cho nội dung.
  • EAT: Content được người có chuyên môn tốt và tin cậy tạo ra, qua đó tạo được thẩm quyền.
  • Freshness: Tạo tính tươi mới cho content và update content cũ.
  • Speed: Tốc độ tải trang là yếu tố quan trọng làm tăng trải nghiệm người dùng.
  • CTR: Tỷ lệ nhấp vào trang của bạn từ kết quả tìm kiếm.
  • Mobile Friendly: Thiết bị di động đang được sử dụng phổ biến, website thân thiện với mobile là điều cần thiết.

Để tối ưu SEO cần thực hiện 7 bước sau:

Bước 1: Thu thập thông tin (Crawl) khả năng truy cập để các công cụ dễ quét, đọc và hiểu website của bạn.

Bước 2: Content đúng trọng tâm tìm kiếm của người dùng.

Bước 3: Từ khóa đáp ứng mục đích tìm kiếm của người dùng.

Bước 4: Mobile Friendly: Tăng trải nghiệm người dùng bằng cách tăng tốc độ tải trang và UX hấp dẫn.

Bước 5: Nội dung có giá trị, đáng được chia sẻ, trích dẫn và khuếch đại.

Bước 6: Tiêu đề, URL và mô tả tối ưu để thu hút CTR nhờ có thứ hạng cao trên bảng xếp hạng.

Bước 7: Đánh dấu Schema/ Structured Data để nổi bật trong SERPs.

Sau đây là chi tiết những yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng hiển thị trên công cụ tìm kiếm của website bạn.

Crawlability: Khả năng thu thập thông tin

Trước khi nhắc đến nội dung của bạn, thì Google phải biết đến sự tồn tại và có thể truy cập vào website của bạn.

Google có những phương thức để dò và quét các nội dung mới trên website gọi là Crawling. Google sẽ dùng phương pháp này để thu thập thông tin của những website mà Google biết đến hoặc đã từng xem trước đây.

Nếu website của bạn mới hoạt động thì bạn nên submit file sitemap.xml để Google biết và thu thập website của bạn.

Để chắc chắn rằng tài nguyên của bạn thuận lợi cho việc thu thập thông tin của Google, bạn cần:

Sử dụng liên kết nội bộ (Internal Links): Google dựa vào các liên kết nội độ để thu thập thông tin trên website của bạn, các trang không có Internal Links sẽ thường không được hoặc chậm thu thập thông tin.

Liên kết nội bộ sử dụng nofollow: Liên kết nội bộ nofollow sẽ không được Google thu thập thông tin.

Các trang set Noindex: Nếu bạn muốn một số trang Google không lập chỉ mục thì có thể loại trừ bằng cách sử dụng thẻ meta ngăn lập chỉ mục hoặc http Header.

Disallow trong robots.txt – chặn lập chỉ mục: Robots.txt là một tệp văn bản cho Google biết nơi nào có thể và không thể truy cập trong website của bạn. Các trang web bị chặn sẽ không thu thập thông tin của chúng.

Content chất lượng cao:

Google luôn xếp hạng các website có Content chất lượng, hữu ích và đáng tin cậy lên hàng đầu. Để nội dung của bạn được Google đánh giá cao cần có Chuyên môn, tính Thẩm quyền và độ Tin cậy.

Content chất lượng cao sẽ là nền tảng giúp SEO vững vàng, vì đây là yếu tố quan trọng nhất giúp đưa website của bạn lên top trong bảng tìm kiếm và thu hút khách hàng mục tiêu.

Keyword phù hợp với User Search Intent – Mục đích tìm kiếm:

Content tuyệt vời thôi chưa đủ, nó còn phải là chủ đề được mọi người tìm kiếm, nó có thể đáp ứng mục đích của người tìm kiếm. Không thể không nhấn mạnh Search Intent quan trọng như thế nào đối với SEO, vì việc tạo ra nội dung phù hợp với mục đích tìm kiếm là rất quan trọng. Mục đích của Google là cung cấp các nội dung phù hợp, hữu ích đối với truy vấn của họ.

Mobile Friendly: Thân thiện với thiết bị di động và trải nghiệm người dùng

Hiện nay có đến 65% lượng tìm kiếm đến từ các thiết bị di động và con số này ngày càng tăng lên. Google cũng chuyển sang ưu tiên lập chỉ mục cho thiết bị di động từ năm 2018, nghĩa là phiên bản trên mobile của bạn sẽ được Google đánh giá và xếp hạng.

Quan trọng hơn nữa là những người sử dụng sẽ ngừng tương tác với nội dung của bạn nếu chế độ hiển thị không tốt trên thiết bị của họ. Nên bạn cần kiểm tra mức độ thân thiện website của bạn trên thiết bị di động.

Speed – tăng tốc độ tải trang:

Tốc độ tải trang là yếu tố xếp hạng website, một lần nữa bạn cần làm hài lòng người dùng. Nếu thời gian tải trang quá lâu, chắc chắn người dùng sẽ không hài lòng, không đủ kiên nhẫn và rời đi. Hãy kiểm tra tốc độ tải trang của bạn và cải thiện nó.

Backlinks – tìm kiếm backlink chất lượng, liên quan:

Google có thuật toán xếp hạng gọi là Pagerank, mỗi backlink sẽ là một phiếu bầu, website nào có nhiều phiếu bầu thì sẽ có khả năng xếp hạng cao.

Nếu bạn muốn có xếp hạng cao thì backlink cực kỳ quan trọng. Xây dựng liên kết vào sản phẩm hay những nội dung liên quan đến sản phẩm. Chiến thuật xây dựng sẽ không dễ dàng, cần có thời gian, kiểm nghiệm và kinh nghiệm để thành công.

Authority – Thẩm quyền:

Cách backlink có chất lượng khác nhau và được tạo bằng cách khác nhau, mỗi backlink sẽ có trọng lượng khác nhau. Trên thực tế các backlink từ các trang có thẩm quyền cao sẽ tốt hơn các liên kết từ trang có thẩm quyền tốt.

Backlink không phải cách duy nhất để nâng cao thẩm quyền của website, ngoài ra còn có Internal Links – liên kết nội bộ cũng góp phần tăng Authority của một website.

Nếu bạn muốn nâng cao yếu tố này hãy cố gắng xây dựng tốt cả backlink và Internal Link liên quan từ các website có thẩm quyền cao khác.

Cách Google đánh giá và xếp hạng website

Thu thập dữ liệu và xếp hạng nội dung

Google có hệ thống xếp hạng được thiết kế để đánh giá, lập chỉ mục tìm kiếm cho hàng trăm tỷ website để cung cấp thông tin hữu ích và phù hợp khi người dùng tìm kiếm. Google giống như một thư viện lưu trữ thông tin vậy.

Quá trình thu thập dữ liệu của Google như sau:

  • Thu thập dữ liệu: Google liên tục tìm kiếm và thêm các trang mới vào danh sách các trang đã biết nhờ:
  • Sơ đồ website.
  • Yêu cầu lập chỉ mục từ chủ trang web.
  • Liên kết từ một website mà Google đã từng thu thập dữ liệu.
  • Lập chỉ mục (index): Google bắt đầu tìm hiểu nội dung của trang mới tìm thấy và đưa vào kho dữ liệu thông tin của mình. Đây là quá trình lập chỉ mục.
  • Phân phát và xếp hạng: Google dùng thuật toán để đánh giá và xếp hạng website, khi người dùng tìm kiếm thông qua một cụm từ, Google sẽ hiển thị các câu trả lời phù hợp nhất dựa trên các yếu tố như: Mức độ liên quan, cụm từ tìm kiếm, chuyên môn của các nguồn, khả năng sử dụng website, vị trí và các tùy chọn khác.

Những  yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm

Các yếu tố sau đây là một phần trong hàng trăm yếu tố mà Google xếp hạng website:

  • Đánh giá chất lượng, độ mới mẻ của nội dung.
  • So sánh và đối chiếu mức độ liên quan giữa dữ liệu trong chỉ mục và truy vấn tìm kiếm.
  • Phân tích từng từ trong truy vấn tìm kiếm.
  • Trải nghiệm của người dùng trên trang.
  • Vị trí địa lý, cài đặt tìm kiếm, lịch sử tìm kiếm.
  • Độ tin cậy của trang web và đánh giá từ người dùng.

Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác, Google ngày càng khắt khe hơn bằng cách ra nhiều thuật toán nhằm đảm bảo không bị dân SEO nào lạm dụng, gây ra trải nghiệm thấp cho người dùng.

Các thuật toán quan trọng nhất của Google

Nhờ rất nhiều thuật toán của Google mà các website được lập chỉ mục, những kết quả hữu ích được đưa lên bảng xếp hạng thỏa mãn nhu cầu của người dùng. Trải qua nhiều năm, gặp nhiều đối thủ, Google Search vẫn liên tục update, đổi mới các thuật toán mới nhằm loại bỏ các website kém chất lượng, phạt các website spam, web cung cấp nội dung spin, cải thiện chất lượng tìm kiếm.

Nhờ các thuật toán này mà Google thành công hơn bất kì công cụ tìm kiếm nào, đây là lý do vì sao người dùng sẽ luôn gắn bó với Google Search.

Đây là một số các thuật toán được Google công bố với giới làm SEO:

  • Google Panda (02/2011): Xếp hạng thấp các website có nội dung kém chất lượng.
  • Google Penguin (04/2012): Phạt các website có dấu hiệu spam backlink, cố tình thao túng thứ hạng tìm kiếm.
  • Google Pirate (08/2012): Xếp hạng thấp các website thường xuyên bị khiếu nại về việc đăng tải nội dung đã có bản quyền, nội dung lậu.
  • Google Zebra (03/2013): Phạt những website có dấu hiệu spam link Social.
  • Google HummingBird (09/2013): Phân tích thành phần ngữ nghĩa của truy vấn để đưa ra kết quả phù hợp nhất.
  • Google Pigeon (07/2014): Cung cấp kết quả tìm kiếm phù hợp hơn thông qua phân tích vị trí địa lý.
  • Mobile Friendly (04/2015): Ưu tiên các trang được tối ưu hóa cho thiết bị di động.
  • Google RankBrain (10/2015): Thuật toán xây dựng trên nền tảng học máy (AI) được Google sử dụng để phân loại kết quả tìm kiếm.
  • Google Possum (09/2016): Cung cấp kết quả tìm kiếm phù hợp hơn dựa trên vị trí của người dùng.
  • Google Fred (03/2017): Lọc các website chất lượng thấp khỏi kết quả tìm kiếm có mục tiêu chủ yếu để kiếm lợi từ quảng cáo và liên kết đến các trang web khác.
  • BERT (12/2019): Thuật toán xử lý ngôn ngữ mới, cố gắng hiểu mối liên hệ giữa từ này với những từ khác trong một truy vấn, thay vì hiểu từng từ một theo thứ tự như trước đây.

Các thuật ngữ SEO cơ bản

  • 4 trụ cột chính trong SEO web: SEO onpage, SEO offpage, Entity và Technical
  • 3 trường phái SEO: SEO mũ trắng, SEO mũ đen và SEO mũ xám

1. SEO onpage – SEO offpage – Entity – Technical

Có 4 trụ cột chính trong SEO mà bất kỳ SEOer nào cũng cần hiểu rõ:

seo top
4 Mảng chính trong SEO web bao gồm: SEO Onpage, SEO Offpage, Entity và Technical
  • SEO Onpage: Tất cả các công việc tối ưu được triển khai trên web của bạn nhằm để nói với Google và người dùng rằng: “Trang web tôi tốt như thế nào”
  • SEO Offpage: Tất cả các công việc tối ưu được triển khai trên “các trang web khác” nhằm để nói với Google và người dùng rằng “Người khác nói tốt về trang web của tôi như thế nào?”
  • Entity: Xây dựng và kết nối các thực thể thông tin rời rạc thành một cụm thống nhất, giúp Google nhận diện trang web đại diện cho doanh nghiệp có thật trên thị trường online.
  • Technical: Cách thức làm thế nào để nội dung trên trang web bạn được công cụ tìm kiếm thu thập và lập chỉ mục dễ dàng.
SEO Onpage (on-site)

SEO onpage gồm các kĩ thuật tối ưu được thực hiện ngay trên chính website nhằm làm tăng thứ hạng – từ tối ưu hóa content đến các khía cạnh kỹ thuật như:

  • Nghiên cứu từ khóa (keyword research): khách hàng tiềm năng dùng từ ngữ nào để tìm thông tin về sản phẩm, dịch vụ của bạn?
  • Meta description: Mô tả sơ bộ về nội dung trang và kêu gọi người dùng click vào bài viết trên website
  • Tối ưu tiêu đề trang (title): Đặt tiêu đề hấp dẫn, chứa từ khóa và kích thích người đọc click vào trang để tìm hiểu thêm
  • Cấu trúc URL: Đảm bảo đường dẫn của bài viết ngắn gọn, dễ nhớ và phù hợp với nội dung trên chính URL đó.
  • Content: Cung cấp tin tức nội dung chất lượng và phù hợp với mục đích tìm kiếm của người dùng
  • Dữ liệu có cấu trúc (structured data): Cung cấp tin tức theo cấu trúc cụ thể sẽ hỗ trợ Google bot hiểu rõ hơn nội dung website
  • Trải nghiệm người dùng (user experience – UX): Đảm bảo điều hướng trên website tốt và mang lại trải nghiệm tích cực cho người truy cập web.

… và còn nhiều phần nữa mà tôi sẽ đề cập đến trong chương 3 của bài viết hướng dẫn SEO web này.

SEO Offpage (off-site)

SEO offpage bao gồm tất cả các hoạt động bạn có thể làm để cải thiện authority SEO web thông qua backlink từ các trang web khác. Có nhiều cách để bạn xây dựng backlink:

  • Triển khai email outreach
  • Viết bài guest blog
  • Post bài trên mạng xã hội
  • Hợp tác với các influencer
  • Vết content có giá trị, để mọi người yêu thích và trỏ link dẫn về trang web của bạn

… và nhiều cách khác nữa mà tôi sẽ đề cập chương 6 của bài viết hướng dẫn seo web này.

Riêng 2 phần Entity và Technical, tôi sẽ hướng dẫn kĩ hơn ở chương sau.

2. SEO mũ trắng – SEO mũ đen – SEO mũ xám

Thuật ngữ “mũ đen” và “mũ trắng” bắt nguồn từ các bộ phim phương Tây, giống như “hình tượng xấu” và “hình tượng tốt”. Nhưng đừng nhìn nhận 2 khái niệm này quá nghiêm trọng.

seo website lên top google
Hai trường phái Black Hat và White hat đối lập nhau

Không có điều gì hoàn toàn xấu, mà cũng chẳng có cái nào tốt toàn diện. Hai phương pháp SEO web này đều có ưu nhược điểm riêng phù hợp với các lĩnh vực và mục tiêu khác nhau của doanh nghiệp

SEO mũ đen (Black hat SEO)

SEO Black Hat được thiết kế nhằm mục đích thao túng các công cụ tìm kiếm và thường ít khi chú trọng đến trải nghiệm người dùng.

Kỹ thuật SEO mũ đen có thể đưa trang web của bạn lên đỉnh SERP trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, các công cụ tìm kiếm sớm muộn cũng phát hiện ra sẽ phạt và xóa hoàn toàn trang web bạn ra khỏi SERP ngay lập tức.

SEO mũ trắng (White Hat SEO)

SEO “mũ trắng” là một chiến lược SEO dài hạn và đúng đắn được thiết kế nên để cải thiện trải nghiệm người dùng với các kĩ thuật:

  • Content chất lượng và có liên quan
  • Tối ưu hóa tổng thể trang web
  • Link building

Ngoài ra còn có một thuật ngữ gọi là SEO mũ xám (Gray Hat SEO) – một cách ít mạo hiểm hơn so với kỹ thuật “mũ đen”.

Kỹ thuật SEO mũ xám không được Google xác định rõ ràng nên bạn có thể thu được hàng ngàn người dùng đến trang web. Trong khi không bị phạt hoặc mất top của bạn vào một ngày nào đó.

Ở thời điểm hiện tại, cộng đồng SEO vẫn luôn tranh cãi về việc chọn lựa trường phái SEO nào. Việc lựa chọn này tùy thuộc vào các yếu tố then chốt:

  • Thời gian triển khai & thấy được hiệu quả
  • Lĩnh vực kinh doanh
  • Chiến lược ngắn hạn – dài hạn
top seo
Hãy lựa chọn kỹ thuật SEO an toàn nhất

Một khóa học căn bản, cung cấp kiến thức nền tảng nhất về SEO với lộ trình chi tiết, kiến thức cốt lõi được dành riêng cho newbie, bạn có thể đăng ký học thử miễn phí 3 ngày ngay, TẠI ĐÂY!

SEO Fundamental Trial

Cách tiếp cận SEO hiệu quả

Cách tiếp cận SEO đúng sẽ quyết định lớn tới mức độ thành công, việc tìm ra phương pháp tiếp cận phù hợp phải dựa vào kinh nghiệm của người từng trải, việc hạn chế các sai lầm, rủi ro, thời gian và nguồn lực.

Sau đây là cách tiếp cận bạn có thể tham khảo:

  • Lý thuyết học: Học từ những người thành công đi trước để nắm kiến thức nhanh, kinh nghiệm đã được kiểm chứng. Áp dụng các chiến lược, chiến thuật SEO thành công với doanh nghiệp mình.
  • Mindset: Tư duy về những kiến thức và kinh nghiệm có được để tìm ra phương pháp tiếp cận phù hợp. Lập kế hoạch và xác định rõ ràng mục tiêu trước khi bắt tay thực hiện.
  • Thực hành: Áp dụng phương pháp của riêng mình nhờ đúc kết từ phương pháp thành công đi trước, có lỗi tiếp cận phù hợp, cải tiến, sáng tạo và nỗ lực hoàn thiện từng việc. Bạn chắc chắn sẽ thành công và có kết quả xứng đáng.
  • Đánh giá: Từ kết quả và mục tiêu đặt ra đánh giá và đo lường các chỉ số, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm để hoàn thiện hơn các chiến dịch tiếp theo.
có thể bạn quan tâm

Posted

in

by