Link building (xây dựng liên kết) là một chủ đề gây nhiều tranh cãi. Bởi có rất nhiều ý kiến và những lời-khuyên-miễn-phí không có nền tảng tràn lan khắp mạng internet.
Điểm qua những tin đồn về link building một chút. Tôi đã khám phá ra một loạt các lời khuyên sai lầm trong cả chiến lược liên kết nội bộ. Nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng và có thể làm sập toàn bộ website.
Dưới đây là 8 lầm tưởng tai hại nhất mà tôi nghĩ bạn phải cân nhắc trước khi tin vào nó!
Chiến lược xây dựng liên kết phải được tập trung vào việc tìm kiếm liên kết (backlink) một cách tự nhiên.
Điều này đồng nghĩa, bạn cần làm theo các phương pháp SEO mũ trắng (White hat SEO). Và cân nhắc các nguyên tắc đánh giá chất lượng website trong Google’s Quality Guidelines. (Hướng dẫn đánh giá chất lượng website của Google)
Lưu ý: Hãy chắc chắn rằng bạn đánh giá đúng độ chính xác của thông tin khi nói đến:
- Link building (xây dựng liên kết)
- Chiến lược digital marketing
Sự khác biệt giữa thực tế và lời đồn rất quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của bạn!
Cùng chủ đề:
- Hướng dẫn từng bước cách tạo Backlink Blog comment chất lượng.
- Khám phá sức mạnh đáng kinh ngạc từ việc xây Tier 2 Backlink.
- IFTTT là gì? 21X công thức IFTTT cho SEOer
Link Building là gì?
Link Building, là quá trình để các website khác liên kết trở lại website của bạn. Tất cả các marketer và chủ sở hữu doanh nghiệp nên quan tâm đến việc Link Building để thúc đẩy traffic và tăng thẩm quyền cho website của họ.
Tại sao phải Link Building? Các thuật toán của Google rất phức tạp và luôn phát triển, nhưng liên kết ngược vẫn là một yếu tố quan trọng trong cách mọi công cụ tìm kiếm xác định các website xếp hạng cho từ khóa nào.
Link Building là một trong những chiến thuật được sử dụng nhiều trong tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) vì backlink là tín hiệu cho Google biết rằng website bạn là một nguồn tài nguyên chất lượng đáng được trích dẫn. Do đó, các website có nhiều backlink có xu hướng kiếm được thứ hạng cao hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn quan tâm đến khả phát triển bền vững của website và doanh nghiệp, bạn chỉ nên tham gia vào việc xây dựng liên kết tự nhiên. Nghĩa là, tập trung vào kiếm link hơn là mua hoặc đạt được chúng thông qua các chiến thuật thao túng (đôi khi được gọi là SEO mũ đen, một phương pháp có thể khiến website bị cấm khỏi kết quả tìm kiếm).
8 Sai lầm xây dựng liên kết đang kìm hãm website bạn
1. Tất cả links trên website có sức mạnh như nhau
Đầu tiên và quan trọng nhất là phân bổ dòng chảy sức mạnh (link juice) của các link trên một trang web.
Sai lầm:
Tất cả các liên kết từ một trang nhất định sẽ mang cùng một sức mạnh bất kể chúng được đặt tại vị trí nào trong bài viết.
Hãy chú ý vào sự khác biệt giữa các link đặt ở cuối trang (footer) và trong phần nội dung chính (body).
Khi so sánh hai loại liên kết này, chúng ta có thể thấy rằng vị trí đặt link thật sự cũng rất quan trọng.
Vấn đề này cực kỳ trùng khớp với Đơn xin cấp bằng sáng chế của Google. Bằng này có tên “Ranking documents based on user behavior and/or feature data”. Nó đã góp phần chỉ ra nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh của liên kết.
Yếu tối ảnh hưởng đến sức mạnh liên kết
- Kích thước font chữ của anchor text được liên kết với các links
- Vị trí của liên kết. (Ví dụ như tại các vị trí trong HTML list, running text, phía trên hoặc dưới màn hình đầu tiên được xem trên màn hình trình duyệt 800 × 600)
- Vị trí của link (nếu link này nằm trong list danh sách)
- Màu phông chữ hoặc thuộc tính của liên kết (ví dụ như: in nghiêng, xám, màu chữ trùng với màu nền, …)
- Dạng thức của liên kết (ví dụ: liên kết hình ảnh)
- Ngữ cảnh (context) của các từ đứng trước và sau liên kết
- ….
Trong số đó, yếu tố xếp hạng được gây tranh cãi nhiều nhất chính là vị trí link.
Liệu một link đặt vị trí cao hơn trong content có mang sức ảnh hưởng/sức mạnh lớn hơn?
Khám phá cách viết content thu hút sự chú ý của người dùng chỉ với 23 mẹo cơ bản.
Theo Bill Slawski, Rand Fishkin và nhiều chuyên gia SEO khác, những links này có thể mang lại sức mạnh đáng kể cho các trang mà chúng liên kết.
Bạn phải nhớ rằng có rất nhiều tín hiệu rất quan trọng ảnh hưởng đến xếp hạng của trang web.
Nếu một links nằm trên một trang liên quan và trong một anchor text cùng chủ đề thì chắc chắn giá trị của nó sẽ cao hơn so với việc được đặt trong mã code HTML.
Trong trường hợp bạn có 2 links và tất cả các yếu tố khác đều như nhau, thì …
Vị trí link cao hơn trong bài viết sẽ mang đến nhiều sức mạnh hơn.
Tóm lại, tôi muốn khẳng định chắc chắn lần nữa với bạn rằng:
Các links trên cùng 1 trang có thể mang những giá trị xếp hạng khác nhau.
2. Link hình ảnh có hại cho SEO
Một sai lầm khác về link building tôi sẽ đề cập tiếp theo chính là vấn đề về tối ưu hóa hình ảnh .
Theo tôi, tất cả mọi khía cạnh của SEO đều mang đến tác hại khi bị lạm dụng.
Và SEO hình ảnh chính là một ví dụ điển hình!
Hãy để tôi giải thích cho bạn.
Hình ảnh là nơi rất nhiều người spam các từ khóa vô tội vạ trong thẻ Alt để lừa gạt hệ thống của Google và mang về thứ hạng cao hơn.
Dù việc spam từ khóa trong Alt hình ảnh đã không còn được áp dụng, nhưng đôi lúc người ta vẫn cho rằng link hình ảnh là xấu.
Một vấn đề khác liên quan đến sai lầm này trong việc xây dựng liên kết chính là khả năng đọc hình ảnh của các trình thu thập thông tin (crawlers).
Vài năm trước đây, Google bot không thể đọc được thuộc tính alt từ một hình ảnh để phân tích cú pháp cho dù nó dễ hiểu hơn việc đọc hiểu văn bản HTML.
Vì vậy, Google’s Guidelines (Hướng dẫn từ Google) đã nói rằng
“Hãy sử dụng văn bản (text) thay vì hình ảnh (image) để hiển thị các nội dung quan trọng như Tên, Nội dung hoặc Liên kết. Nếu bạn phải sử dụng hình ảnh để hiển thị, hãy sử dụng thuộc tính alt để thêm vào một vài từ mô tả trong văn bản.” – Google’s Guidelines
Từ đó, Adam Powell, người sáng lập của Abacus đã giải thích cách các công cụ tìm kiếm xem hình ảnh như sau:
Hình ảnh <img /> thực sự được coi là nội dung (trừ khi nó quá nhỏ) và do đó phải có alt text (văn bản thay thế). Chúng cũng được ưu tiên cao hơn khi tải và hiển thị hơn so với hình ảnh nền CSS. Từ đó dẫn đến khả năng truy cập và cân nhắc hiệu suất.
Vậy, sự khác biệt sẽ xảy ra khi
- Hình ảnh đó xuất hiện trên trang web quá nhiều lần
- Khi trang chỉ có hình ảnh mà không mang quá nhiều nội dung (ngoại trừ các trang web về nhiếp ảnh) và alt text chứa nhiều từ khóa phong phú, đa dạng.
Thêm vào đó, với sự tiến hóa của AI (Artificial Intelligence – Trí tuệ nhân tạo), sự tương tác của con người với công nghệ và sự tích hợp khoa học máy tính trong cuộc sống. Điều đó gần như trở thành lẽ tự nhiên để Google bước vào cuộc chơi này.
Đó là cách Google có thể đọc hình ảnh và hiểu được các yếu tố trong hình ảnh đó thông qua việc phát hiện đối tượng trong hình ảnh.
Nếu chúng ta liên tưởng về hình ảnh dưới dạng alt text (văn bản thay thế) và văn bản dưới dạng anchor text (văn bản liên kết) khi chúng mang liên kết thì hình ảnh quả thực không khác biệt mấy so với văn bản.
Về cơ bản, cả hai đều sẽ được dịch sang cùng một ngôn ngữ trong mã hóa.
Và John Mueller đã từng nói rằng
Nếu được, bạn không nên bỏ trống alt text và anchor text. Bởi cả 2 đều quan trọng và đều mang giá trị SEO trong việc giúp Google hiểu hơn về ngữ cảnh bài viết.
Trong khi Google đang nỗ lực rất nhiều để hiểu rõ hơn về hình ảnh, chúng ta có thể nói chắc chắn rằng các liên kết hình ảnh hoàn toàn không xấu cho SEO nếu chúng được sử dụng trong ngữ cảnh cùng với alt text phù hợp.
3. Tất cả các links nên là liên kết nofollow
Tôi đã từng nghe hoặc đọc về việc: Tất cả các liên kết nên được gắn thẻ nofollow, và thật sự lúc ấy tôi cảm thấy điều này khá buồn cười.
Nhưng sau đó, khi tôi nhận ra có những người thực sự tin vào điều này và nó chẳng còn nực cười nữa bởi lí do ngay sau đây:
Thứ nhất, trên thực tế hầu hết các liên kết đều là dofollow. Và trên toàn thế giới, liên kết nofollow của trang web chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.
Chúng tôi thấy rằng các trang web có hồ sơ backlink tự nhiên có nhiều liên kết nofollow hơn là liên kết dofollow.
Không chỉ vậy, dường như các trang web có liên kết spam lại có nhiều liên kết dofollow hơn.
Thậm chí đôi khi còn có những website 100% đều là liên kết dofollow, và điều đó khiến tôi bắt đầu chú ý!
Và… tôi dần phát hiện ra rằng rất nhiều trong số đó đang cố che đậy một điều gì đó.
Chẳng hạn như ví dụ ngay bên dưới đây
Cụm dưới đây chỉ có các đường màu xanh, có nghĩa là trang đó chỉ có các liên kết dofollow. Nó trông hơi quá … “hoàn hảo” phải không?
Nhưng không! Đó chỉ là sự ngụy tạo.
Ví dụ này được lấy từ một bản phân tích chúng tôi tạo ra dựa trên một link spam.
Google nói rằng, các liên kết nofollow không hề mang sức mạnh!
Nhìn chung, chúng tôi không theo chúng (link nofollow). Điều này có nghĩa là Google không chuyển PageRank hoặc anchor text trên các liên kết này.
Về cơ bản, việc sử dụng nofollow khiến chúng tôi xóa các target links khỏi biểu đồ tổng thể của trang web.
Tuy nhiên, các trang mục tiêu này vẫn có thể xuất hiện trong chỉ mục nếu các trang web khác liên kết với chúng mà không sử dụng nofollow hoặc nếu các URL được gửi tới Google qua Sitemap (sơ đồ web).
Ngoài ra, điều quan trọng cần lưu ý là các công cụ tìm kiếm khác có những cách khác nhau thể xử lý nofollow.
Nếu nói rằng tất cả các liên kết ra ngoài nên được nofollow, vậy hãy tưởng tượng tình huống tiếp theo sau đó?! …
Các liên kết Nofollow không mang bất kỳ giá trị nào, không có authority, không ảnh hưởng.
Vậy điều gì sẽ xảy ra với các domains? Chúng sẽ được đánh giá như thế nào?
Đúng vậy! Khi đó tất cả sẽ có cùng chất lượng links, sẽ trở nên bình đẳng.
Thế nhưng, có vẻ như điều đó không thật sự có lí. Bởi vì Domain Authority (DA) sẽ không tồn tại và nó là một thước đo quan trọng trong quá trình tăng thứ hạng.
Suy cho cùng, việc 100% thẻ tag đều để nofollow thật sự không hề liên quan và cũng không gây hại đến website.
Đọc thêm:
4. Liên kết có phân biệt chữ hoa và chữ thường
Quả thật hơi quá khi nói rằng CHỮ VIẾT HOA ảnh hưởng đến SEO bởi Google đã nêu rõ rằng việc viết hoa không ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm:
Kết quả tìm kiếm của “New York Times” hoàn toàn giống với kết quả tìm kiếm từ khóa “new york times”.
Bạn nên dùng chữ hoa hay chữ thường trong title hay không?
Để kiểm tra, chúng tôi đã xem xét cả content dạng text và content dạng video. Bởi vì video ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Trong tất cả các ví dụ, tôi nhận ra sự khác biệt duy nhất giữa hai loại content này là số lượng kết quả của Google.
Nếu bạn xem xét hai ảnh tiếp theo, bạn có thể thấy rằng từ khóa tìm kiếm “Empire State Building” có 240 triệu kết quả trong khi từ khóa “empire state building” có ít kết quả hơn – 207 triệu.
Như bạn thấy thì tôi không viết hoa tất cả các kí tự. Vì nó sẽ được các spiders của công cụ tìm kiếm xem là spam.
Khi chúng tôi tìm kiếm cùng một truy vấn trong nội dung video, kết quả không hề có sự khác biệt.
Tuy nhiên, tôi đã rất bất ngờ lớn khi thử search trên YouTube.
Vì một số từ khóa không thể hiện bất kỳ khác biệt nào về chữ cái viết hoa nhưng một số từ khóa khác lại có – nhưng rất may chỉ là một số ít thôi nhé.
Suy cho cùng, tôi thấy đúng là có một vài thay đổi nhỏ đến mức gần như không không có sự khác biệt nào (trong cùng 1 trang web) liên quan đến sự ảnh hưởng của các kí tự viết hoa trong SEO.
Như Google đã đề cập, điều này không ảnh hưởng đến thứ hạng của trang. Nên quan niệm này vẫn là một điều bí ẩn.
5. Liên kết từ Bảng xếp hạng Top của Wikipedia
Trong quá trình nghiên cứu về backlinks, tôi nhận thấy các bạn có một quan niệm là các links từ Wikipedia và các website có thẩm quyền cao tương tự có thể đảm bảo website bạn xuất hiện ở những thứ hạng đầu.
Thật ra thì nó là một quan niệm sai lầm trong suốt một thời gian dài với các links Wikipedia.
Gary Illyes, đại diện của Google, đã trả lời vấn đề này trên Twitter. Gary nói rằng Google xếp hạng Wikipedia giống như các trang web khác trên web.
Đặt các ý kiến khác sang một bên, thông tin này đến trực tiếp từ Google và có lẽ “đúng đắn hơn”
Vì vậy, chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng:
Trông chờ tăng trưởng thứ hạng từ các links từ các trang web như Wikipedia và các trang web có ảnh hưởng lớn khác là điều không thể.
Vì Wiki link rất khó kiếm!
Vậy lời khuyên ở đây là gì?
Hãy chú trọng nhiều hơn để có thêm các liên kết nội bộ và đạt được nhiều thành công hơn.
Hãy nhớ rằng đừng bao giờ tin tất cả những điều bạn nghe được. Tin đồn ở khắp nơi vậy nên hãy kiểm tra mọi thứ trước và xem xét trường hợp của mình nhé!
6. External Links ảnh hưởng nhiều hơn Internal Links
Tiếp theo, sau những phân tích ngay phía trên về Wikipedia và những điều tượng tự, quan niệm tiếp theo đơn giản là một sự bổ sung cho sức mạnh của liên kết bao gồm cả external lẫn internal. Tìm hiểu thêm “Internal Link là gì? Tối ưu Internal Link tăng tỉ lệ chuyển đổi cho website”.
Các liên kết nội bộ, bên cạnh các yếu tố onpage khác trên web, có thể quan trọng hơn các liên kết từ bên ngoài trỏ đến website
Các liên kết nội bộ có thể giúp các trang không được chăm chút của bạn xếp hạng tốt hơn; bằng cách liên kết với các trang có thứ hạng cao.
Cách thức rất đơn giản!
Chọn các page có tiềm năng nhưng xếp hạng không tốt lắm. Sau đó, đặt liên kết của chúng lên các trang được đánh giá cao nhất (với nhiều traffic); từ trang web của bạn để kéo các trang này trên SERP.
Bằng việc liên kết chúng theo cách này, sức mạnh từ một trang sẽ được chuyển đến các deep pages trong website bạn.
Và tất nhiên, bạn đã biết tầm quan trọng của việc người dùng dành thời gian ở lại lâu hơn trên website.
Thật sự mà nói, thời gian dừng/thời gian ở lại web (dwell time); luôn là một chủ đề tranh luận dài kỳ cùng với các yếu tố xếp hạng khác.
Trong khi đó, Google luôn chú trọng đến trải nghiệm người dùng.
Vì vậy, liên kết nội bộ (internal link) có thể giúp một trang web cực kỳ nhiều. Điển hình trong việc tăng trưởng thứ hạng; và giá trị đôi khi có ích hơn các liên kết bên ngoài.
Và theo như trên, việc cho rằng các liên kết bên ngoài quan trọng hơn là sai lầm. Bởi Google sử dụng rất nhiều tín hiệu xếp hạng; và liên kết thì chỉ là một trong số đó.
7. Links là yếu tố xếp hạng quan trọng nhất của Google
Đi xa hơn với sự giải thích về các links (liên kết), tôi đã phải làm rõ cho bạn hiểu một quan niệm sai lầm khác.
Đó chính là:
Inbound links là yếu tố xếp hạng quan trọng nhất trong tìm kiếm của Google??
Điều này không đúng! HOÀN TOÀN KHÔNG!
Trong mục hỏi đáp (Q&A) của Google, Nhà chiến lược cấp cao của Google Search Andrey Lipattsev cho biết:
Content, links và RankBrain là ba yếu tố xếp hạng hàng đầu. Ngoài ra còn có hơn 200 yếu tố xếp hạng khác
(Đừng quên nhé!).
Tất cả chúng có liên quan đến
- Trải nghiệm người dùng
- Thời gian dừng (dwell time)
- Khả năng sử dụng trên thiết bị di động
- Nội dung chất lượng
- Onpage SEO
- Kết quả tìm kiếm organic,…
Bên cạnh đó, tín hiệu xếp hạng của Google rất linh hoạt; và được tạo nên dựa trên sự cung cấp kết quả chính xác và theo ngữ cảnh.
Điều này dẫn đến việc, 2 người dùng có thể nhận được 2 kết quả trả về khác nhau; dựa trên những tìm kiếm mà họ đã thực hiện trước đó (context)
Vì vậy, thẳng thắn mà nói thì các inbound links không phải là yếu tố xếp hạng quan trọng nhất. Nhưng có sức ảnh hưởng tương tự như nội dung và RankBrain.
Chuẩn kiến thức SEO website ngay hôm nay! Tham khảo các khóa học SEO chuyên nghiệp của GTV SEO để có kiến thức được hệ thống chi tiết & update thường xuyên.
8. Links từ các lĩnh vực ngách hơn website không giúp ích trong việc xếp hạng
Một quan niệm sau lầm khác về link building chính là tin vào việc:
Links từ trang web không liên quan:
Các link này là vô ích, không ảnh hướng đến việc xếp hạng. Về cơ bản, chúng là các liên kết chất lượng thấp.
Thật ra, bản thân tôi hiểu rằng bạn sẽ có một chút nghi ngờ về điều này. Bởi vì tôi cũng đã nói rằng bạn cần các link liên quan, link có thẩm quyền để xếp hạng cao; … là rất cần thiết.
Tôi nghĩ mọi người đang bị nhầm lẫn giữa relevant links và authority links.
- Relevant link (liên kết liên quan) chính là các liên kết trong cùng một thị trường ngách. Nghĩa là cùng chủ đề lĩnh vực.
- Authority link (liên kết có thẩm quyền) chính là các link đến từ những trang web có thẩm quyền cao.
Thực tế lợi thế SEO nghiêng về yếu tố thứ hai – Authority Link.
Authority Link:
Nghĩa là nếu website của bạn có một link đến từ một trang web nổi tiếng; thì dù link đó không quá liên quan; nhưng nó vẫn sẽ hữu ích cho website của bạn.
Nhưng không chỉ duy nhất DA (Domain Authority – chỉ số đánh giá chất lượng tên miền); là quan trọng để xác định một trang web có ảnh hưởng cao.
Mà bên cạnh đó còn có nhiều tiêu chí đánh giá backlink chất lượng như Trust Flow (dòng chảy sự tin tưởng); số lượng liên kết, vị trí đặt links, anchor text; số lượng traffic chất lượng nhận được từ domain đó và nhiều hơn thế nữa.
Vì vậy, việc chú ý đến từ khóa trỏ link về website của bạn là điều quan trọng. Tuy nhiên, hãy đảm bảo chúng không phải là anchor text chứa quá nhiều từ khóa nhé!
Thật ra mà nói, các link trong thị trường ngách của bạn có thể rất hữu ích.
Thông thường, các liên kết này khá khó để có được vì sự cạnh tranh trong ngành rất cao. Do vậy, mọi người thường có xu hướng “cơ cấu”, tự xây dựng các link này.
Thật may mắn, tôi đã khám phá ra 2 cách tạo backlink với Ahrefs cực kỳ hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu qua bài viết này trên GTV để xây dựng được những backlink chất lượng và bền vững với thời gian nhé.
Tóm lại:
Bạn không nên tin mọi thứ được viết trên Internet. Và đừng chỉ tin mù quáng vào một thông tin!
Tất cả các quan niệm sai lầm và các thông tin bị hiểu sai sẽ gây hại cho trang web.
Mọi người thường nghĩ rằng Google ủng hộ các trang web cụ thể. Và họ quan tâm đến việc bảo mật các liên kết trên các trang web đó để tăng thứ hạng. Nhưng, lời khuyên của tôi cho bạn chính là đừng trở thành một trong số họ.
Đó thật ra chỉ là một quan niệm sai lầm khác về link building. Đừng làm theo tất cả các chiến lược liên kết mà bạn nghe có vẻ hoạt động hiệu quả.
Bởi đơn giản, một liên kết thu thập được; (an earned link – liên kết có được bằng cách tạo ra các tài nguyên thực sự có giá trị khiến các website uy tín khác đề cập đến bạn); sẽ luôn có giá trị hơn bất cứ thứ gì.
Bài viết thuộc bản quyền của GTV SEO, nếu copy nhớ ghi nguồn bạn nhé.
Nguồn tham khảo:
- “5 Mistakes of Link Building You Should Avoid” – Delante
https://delante.co/mistakes-of-link-building/ - “Top 12 Link Building Mistakes In-House SEOs Make & How to Avoid Them” – Search Engine Journal
https://www.searchenginejournal.com/top-12-link-building-mistakes-in-house-seos-make-how-to-avoid-them/271497/ - “7 Link Building Mistakes You Ought to Avoid” – QuickSprout
https://www.quicksprout.com/link-building-mistakes/