Để thực hiện SEO on-page bạn cần một checklist khá dài các công việc cần phải làm.
Một vài năm trước, SEO on-page chủ yếu thực hiện tối ưu các meta tag, content và tiêu đề được tối ưu hóa quá mức. Tuy nhiên, nếu bạn muốn học SEO web vào năm 2021, bạn sẽ thấy có rất nhiều điều thú vị hơn cùng các công cụ on-page.
Hãy cùng tôi đào sâu vấn đề này.
Các thuật toán của công cụ tìm kiếm trở nên tinh vi hơn so với thời mà chỉ cần nhồi nhét hàng núi từ khóa vào content, tiêu đề và mô tả là đủ để đạt được thứ hạng cao.
Nếu bạn muốn học SEO web, bạn phải học cách đổi mới cùng SEO hiện đại. Một trong những cải tiến lớn nhất của các công cụ tìm kiếm là họ xem xét đến yếu tố con người, nói cách khác, sự tương tác của người dùng (User Engagement)
Meta Description
Meta Description là đoạn thông tin ngắn gọn hiển thị trên trang kết quả Google, giúp tóm gọn nội dung trang web cho người dùng và bot hiểu sơ bộ về nội dung mà họ sắp truy cập.
Các tiêu đề và các thẻ mô tả meta được có chứa các từ khóa không ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng của bạn. NHƯNG chúng vẫn ảnh hưởng mạnh mẽ đến CTR và việc tương tác của người dùng nói chung.
Do đó, chúng vẫn rất quan trọng đối với SEO web.
Có nhiều công cụ và plugin (ví dụ: Yoast SEO cho WordPress) phân tích content của bạn theo cách sử dụng từ khóa trọng tâm trong meta Title, meta description, thẻ heading, mật độ từ khóa tổng thể, thuộc tính alt của hình ảnh và nhiều thứ khác.
Công cụ Yoast SEO đưa ra rất nhiều gợi ý để tối ưu. Nhưng khó có thể tuân theo các checklist này khi nói đến yếu tố con người.
Đảm bảo rằng bạn xem xét cả yếu tố tối ưu công cụ tìm kiếm và trải nghiệm người dùng khi tạo meta tag.
1. Tìm hiểu những gì người dùng đang tìm kiếm
- Bạn có lên kế hoạch để viết bài về một chủ đề mà mọi người tìm kiếm?
- Có chắc rằng quan điểm của bạn khác biệt, độc đáo?
- Bạn có thể viết bài cập nhật nội dung mới tốt hơn cho chủ đề?
- Thời điểm bạn publish bài viết có phù hợp?
Đây là những câu hỏi lớn trước khi bạn bắt đầu viết, cho dù đó là một blog hay một trang landing page.
Có nhiều cách để tìm ra lời đáp cho các câu hỏi trên.
Keyword Research là một phần bắt buộc. Cách research từ khóa hiệu quả sẽ được đề cập rõ hơn trong chương 5 của bài hướng dẫn seo website này.
2. Title Tag và Headlines
Hãy viết tiêu đề (Title tag), Meta Description và các Headline hấp dẫn.
Từ khóa SEO chính của bạn vẫn phải có, để người dùng biết trang web của bạn nói về cái gì. Sử dụng mô tả meta để nhấn mạnh cho việc kêu gọi người dùng hành động – Call To Action (CTA).
Thuyết phục cả người dùng và công cụ tìm kiếm rằng trang web của bạn là trang đáng để được nhấp vào.
Ghi nhớ: Luôn chú ý đến tương tác của người dùng. Vì vậy đừng quá phóng đại sự thật bằng cách sử dụng những từ ngữ “kém sang” hoặc quá nhảm.
Hãy tìm hiểu cách làm của đối thủ, học hỏi từ họ và lên chiến lược triển khai tối ưu nội dung cho các từ khóa này cho website của bạn!
Mẹo nhanh cho tag tiêu đề và headline:
- Google cho phép hiển thị tối đa 70 ký tự của tiêu đề và lên tới 155 ký tự của mô tả meta (cập nhật vào tháng 5 năm 2019).
- Đảm bảo sử dụng đúng cấu trúc <h1>, <h2>, <h3>, để bài đăng có cấu trúc tốt và tăng tính dễ đọc.
- Kiểm tra trước kết quả tìm kiếm bằng các công cụ như SERP simulator của chúng ta (ảnh dưới), SEOSiteCheckup hoặc plugin cho WordPress.
3. Sử dụng URL thân thiện với SEO
- Tránh sử dụng URL được tạo tự động với dãy ký tự khó hiểu:
www.vidu.com/2017/post318e7a349f6 - Chọn URL thể hiện nội dung content của trang:
www.vidu.com/hoc-seo-top-google
Nếu bạn sử dụng WordPress, bạn có thể cài permalinks trong cài đặt chung.
Các chuyên gia SEO web và các blogger nói rằng các URL ngắn sẽ lên top dễ hơn. Tôi nghĩ rằng còn tùy vào vấn đề của trải nghiệm người dùng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng URL dài 20 từ thì sẽ ổn!
4. Đa dạng loại hình content sử dụng:
Bạn có muốn thu hút người dùng truy cập đến website? Hãy sử dụng hình ảnh, infographics, biểu đồ và video. Chúng giúp giảm tỉ lệ thoát (Bounce Rate) và tăng tương tác.
Checklist tối ưu:
- Tối ưu hóa hình ảnh chuẩn seo bằng cách đặt tên ảnh không dấu, liên quan đến nội dung của hình, tối ưu thẻ alt cho hình ảnh
- Nhúng (embedded) các video, biểu đồ vào bài viết
5. External Link và Internal Link
Sử dụng các External Link (liên kết ngoài) cung cấp Google tín hiệu rằng chủ đề của bạn là phù hợp.
Hãy chắc chắn rằng link của bạn dẫn đến các trang có liên quan và có Authority Page.
Internal Link (liên kết nội bộ) là một cách hoàn hảo để quảng bá các bài viết hoặc phần trang web khác của bạn. Triển khai internal link giúp người dùng truy cập trang dễ dàng hơn vào các thông tin mà họ đang tìm kiếm, từ đó tương tác trang cao hơn.
Internal link cũng giúp hỗ trợ các bot Google hiểu cấu trúc web.
Mẹo nhanh
- Liên kết ngoài có thể không trực tiếp cải thiện thứ hạng của bạn, nhưng rất nên sử dụng chúng.
- Sử dụng tối đa 2-3 Internal Link, tùy thuộc vào độ dài bài viết.
- Google bot sẽ quét các liên kết này. Vì vậy đừng cố gắng gian lận và cẩn thận nếu các liên kết bị hỏng.
- Thực hiện theo mô hình SEO Topic Cluster cho các Internal Link
Bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn về cách đi link hiệu quả? Đăng ký thông tin ngay tại đây để nhận Ebook của GTVSEO nhé.
6. Hãy để mọi người tương tác
Bạn nghĩ rằng: Content tuyệt vời sẽ tự mình viral và được mọi người biết tới?
Đã xa rồi cái thời “hữu xạ tự nhiên hương”. Ngày nay, ai ai cũng đều trở nên lười biếng hơn, vì vậy các nút chia sẻ mạng xã hội (Social Share Button) phải luôn có trên website của bạn.
Theo BuzzSumo, tỷ lệ social sharing đã giảm 50% kể từ năm 2015.
Bên cạnh các kênh social media như Facebook, Twitter hoặc LinkedIn, hãy cân nhắc triển khai thêm các mạng xã hội cụ thể và liên quan đến chủ đề. Chẳng hạn như Reddit, Pinterest và nhiều mạng khác.