Đây là những yếu tố Technical quan trọng nhất bạn nên tập trung vào:
1. Cài đặt Google Search Console:
Thiết lập Google Search Console (công cụ quản trị trang web) là một trong những công cụ đắc lực phải có khi SEO web lên top Google, hỗ trợ bạn theo dõi và duy trì sự hiện diện và hiệu suất của trang web của bạn trong Google Search.
Công cụ quản trị website này sẽ giúp bạn:
- Phân tích thứ hạng từ khóa
- CTR
- Google Penalties
- Và nhiều dữ liệu hữu ích khác cho SEO kỹ thuật.
Các tính năng khác bao gồm xem xét, đánh giá content có phù hợp với giao diện di động, submit URL mà bạn muốn Google Index lập chỉ mục, lỗi trang, lỗi cấu trúc dữ liệu và link.
Mẹo nhanh:
- Mọi thuộc tính (trang web) đều cần được xác minh để sử dụng các tính năng của Search console.
- Kết nối Search Console với Google Analytics.
- Cách xác minh tài sản của bạn (trang web) trong Search Console
2. Tốc độ trang web
Tốc độ trang web (Page Speed) là một trong những yếu tố xếp hạng mà bạn nên cải thiện thường xuyên.
Nếu website không load và hiển thị trong vòng 3 giây, người dùng sẽ rời đi.
Mẹo đây:
- Kiểm tra tốc độ trong PageSpeed Insights.
- Tối ưu hóa hình ảnh chuẩn seo, cho phép nén GZIP, nén HTML, thu nhỏ JS và CSS và cố gắng giảm thời gian phản hồi của máy chủ.
- Lưu trữ web chất lượng đóng một vai trò lớn trong tốc độ trang web. Vì vậy hãy đảm bảo chọn một nhà cung cấp đáng tin cậy.
3. Tối ưu hóa cho điện thoại di động
Tối ưu hóa website hiển thị trên điện thoại di động là việc cần làm.
Cả thế giới đang chuyển từ việc sử dụng máy tính để bàn sang thiết bị di động. Trên thực tế, triển khai một trang web không được tối ưu hóa cho thiết bị di động sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến thứ hạng của bạn.
Google thực tế đã ra bản cập nhật Mobile-First Index vào tháng 3 năm 2018. Theo đó, Google sẽ sử dụng phiên bản di động của trang web để lập chỉ mục và xếp hạng.
Mẹo nhanh:
- Kiểm tra khả năng phản hồi của trang web của bạn trong Mobile-Friendly Test.
- Theo dõi thứ hạng từ khóa của bạn trong kết quả tìm kiếm trên di động.
- Hãy chắc chắn rằng phiên bản di động của trang web của bạn hoạt động mượt mà.
Bạn cũng có thể xem xét AMP. Nó có mã HTML được mở rộng với các thuộc tính tùy chỉnh cho phép hiển thị content tĩnh nhanh hơn.
4. Sitemap
Sitemap Website là một tập tin liệt kê tất cả các phần trang web, giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng crawl content của bạn. Có thể nói, sitemap rất tiện khi bạn điều hành một website lớn có cấu trúc phức tạp.
Có sitemap không đồng nghĩa là thứ hạng của bạn sẽ được cải thiện. Theo Google, sitemap tuy có lợi nhưng không có thì website cũng không bị phạt đâu nhé.
Mẹo nhanh:
- Không phải tất cả các trang web cần một sitemap.
- Có nhiều loại sitemap hơn là chỉ sitemap XML.
- Sitemap không nên chứa hơn 50.000 URL và không thể vượt quá 50 MB.
- Đặt sitemap trong thư mục gốc của trang web:
5. Robots.txt
Robots.txt là một tệp thông báo cho các google bot những phần trang web mà bạn không muốn chúng truy cập. Nó có cấu trúc là https://cainaylavidu.com/robots.txt và tệp thông báo này hoàn toàn công khai.
Nó sẽ giúp ích khi bạn không muốn một số tập lệnh, tập tin hoặc hình ảnh không cần thiết được lập chỉ mục.
Cú pháp robots.txt:
- Tác nhân người dùng: * (ví dụ: Googlebot)
- Không cho phép: / (ví dụ: /images/pizza.png)
Mẹo nhanh:
- Không sử dụng robot.txt để ẩn content khỏi các công cụ tìm kiếm.
- Crawler hoặc robot malware sẽ không thể vi phạm robot.txt
6. HTTPS và HTTP
Vào năm 2014, Google tuyên bố sẽ tăng thứ hạng của các trang web HTTPS / SSL. Hiện nay, chúng ta đều biết rằng đây là một trong các tiêu chí chỉ ảnh hưởng nhẹ đến khả năng xếp hạng.
Tuy nhiên, vấn đề an ninh là một yếu tố tác động tâm lý mạnh mẽ.
Ví dụ: Google Chrome, bị gắn nhãn là một trang web không bảo mật vì không được mã hóa bằng SSL, và nó gây ảnh hưởng đến sự tương tác của người dùng.
7. Chuẩn hóa URL / IP
Nhìn chung, chuẩn hóa IP rất quan trọng khi một trang web được lập chỉ mục dưới cả địa chỉ IP và tên miền của nó.
Chuẩn hóa URL có nghĩa là: https://vidu.com và https://www.vidu.com/ sẽ là cùng một URL.
8. Thêm Structured Data vào website
Structured Data (hay cấu trúc dữ liệu) là đoạn code được chèn vào website nhằm giúp công cụ tìm kiếm hiểu content website tốt hơn. Dữ liệu này cũng giúp công cụ Index trang hiệu quả và trả về nhiều kết quả liên quan.
Ngoài ra, cấu trúc dữ liệu tăng giá trị kết quả tìm kiếm khi thêm vào các “rich snippet” như review, giá, rating,… để kết quả của bạn trả về đầy đủ thông tin và chiếm nhiều diện tích hơn trên trang tìm kiếm.
Cũng nhờ hiệu ứng hình ảnh nổi bật như vậy, rich snippet là cách thu hút người dùng click vào. Từ đó tăng tỷ lệ CTR và kéo về nhiều lượt truy cập. Với những lợi ích trên, không có lý do gì mà bạn nên từ chối thêm structured data vào website, đúng không nào?
9. Sửa lỗi Duplicate Content
Duplicate Content là một trong những lỗi nghiêm trọng ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm và traffic của website.
Lý do là Google đang hướng đến content có giá trị cho người dùng. Và nếu bạn tạo ra những content giống nhau thì website của bạn xem như không xứng đáng nằm ở vị trí cao trên bảng xếp hạng.
Tìm hiểu thêm: Cách Audit Content trên website hiệu quả thúc đẩy thứ hạng website.
Bạn có thể chỉnh sửa lỗi trùng lặp nội dung bằng cách:
- Ngăn CMS đăng tải những bài viết có nội dung như nhau (bằng cách vô hiệu hóa Session IDs và bỏ các version printer-friendly của bài viết)
- Sử dụng thẻ canonical để thông báo với Google content nào là phiên bản chính cần xếp hạng.
Tổng hợp 20 lỗi Technical SEO
Trong quá trình triển khai các dự án SEO, team kỹ thuật của GTV cũng đã gặp không ít khó khăn. Từ đó, chúng tôi đúc kết ra 20 lỗi technical tác động đến SEO nhiều nhất.
Những lỗi này thường liên quan đến checklist kỹ thuật mà tôi đã đề cập ở bên trên về tốc độ tải trang, sitemap, canonical, 404,…
Cụ thể từng lỗi là gì và cách xử lý như thế nào sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết 20 Lỗi kỹ thuật SEO này!