Có khá nhiều câu hỏi quan tâm từ các bạn về quá trình thực hiện một dự án SEO hay còn gọi nôm na là quy trình làm SEO như thế nào cho đúng.
Và khi có 1 chút thời gian rảnh rỗi, cùng với sự giúp sức của các SEO Manager tại GTV, tôi đã thực hiện 1 bài viết chi tiết cách thức các dự án SEO do các chuyên gia SEO (SEO Expert) của GTV triển khai với quy trình 4 bước quan trọng dưới đây.
Từ kinh nghiệm triển khai hơn 100+ dự án dịch vụ SEO, đây chính là 4 bước tiên quyết quyết định sự thành công của một dự án bất kì tại GTV. Hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều cái nhìn tổng quan cho bạn, nhất là đối với bạn newbie mới bước vào lĩnh vực cũng có thể tự thực hiện các bước seo website. Hãy cùng theo dõi nhé!
SEO Audit
Khi mới nhận dự án, điều đầu tiên tôi làm tất nhiên là SEO Audit.
Vậy SEO Audit là gì?
SEO Audit là các công việc liên quan đến kiểm tra tính thân thiện của website đối với công cụ tìm kiếm.
Việc SEO Audit sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và chi tiết về các vấn đề website bạn đang gặp phải.
Do vậy tôi rất khuyến khích bạn thực hiện audit website mỗi năm, không chỉ khi triển khai dự án mới.
Thuật toán Google liên tục điều chỉnh các yếu tố xếp hạng. Những chiến lược SEO hiệu quả bạn triển khai năm ngoái có thể không còn hiệu quả trong năm nay nữa. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng hiển thị của bạn trên các trang kết quả tìm kiếm (SERPs).
Để có cái nhìn đầy đủ nhất, tôi tiến hành kiểm tra toàn bộ website trên 4 khía cạnh, bao gồm:
- Technical (code, speed,…)
- Onpage SEO
- Offpage SEO
- Phân tích đổi thủ và Nghiên cứu từ khóa
Nguyên tắc đầu tiên là không được bất cẩn “làm hại” đến bất cứ yếu tố nào của website. Bạn cần hiểu kỹ website của mình trước khi có bất kì quyết định thay đổi nào.
Thực hiện quy trình SEO Audit mất bao lâu?
Tiến hành SEO Audit toàn vẹn website không phải là một công việc nhỏ. Quá trình Audit có thể tốn từ 10 – 12 giờ nếu bạn đã biết rõ các bước cần phải làm. Và hơn 20 giờ nếu bạn tự mò mẫm!
Tôi đã làm ở đây 1 video clip hướng dẫn SEO từng bước chi tiết với kĩ thuật Audit SEO.
Hy vọng sẽ giúp bạn tối ưu quỹ thời gian của mình:
Toàn bộ checklist SEO Audit cụ thể này cũng có thể giúp bạn tự kiểm tra website cho mình. Click vào ảnh để nhận bộ tài liệu này nhé!
Xem thêm những lỗi SEO kỹ thuật bạn cần chú ý đến khi triển khai dự án
Xây dựng chiến lược content
Lập plan nghiên cứu từ khóa
Trong quá trình này đầu tiên, chúng ta bắt đầu bằng việc Technical Audit/hoặc Content Audit.
Technical Audit
Technical Audit – Quá trình xem xét mọi yếu tố trên website ảnh hưởng đến hiệu suất SEO.
Đặc biệt, một trong những yếu tố quan trọng nhất là TỐC ĐỘ.
Tôi đã thấy rất nhiều website đặt phần giới thiệu video lớn trên trang chủ, dẫn đến mất quá nhiều thời gian để tải trang. Điều này góp phần nâng cao tỷ lệ bounce rate và mất khách hàng.
Chính vì vậy, việc triển khai Technical Audit bạn phải thực hiện chuyên sâu và dành nhiều thời gian để hoàn thành tốt nhất.
Content Audit
Nếu bạn có một website lớn với hàng nghìn page nội dung, thì chắc chắn bạn nên thực hiện Content Audit.
Trong quá trình này, bạn sẽ xác định xem mình cần loại bỏ, sử dụng lại hay viết lại nội dung nào để đạt hiệu quả.
Một điều tôi muốn lưu ý đến bạn là: Content Audit phải đảm bảo tất cả nội dung liên quan đến đối tượng mục tiêu. Vì chỉ như vậy, Google lập chỉ mục tất cả nội dung mới nhận được nhiều chuyển đổi tốt hơn.
Bằng cách thực hiện quá trình Technical Audit, Content Audit hoặc cả hai, bạn sẽ biết đầy đủ về mọi thứ cần điều chỉnh. Từ đó, đưa ra hướng cải tiến để đạt xếp hạng cao trong bảng tìm kiếm tự nhiên.
Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu tiên. Nhưng bước đầu tiên đôi khi có thể là khó nhất. Cố lên nhé!
Xây dựng chiến lược Content
Bạn cần một chiến lược Content. Chiến lược sau đây đã hiệu quả với nhiều khách hàng của tôi, bạn có thể tham khảo:
- Nội dung nền tảng (Foundational content): Đây là nội dung cốt lõi nhắm mục tiêu các từ khóa và chủ đề chính. Tạo nội dung về dịch vụ hoặc sản phẩm. Bạn có thể nâng cao hơn nữa nội dung này bằng cách viết về các dịch vụ và sản phẩm có liên quan khác và bất kỳ từ khóa đuôi dài có liên quan.
- Nội dung câu hỏi thường gặp (FAQ content): Tạo các trang trả lời các câu hỏi phổ biến mà khách hàng của bạn có thể hỏi khi sử dụng Google. Hãy nhớ, đảm bảo rằng có URL thân thiện với SEO.
- Nội dung có thẩm quyền (Authoritative content): Cho phép khách hàng của bạn tạo nội dung để chứng minh kiến thức chuyên môn và tính xác thực của họ.
- Trải nghiệm người dùng (User experience): Bạn hãy suy nghĩ về cách để nâng cấp nội dung (ví dụ: sử dụng hình ảnh), điều hướng website (ví dụ: liên kết đến các trang có liên quan khác trên trang web của bạn) và lời kêu gọi hành động (ví dụ: tư vấn miễn phí, đặt lịch hẹn, tải xuống nội dung) .
- Tạo nội dung có mục đích sẽ thu hút những người bạn muốn trở thành khách hàng hoặc khách hàng. Giúp mọi người dễ dàng hiểu bạn là ai, những gì bạn cung cấp và tìm thấy chính xác những gì họ đang tìm kiếm.
Tôi chắc chắn, bạn sẽ được thưởng với nhiều khách hàng tiềm năng và chuyển đổi hơn đấy!
Viết và điều chỉnh content
Điều tôi muốn bạn luôn chú ý là, hãy luôn nghĩ về khách hàng trước tiên, nhưng không bỏ qua các phương pháp hay nhất về SEO.
Bạn muốn viết nội dung mà mọi người sẽ tham gia và chia sẻ. Cuối cùng, đó là việc hướng mọi người đến chuyển đổi.
Nội dung là cách bạn xây dựng và thể hiện quyền hạn, mức độ liên quan và sự tin cậy của mình. Nội dung được viết tốt đã được đọc và chỉnh sửa kỹ lưỡng là một cách để làm điều đó.
Mặt khác, nội dung viết kém và được chỉnh sửa lỗi sẽ làm điều ngược lại hoàn toàn. Nó sẽ chỉ khiến chúng ta chạy theo đối thủ, và bạn sẽ không thể thành công.
Tối ưu tổng thể website bằng SEO Onpage
Bên cạnh việc triển khai link building cho website bạn không thể phủ nhận tầm quan trọng của các yếu tố onpage của content marketing và cấu trúc trang web.
Tối ưu onpage góp phần giúp:
- Cải thiện trải nghiệm của người dùng
- Giúp Google dễ dàng hiểu được chủ đề tổng thể website tới chủ đề bài viết cũng như chi tiết nội dung đề cập.
- Tối ưu dòng chảy link juice (sức mạnh backlink) theo bộ từ khóa.
Điều tôi muốn nhấn mạnh hơn đó là:
Xây dựng cấu trúc silo có thể giúp bạn có khả năng đánh bại những trang Authority Site lâu năm.
Đây thực sự là “vũ khí” quyền lực bạn nên cân nhắc đem vào website của mình.
Tôi muốn đưa bạn 2 video mà tôi đã nói về cấu trúc silo và cấu trúc onpage
[su_vimeo url=”https://vimeo.com/331911159″]
Cấu trúc Silo
[su_vimeo url=”https://vimeo.com/331912062″]
Cấu trúc Onpage
Ở 2 video này, tôi nói khá rõ về lý thuyết và cách vận hành của silo. Nhưng cả 2 video này lẫn những video khác ngoài kia nói về silo đã có một chút gọi là “lỗi thời”. Lí do là bởi nó không mang lại quá nhiều hiệu quả.
Vậy nên tôi sẽ cho bạn cách tạo Silo mà tôi nghiên cứu và áp dụng thành công hơn khi làm SEO.
Bước 1: Nghiên cứu từ khóa
Trong phần này, tôi và bạn chỉ tập trung vào việc tạo nên 1 cấu trúc Silo cho một website mới. Tôi sẽ hướng dẫn bạn từng bước một vì xây dựng một cấu trúc Silo từ 1 website hoàn toàn mới thì sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi phải tái tạo lại 1 website đang sẵn có.
Bạn nên xây dựng keyword xoay quanh Silo. Có những cách để bạn có thể tìm thấy được một số chủ để chính cho website như:
- Vô những trang Wiki để có thể lấy được các ý tưởng về việc chia Nhóm
- Search tìm những trang web lớn/đối thủ đang làm như thế nào và học theo cách làm. Không cần phải bắt chước toàn bộ, chỉ nên bắt đầu bằng 2, 3 nhóm chính rồi sau đó mở rộng chủ đền dần dần.
Có thể chọn nhóm là những từ khóa dài có nhiều lượng search hoặc những từ khóa thuộc dạng tìm kiếm thông tin nhưng sẽ mang lại nhiều traffic. Bởi vì đây là những từ khóa thường có xu hướng dễ để seo và kiếm được traffic từ nó lẫn xây dựng thương hiệu của công ty.
Hãy đầu tư thời gian nhiều ở bước nghiên cứu này, vì đây là bước đầu tạo nền móng chắc cho cấu trúc silo đấy.
Bước 2: Tạo dựng kế hoạch silo trên giấy
Ở bước này, phác họa cấu trúc ra giấy sẽ giúp bạn hình dung rõ ràng bạn sẽ làm gì và nên làm gì bây giờ lẫn sau này.
Ví dụ ở đây, khi làm website thể hình tôi sẽ chọn theo 2 nhóm chính: Cardio & Dinh Dưỡng và phác họa như sau:
Bước 3: Bắt đầu bằng Nhóm Silo lớn nhất của bạn
Bạn nên bắt đầu bằng việc tạo từng Nhóm silo trước, xong nhóm này rồi tạo nhóm khác.
Đây là một trong những cách thức dễ nhất để tạo và hoàn thiện Nhóm cũng như tạo nên sự liên quan cho nguyên nhóm ấy!
Đừng có mà “nghịch” với nhiều Nhóm silo cùng một lúc trong khi bạn mới là Newbie nhé!
Bước 4: Setup Silo
Khi tạo lập cấu trúc silo trên trang web của bạn, hãy nhớ 2 điều sau đây:
- Các link ở sidebar chỉ liên kết với các bài viết ở trong cùng một Nhóm category để giữ sự liên quan ở trong từng Nhóm bằng plugin Ultimate Posts Widget của wordpress (nếu website bạn trên nền tẳng wordpress)
2. Điều chỉnh các trang Silo Page với Content nhắm tới những từ khóa có lượng search cao nhất và chung nhất & Liên kết tới những bài viết khác trong cùng Nhóm Silo
Bước 5: Tạo thêm nhiều Nhóm Silo
Sau khi bạn hoàn thiện 1 Nhóm. Bắt đầu chạy, có backlink thì bạn sẽ thấy một hiệu quả rõ rệt, traffic và doanh thu cũng như thương hiệu bạn sẽ càng lúc càng tăng. Vì vậy chỉ là vấn đề thời gian để bạn có thể thêm từng nhóm Silo khác.
Nhưng, tôi hiểu rằng điều này sẽ rất dễ khi làm từ một trang mới, vậy những trang web hiện đang có và đang chạy thì làm sao?
Như tôi nói ở trên, tùy trường hợp mà làm. Và đương nhiên, nó sẽ khá là rủi ro khi làm, nhưng tôi cũng sẽ cho bạn một số lưu ý.
Đối với những trang hiện đang chạy
- Để nguyên URL như cũ
- Tạo những Categories / Nhóm Silo phù hợp rồi điều chỉnh những content hiện có vào các Nhóm tương ứng
- Điều chỉnh các link ở SideBar chỉ liên kết tới những bài content trong cùng 1 nhóm
- Bỏ những link mang lại ít giá trị ở dưới footer
- Điều chỉnh Navigation cho liên kết tới các trang Top silo page
- Điều chỉnh các content ở trong từng Nhóm chỉ Liên kết tới những content trong cùng nhóm
(Tham khảo chi tiết bài viết xây dựng cấu trúc silo cho website tại: https://gtvseo.com/silo-la-gi/)
Định hình thương hiệu website trên Internet
Bước này rất quan trọng mà hầu như mọi người bỏ quên chúng. Đó là định hình thương hiệu của website trên Internet.
Thử nghĩ mà xem, một thương hiệu lớn với vài chục backlinks, với một website không có thương hiệu gì cả mà cả ngàn backlinks thì Google tất nhiên phải tin tưởng website thương hiệu lớn rồi.
Google không mong muốn gì hơn là cung cấp thông tin từ những thương hiệu lớn đến với người dùng một cách nhanh nhất.
Đơn giản nếu như bạn là một thương hiệu lớn thì bạn phần lớn phải cho thông tin tốt và chính xác đến người dùng cũng như những thứ thương hiệu lớn làm.
Một trong những cách tôi triển khai đó là xây dựng 100 Mạng xã hội lớn trên Internet với thương hiệu của Website để Google có thể thấy website này là một thương hiệu thực và có mặt rất nhiều trên mạng xã hội.
Lúc này, Google sẽ đi “vòng quanh” internet và tìm được bạn ở trên các trang mạng xã hội. Google sẽ nghĩ: “Đây hẳn là một doanh nghiệp lớn nên nó mới xuất hiện ở trên cả 100 mạng xã hội như thế này”.
Và nhìn kìa, toàn bộ thông tin đều đồng nhất, đều là số điện thoại của bạn, tên thương hiệu của bạn và có địa chỉ ABCDF nữa. Hẳn đây là một thương hiệu khá lớn”.
Điều tôi muốn lưu ý với bạn là:
Hãy chắc chắn đồng nhất các thông tin về doanh nghiệp của bạn như các mô tả, số điện thoại, tên thương hiệu, email và cả địa chỉ nữa nhé.
Triển khai Link building
Phần quan trọng nhất tôi muốn nhấn mạnh là ở đây.
Tới lúc này khi mọi nền tảng đã đủ, từ thiết lập chuẩn code, onpage SEO, chủ đề của website cũng như độ uy tín (trust) cho tổng thể website thì lúc này backlinks tới website sẽ như hổ mọc thêm cánh.
Nhưng khi bạn đã chủ động thực hiện được tất cả công việc khác, thì bạn sẽ cảm thấy khá bị động ở phần tìm kiếm backlink trỏ về website của mình.
Một trong những triết lý về backlink của tôi triển khai đó là chất lượng nhiều hơn số lượng. Vì vậy, trong chiến lược link building của tôi, PBN là cách thức chủ đạo.
Vậy PBN là gì?
PBN (Private Blog Network) là tên hệ thống website bạn tạo dựng ra nhằm mục đích tạo ra những backlink website chất lượng trỏ về moneysite (web bạn cần SEO).
Hãy tưởng tượng rằng bạn sở hữu một website liên quan tới lĩnh vực mình, có những backlinks cực mạnh trỏ tới website ấy như Wikipedia, StackoverFlow, The Huffington Post, New York Times. Thì lúc này website ấy backlinks về trang bạn ảnh hưởng mạnh mẽ tới cỡ nào?
Bạn sẽ thấy rõ tại sao nó hiệu quả cực kì rõ rệt hiện nay ở Việt Nam (và cả thị trường nước ngoài). Bây giờ tôi có thể cho bạn thấy sơ qua tại sao nó hiệu quả bằng những hình ảnh phía dưới:
Chắc chắn đến đây bạn sẽ hỏi là: “Vậy một PBN tối đa có thể cho bao nhiêu backlink và bắt đầu mất dần sức mạnh và không còn hiệu quả quá nhiều nữa? Nếu số ít quá thì PBN giống hàng xài vài lần xong bỏ thì củ chuối quá”
Dựa trên kinh nghiệm triển khai của tôi và GTV SEO, một PBN bạn nên cho khoảng 18 backlink tới tổng các money site mình thôi. Và tối thiểu 18 – 32 link out tới các trang authority để đạt kết quả tốt nhất.
Nhưng sự thật là, bạn không chỉ có thể link out với số lượng như vậy, bạn thậm chí có thể đẩy số lượng backlink tăng hơn nhiều mà thậm chí còn khiến mỗi backlink còn trở nên mạnh mẽ và hiệu quả hơn.
Bài viết liên quan: Backlink PBN là gì? Cách xây dựng PBN bền vững mới 2020
Tất cả sẽ tùy thuộc vào cách bạn xây dựng một PBN!
Nếu như bạn coi một PBN chỉ là kiểu setup lên và cho backlink về moneysite bạn thì tất nhiên nó có giới hạn của nó.
Nhưng nếu như bạn coi PBN là một moneysite thật sự và đầu tư chăm sóc cho nó. Thì lúc này PBN bạn không chỉ trở nên mạnh hơn mà còn trở nên bền vững hơn.
Hãy thử nghĩ viễn cảnh tới chuyện bạn có một website với chỉ số Trust Flow, Reffering domains, DA,… rất cao, lại còn liên quan tới chủ đề website của bạn mật thiết và hơn hết một website có traffic nhiều (vd: 10,000 traffic/tháng).
Điều này khiến cho backlink của bạn thật sự trở nên mạnh mẽ và có thể mang lại kết quả như 2 ví dụ phía trên.
Chúc bạn thành công!
Bài viết tham khảo:
- “How to Create an Effective SEO Strategy In 2020” – Backlinko:
https://backlinko.com/seo-strategy - “How to Create an SEO Strategy for 2020 [Template Included]” – Hubspot:
https://blog.hubspot.com/marketing/seo-strategy - “A Simple SEO Strategy (The ‘Middleman’ Method)” – Ahrefs:
https://ahrefs.com/blog/seo-strategy/