Xây dựng các website vệ tinh với mục đích liên kết với website chính sẽ mang đến rất nhiều thuận lợi trong quá trình SEO. Website chính của bạn được site vệ tinh liên kết sẽ giúp bạn có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với đối thủ. Cũng xoay quanh vấn về tạo site vệ tinh này tôi đã nhận được rất nhiều thắc mắc như:
- Khi làm vệ tinh có nên đặt chung một hosting không?
- Khi làm vệ tinh có nên đặt chung 1 IP hay không?
- Hay cùng một hosting nhưng mà khác IP được hay không?
- Dùng SEO hosting được hay không?
- Làm như thế nào để triển khai vệ tinh an toàn cho bản thân cũng như PBN để mang lại giá trị lâu dài?
Bên cạnh những câu hỏi trên còn có một số quan điểm cho rằng PBN là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay và nếu không dùng PBN thì không thể lên top được.
Và tôi cũng xin bác bỏ quan điểm trên và khẳng định luôn ở đây, PBN không phải là cách dùng link tốt nhất hiện nay và PBN sẽ không bao giờ là cách hiệu quả nhất.
Được rồi! Để giải quyết các vấn đề đã đặt ra, đầu tiên tôi muốn bạn phải hiểu Footprint là gì?
Footprint là gì?
FootPrint là một thuật toán của Google được thiết lập với mục đích phát hiện ra những thủ thuật từ các website nhằm đánh lừa công cụ tìm kiếm. Vị trí website của bạn có thể bị đánh tụt bất cứ lúc nào nếu dính phải hình phạt từ Footprint. Vậy nên, để tránh mắc phải hình phạt Footprint từ Google bạn cần hiểu Footprint là gì?
Footprint được dịch ra có nghĩa là dấu chân, tôi sẽ lấy ví dụ để bạn có thể dễ hình dung hơn. Khi bạn đi trên tuyết, bạn sẽ để lại dấu chân trên những con đường bạn đã đi qua. Dựa vào những dấu chân mà người ta có thể tìm ra bạn đang ở đâu.
Đối với Google, đây là một dấu hiệu cho Google biết rằng toàn bộ điều này là của bạn sở hữu và Google sẽ phạt bạn.
Ví dụ: Toàn bộ tên miền và vệ tinh của bạn được đăng ký với cùng một tên sở hữu là bạn hay cùng bắt nguồn từ một nơi mà bạn mua domain. Hay là toàn bộ trang web vệ tinh của bạn truyền backlink về trang của bạn có cùng một hosting mặc dù IP khác nhau chắc chắn Google sẽ phát hiện ra bạn.
Các yếu tố Google phát hiện ra bạn:
- IP
- Nơi bạn đăng ký
- Hosting
- Thông tin bạn đăng ký
- Cách bạn đi backlink
- Theme bạn dùng
Ví dụ: Bạn đang sở hữu 10 vệ tinh và cả 10 vệ tinh đó đều dùng chung một theme (tin tức), khi bạn gắn link 10 vệ tinh vô website của bạn thì Google sẽ biết bạn đang là chủ sở hữu.
Cách đi backlink để không bị Google phạt
Đầu tiên tôi ví dụ bạn có 5 vệ tinh và 3 money site (trang bạn đang SEO)
Vệ tinh 1 của bạn có hosting là Stable Host, IP 1 và bắn backlink về moneysite 1, moneysite 2, moneysite 3 và đây cũng là những backlink đầu tiên.
Vệ tinh 2 dùng Stable Host, IP 2 backlink về moneysite 1, moneysite 2
Ngay lập tức Google sẽ thắc mắc tại sao moneysite 1 trong hàng ngàn nhà cung cấp hosting ngoài kia cả 2 tên miền đầu tiên đều backlink về trang web mới lại cùng bắt nguồn từ Stable Host – cùng 1 nhà cung cấp backlink. Có thể ngay lúc này Google sẽ chưa phạt bạn nhưng bạn đã bị cho vào diện tình nghi.
Từ tên miền thứ 3 bạn dùng vệ tinh thứ ba cũng từ một nhà cung cấp hosting là Stable Host, mặc dù IP khác nhau và bạn liên kết về trang moneysite 2 của bạn. Lúc này, cả 3 vệ tinh 1,2,3 đều back về trang moneysite 2 lúc này Google tình nghi bạn rất cao và có thể sẽ kiểm tra trang web của bạn.
Moneysite 2 là trang web hoàn toàn mới và chỉ có 3 backlink, Google sẽ dựa vào nhà cung cấp hosting của 3 vệ tinh này là cùng Stable Host và điều tra ra được cả 3 trang đều là PBN của bạn. Google sẽ phạt vệ tinh 1, vệ tinh 2, vệ tinh 3 và lúc này cả 3 vệ tinh sẽ chết. Từ đó cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến moneysite 2.
Khi vệ tinh 1 và 2 bị phạt không còn được Google index sẽ trở nên vô nghĩa trong việc truyền backlink cho money site 1. Trừ khi cả 3 vệ tinh có traffic nhiều, có người đọc, có người click, tỉ lệ onsite cao nếu chỉ là những tên miền cũ hay là những vệ tinh của bạn tạo ra chỉ để lấy backlink về và không có traffic thì chắc chắn Google sẽ nghi ngờ. Chắc chắn moneysite 1 sẽ chết và moneysite 3 cũng bị ảnh hưởng.
Rủi ro lớn nhất khi triển khai vệ tinh dùng chung hosting là bạn sẽ bị Google phạt vệ tinh 1, vệ tinh 2, vệ tinh 3 cùng với moneysite 1, moneysite 2, moneysite 3. Điều đó tương tự cho vệ tinh thứ 4 và vệ tinh thứ 5.
Dấu hiệu để Google biết bạn có chung một nhà cung cấp domain
Google sẽ biết được nhà cung cấp domain của bạn là ai thông qua WHOIS. Khi bạn đăng ký tên miền bắt buộc bạn phải điền thông tin, lúc này WHOIS sẽ có thông tin của bạn.
VD: Đối với domain gtvseo.com.
Đăng ký từ nhà cung cấp godaddy.com, có name server là namecheaphosting, IP
Tùy vào các trang Whois khác nhau mà chúng sẽ cung cấp thông tin đầy đủ, hay một nửa, ¾.
Tất cả Whois đều sẽ hiện thông tin như: tên miền, bạn mua ở đâu, địa chỉ người mua ở đâu, thuộc tổ chức nào, số điện thoại người mua, email. Đây là những thông tin khi bạn đăng ký mua tên miền và điền thông tin thì những điều này đã được công khai trên mạng internet.
Whois chỉ là một công cụ miễn phí mà đã có thể nhìn ra các thông tin của bạn chi tiết như vậy được không lẽ Google không nhìn ra được. Vậy nên, khi bạn làm vệ tinh, bạn tránh đăng ký cùng một nơi cung cấp hosting, IP phải khác nhau.
Khi đăng ký phải dùng một tên khác, email khác, địa chỉ khác, số điện thoại khác và tất nhiên email, số điện thoại đó phải xác nhận được. Đây là những dấu hiệu về footprint mà bạn có thể nhận biết được.
Tôi đã từng gặp những trường hợp khá điên rồ, họ đăng ký tất cả thông tin đúng như những gì tôi nói (đăng ký những nơi khác nhau, thông tin điền cũng khác nhau, toàn bộ khác nhau) nhưng họ lại sử dụng Google Adsense và toàn bộ Google Adsense đó có cùng IP nên toàn bộ vệ tinh của bạn cũng sẽ bị phạt.
Tuy nhiên, đối với Google Search Console lại được Google khuyến khích dùng, vậy nên nếu bạn có chung một Google Search Console cho toàn bộ vệ tinh này thì điều đó hoàn toàn bình thường.
Vậy câu hỏi đặt ra lúc này là toàn bộ những thông tin đăng ký của người dùng trên Whois privacy có được bảo mật thông tin không?
Câu trả lời là Có. Khi bạn bảo mật thông tin đăng ký thì thông tin của bạn sẽ không hiện trên Whois nữa.
Lúc này Whois sẽ không thể kiểm tra bạn là ai, ai đã đăng ký, hosting ở đâu,… lúc này thông tin của bạn sẽ được bảo mật một cách tuyệt đối. Vậy nên, nhiều người cho rằng khi mua gói Whois Privacy thì Google sẽ không Crawl được thông tin vì nhà cung cấp tên miền đã bảo vệ rồi.
Nhưng thật ra Google có thể nhìn ra được bởi vì Google có thể nhìn xuyên được thông tin bảo mật. Và Google cũng khuyên là không nên bảo mật thông tin khi mua tên miền.
Ví dụ bạn thường xuyên làm việc trên Google Sheet – một ứng dụng của Google Drive để nhập liệu, thống kê. Mặc dù, bạn không share file Google Sheet của cho bất cứ ai nhưng Google vẫn có thể đọc được vì đây là tài sản của Google. Lời khuyên của tôi dành cho bạn là để bảo mật thông tin bạn có thể làm việc trên file Excel của máy tính.
Cách triển khai 5 vệ tinh chung Stable Host
Để giúp các bạn có thể dễ dàng nắm được cách triển khai vệ tinh chung một Stable Host tôi sẽ phân tích ví dụ sau đây.
VD: Bạn đang có Link 1 (vệ tinh 1) backlink về moneysite 1 của bạn, rồi tiếp theo link 2,3… 40 (khoảng 40 domain khác nhau, 40 forum khác nhau hay 10 forum khác nhau, 10 website khác nhau, 20 mạng xã hội) thông tin khác nhau. Lúc này, bạn có 41 cái domain đang backlink về moneysite 1 và 40 cái này khác nhau hoàn toàn về thông tin.
Lúc này, Link 42 (vệ tinh 2; có thể chung Stable Host và IP giống Link 1) và backlink về moneysite 1 như vậy bạn sẽ không lo bị Google để ý. Bời vì, bạn đã có 41 domain trước đó, và toàn bộ đều là thông tin khác nhau và Google thấy bạn là 1 trang web bình thường chứ không phải là 1 trang web SEO mũ đen.
Kế đến, tôi tiếp tục dùng domain 43 (vệ tinh 3) backlink về moneysite 1 cũng không sao cả. Domain 44 (vệ tinh 4) cũng bắn backlink về moneysite 1 của bạn, trường hợp này tôi không khuyến khích vì trường hợp này vẫn có rủi ro, ảnh hưởng tới vệ tinh 2,3,4 sẽ chết.
Để đảm bảo an toàn từ vệ tinh 44 tới 60 bạn nên triển khai thành các domain khác. Domain 61 hãy triển khai vệ tinh 4. Tôi khuyên bạn nên dùng chung 1 hosting, IP cho các vệ tinh này nhưng tuyệt đối không đăng ký tên miền có cùng thông tin của bạn. Google sẽ phạt 4 domain này và hạ thấp giá trị chúng mang lại cho bạn.
Để tổng kết lại bài viết này tôi sẽ chia sẻ với các bạn lưu ý để hạn chế việc bị Google phạt khi xây dựng website vệ tinh.
- Nhà cung cấp tên miền khác nhau, nhưng trong trường hợp nhà cung cấp là Godaddy thì Google cũng không phạt bạn. Vì Godaddy là thương hiệu cực kì lớn trên thế giới. Và họ cung cấp hàng trăm triệu tên miền cho toàn thế giới. Tương tự là Enom, và ở Việt Nam có Mắt Bảo.
- Nhà cung cấp hosting khác nhau
- IP khác nhau
- Tuyệt đối không ‘gắn’ những tài sản của Google lên vệ tinh. VD: Google Adsense, Webmaster Tool..
- Khi bạn cài đặt vệ tinh (đừng dùng cùng 1 theme)
- Thông tin đăng ký tên miền khác nhau (người sở hữu tên miền, địa chỉ, số điện thoại, email)
Chắc chắn chẳng một bản SEOer nào lại muốn mình dính phải hình phạt Footprint cho trang web hay tài khoản mạng xã hội của mình. Nhưng nếu bạn sử dụng các thủ thuật để lách luật nhằm gia tăng thứ hạng thì sớm muộn bạn cũng sẽ bị Google phát hiện ra Footprint. Vậy nên, hãy chú ý đến vấn đề tôi đã chia sẻ ở trên để triển khai vệ tinh không bị Google phạt. Chúc các bạn có thể triển khai website vệ tinh thành công!