1. Lên Plan SEO mỗi tháng – quý – năm
Kế hoạch SEO cần có cụ thể các hoạt động thực thi dựa trên hiện trạng doanh nghiệp đồng thời tập trung đến mục tiêu cuối cùng.
Kế hoạch cần rõ ràng trong các nội dung sau:
- Mục tiêu (SEO audit, mở rộng chủ đề,…)
- Hạng mục thực thi chi tiết
- Ngày triển khai
- Người thực hiện
Bạn hãy xem qua Checklist SEO Audit hoặc xem video hướng dẫn lập kế hoạch SEO mới nhất của GTV SEO để nắm bắt mẫu kế hoạch hoặc áp dụng luôn lên trang web của mình nhé!
2. Nghiên cứu từ khóa
Nghiên cứu từ khóa là một trong những bước đầu tiên trong quy trình SEO.
Và việc tìm kiếm từ khóa liên quan nên luôn được cập nhật để phục vụ cho các bước SEO tiếp theo, khoảng 2 tuần 1 lần.
Nếu bạn làm việc với đội sale, hãy thu thập thông tin từ họ để biết nội dung/chủ đề nào thường được đề cập đến trong các cuộc họp với khách hàng. Từ đây bạn có thể nhận ra những insight khác nhau từ việc tìm kiếm từ khóa truyền thống.
Lưu ý: Khi thực hiện nghiên cứu từ khóa, ngoài những từ khóa chính cần SEO, bạn cũng nên tìm kiếm thêm về:
- Semantic Keyword. Việc tối ưu theo Semantic Search sẽ giúp cả người dùng và Google hiểu rõ nội dung bạn muốn truyền tải, từ đó đánh giá website cao hơn.
- Ý định tìm kiếm (Search intent)
- Việc Lập chỉ mục ngữ nghĩa tiềm ẩn (LSI keyword)
- Từ khóa đuôi dài (Long tail keyword)
Để nghiên cứu từ khóa SEO một cách hiệu quả, bạn có thể tham khảo video dưới đây để biết rõ chi tiết hơn.
3. Sáng tạo Content và cập nhật Content mỗi tuần
Bên cạnh bổ sung thêm những bài viết phù hợp với insight của khách hàng để thuyết phục họ vào phễu bán hàng hiệu quả hơn, bạn cũng cần xem lại bài viết cũ đã xuất bản 6 tháng trước để cập nhật nội dung mới, hoặc thực hiện việc tối ưu hoá bài viết chuẩn SEO hơn.
Đối với cập nhật Content, bạn nên xem bài viết hướng dẫn chi tiết cách Audit Content của tôi
4. Phân tích và tối ưu Onpage
Onpage SEO nói lên nhiều điều về độ lành mạnh của một trang web. Tối ưu onpage tốt còn giúp website bạn xuất hiện tại các vị trí kết quả đặc biệt như feature snippet hoặc knowledge graph, tiếp cận gần hơn với người đọc.
Feature snippet (đoạn trích nổi bật) là một đoạn nội dung hiển trị trên kết quả tìm kiếm được Google trích từ website nhằm giải đáp một cách nhanh chóng cho các thắc mắc của người dùng.
Snippet ảnh hưởng lớn đến CTR của trang trên bảng xếp hạng kết quả công cụ tìm kiếm Google, bao gồm:
- Thẻ tiêu đề (title tag)
- Thẻ mô mả (meta description)
- và URL.
3 Yếu tố này càng liên quan đến từ khóa tìm kiếm và mục đích người dùng thì cơ hội người dùng nhấp vào trang của bạn càng cao.
Đó là lý do tại sao hàng tuần tôi đều thực hiện phân tích liệu các snippet đã đáp ứng truy vấn của người dùng trên bảng kết quả tìm kiếm – SERPs (viết tắt của Search Engine Results Page)? Xem nó đã đủ hấp dẫn hay chưa?
Để tối ưu hóa nội dung cho người dùng và cỗ máy tìm kiếm – Google, bạn nên nhớ một vài lưu ý sau:
- Tối ưu từ khóa cho URL, Headings
- Đặt tiêu đề hấp dẫn, tăng CTR
- Có Meta Description cho tất cả nội dung
- Xây dựng hệ thống Internal Links tốt
- Sửa các broken links
- Thêm alt text cho hình ảnh trên website
Đây là một phần quan trọng trong SEO, và tất nhiên tôi cũng có bài viết chuyên sâu riêng dành cho nó: SEO Onpage: 24 Tiêu chuẩn Tối ưu Onpage “thần tốc” 2022
Tôi biết, kiến thức SEO rất sâu rộng và còn rất nhiều điều bạn cần nghiên cứu. Thế nhưng mà “có cố gắng sẽ có thành công”, đúng không nào? Còn có tôi và đội ngũ GTV sẵn sàng hỗ trợ bạn, đừng vội nản lòng nhé!
Hãy cùng tôi qua công việc tiếp theo trong SEO 👇
5. Tương tác với Khách hàng
Việc tương tác với khách hàng thông qua phản hồi bình luận hoặc nội dung có tính chất kết nối (những câu hỏi, những câu giao tiếp) như cách tôi đang “giao tiếp” với bạn qua bài viết này, sẽ khiến mức độ yêu thích và tin tưởng dành cho bạn cao hơn. Và đồng thời bạn cũng có cơ hội hiểu rõ khách hàng của mình hơn.
6. Xây dựng liên kết nội bộ và và ngoại bộ
Chất lượng backlink là chìa khóa trong làm SEO, là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm Google và cả các công cụ tìm kiếm khác cũng tương tự vậy.
Tôi luôn quan tâm đến độ uy tín và lành mạnh của các liên kết. Mục đích nhằm đảm bảo người truy cập vào trang web đều là đối tượng mà bạn nhắm đến.
Tôi thực hiện việc này mỗi tuần. Nhưng đồng thời, tôi cũng tìm kiếm cơ hội xây dựng những backlink mới liên quan và chất lượng.
7. Tối ưu trên thiết bị di động
Ngày càng có nhiều người dùng sử dụng điện thoại di động để tìm kiếm thông tin trên internet và con số này ngày càng tăng. Nếu trước đây bạn chỉ chú ý đến giao diện của website trên màn hình máy tính thì giờ đây bạn cần phải tối ưu cho cả thiết bị di động.
Bên cạnh việc ngày càng có nhiều người sử dụng điện thoại thì Google cũng đang ưu tiên index trang web trên thiết bị di động. Sau đây là một số cách để bạn có thể tối ưu trang web trên thiết bị di động của mình:
- Dùng chung 1 đường dẫn nhưng giao diện của website trên máy tính và trên điện thoại là khác nhau.
- Thiết lập 2 đường dẫn khác nhau cho giao diện trên máy tính và cho thiết bị di động.
- Dùng chung 1 đường dẫn và giao diện trên máy tính nhưng có khả năng co giãn khi truy cập vào các thiết bị di động khác.
Theo tôi nhận thấy, đa số các nhà quản lý web sẽ thường chọn công nghệ Responsive để tối ưu cho trang web của mình. Với đặc tính linh hoạt công nghệ Responsive có khả năng tương thích với hầu hết thiết bị di động.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo thêm về công nghệ AMP(Accelerated Mobile Pages) cho phép tối ưu hiệu suất tổng thể của trang web, giúp website chạy nhanh hơn mang đến những trải nghiệm tuyệt vời. Đây là một trong những công nghệ được Google khuyến khích sử dụng cho website.
8. Thiết kế, nâng cấp UX UI của website
Thiết kế của website ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng khi truy cập vào trang web của bạn.
Tôi thường xem lại các trang để xem chúng có đáp ứng mục tiêu của một persona hay không. Persona là một người dùng hư cấu trên cơ sở người dùng website của bạn.
Sử dụng bản đồ nhiệt (heatmap) cũng giúp bạn biết được đặc điểm điều hướng của người dùng. Chẳng hạn như vùng mắt người dùng tập trung nhiều nhất, vùng người dùng click vào nhiều nhất … Từ đó cập nhật vị trí banner, button chiến lược của công ty, tăng CTR nhé!
9. Quảng cáo, đăng tải bài viết trên Social Network
Cho dù bạn tạo ra nội dung chất lượng đến đâu thì cũng vô dụng nếu nội dung đó không thể đến được với người dùng. Một phương pháp phổ biến để đạt được điều đó là qua Social Media Marketing (quảng cáo trên mạng xã hội như Facebook, Youtube, Instagram,…) sẽ là cầu nối hiệu quả để quảng bá nội dung, nhất là khi bạn có lượng theo dõi tương tác nhất định.
Điều quan trọng là doanh nghiệp cần hiểu độc giả của mình thao tác trên mạng xã hội như thế nào để lên chiến lược phù hợp.
Bạn có thể tìm hiểu cách tôi SEO Youtube Vincent Đỗ để có được hơn 14.000 người theo dõi kênh mỗi tháng.
10. Phân tích, đánh giá đối thủ
Bạn đang tự hỏi: Kĩ thuật/Chiến lược mà đối thủ đang áp dụng để làm SEO Marketing là gì?
Trong trường hợp này, tôi không chỉ nói về đối thủ trên thương trường mà còn là đối thủ trên trang kết quả tìm kiếm. Và vì vậy tôi cũng đội ngũ GTVSEO luôn theo dõi và cập nhật những chiến thuật SEO mới nhất để chúng ta không bị bỏ lại phía sau.
11. Quản lý số liệu trả về (metric)
Đây là nhiệm vụ thiết yếu đo lường nỗ lực của bạn và biết được website/blog hoạt động như thế nào.
Nhiệm vụ đầu tiên mỗi ngày là phân tích performance của trang blog và kiểm tra xem có những hành vi đáng ngờ nào không (cả tích cực lẫn tiêu cực).
12. Phân tích Persona
Như tôi đã nói, chân dung khách hàng quyết định toàn bộ chiến lược marketing.
Thế nên hãy lên kế hoạch review thường xuyên. Để từ đó, bạn có thể biết chiến lược SEO của bạn có nhắm đúng vào đối tượng khách hàng lý tưởng ở thời điểm hiện tại hay không.
Tôi phân tích khi cần, nhưng tôi khuyên bạn nên review về chân dung khách hàng lý tưởng của mình 6 tháng 1 lần. Để từ đó, dựa vào nội dung profile persona của mình để xây dựng nội dung trên trang web hay content strategy trang web.
13. Báo cáo report, đánh giá lại dựa trên Plan đặt ra
Báo cáo giúp chúng ta định vị những phòng ban khác trong công ty liên quan đến công việc SEO mà chúng ta đang phát triển. Để từ đó có thể mang lại so sánh thú vị về kết quả đã đạt được.
Vậy, thông tin cần phải trình bày trong báo cáo SEO là gì? Cùng tôi điểm qua nhé!
- Số lượng khách truy cập duy nhất
- Tăng trưởng so với tháng trước
- Những trang được truy cập nhiều nhất
- Ranking mới
- Phần trăm tỷ lệ chuyển đổi bài viết
- Với các khách hàng
- Liên kết mới
Nếu bạn là agency và cần phải báo cáo kết quả, hãy tập trung vào những số liệu mang lại kết quả thật mà khách hàng mong đợi. Ví dụ như traffic hoặc tỷ lệ chuyển đổi nhé.