Kiến thức – Trang chủ https://tranlehai.com Thông Tin Tổng Hợp Kiến Thức Sun, 03 Dec 2023 15:07:36 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.2 Giải phóng dung lượng ổ C vì Zalo nó ” cắn ” quá nhiều https://tranlehai.com/giai-phong-dung-luong-o-c-vi-zalo-no-can-qua-nhieu-7783.html Sun, 03 Dec 2023 15:04:21 +0000 https://tranlehai.com/?p=7783 Giải phóng dung lượng ổ C vì Zalo nó " cắn " quá nhiều

❤️ Chào các bạn, TUNGTEK Tùng xin chia sẽ một ca User sử dụng ZaloPC trên Windows mà ổ đĩa C bị đầy, khiến cho việc ứng dụng bị treo, không gởi nhận file hay tin nhắn được ; thậm chí ảnh hưởng đến các ứng dụng khác. Với tính huống này có một vài cách để các bạn có thể thực hiện việc sửa chữa cho User làm việc.

1./ Xóa ZaloPC và dữ liệu, cài lại mới → Cách này chắc chắn bị chửi và User sẽ không tải lại được các file hay hình ảnh đã lưu trên máy của họ.
2./ Bỏ ZaloPC và dùng Zalo phiên bản Web → Cách này cũng không phải là lựa chọn tốt khi họ muốn lưu trữ các file lâu hơn.
3./ Chia lại Disk cho ổ C nhiều hơn → Rất phù hợp và là một lựa chọn hiệu quả, nhưng nếu ổ C đã là 1 Disk với 1 Parttiton C thôi ( này các máy nâng cấp SSD hay dòng ASUS 128G SSD + 1TB HDD hay bị )
4./ Phân tích ZaloPC lưu trữ trên Local Disk C và di chuyển nó sang ổ D để giải phóng và chứa nhiều hơn nội dung cho Zalo mà ứng dụng không hề bị thay đổi về mặt lưu trữ hay tinh chỉnh gì cả.

  • Trong hình dưới là ông thần Zalo đang chiếm hết ổ C vốn nghèo nàn.

Image.png

Và lựa chọn thứ 4 là phù hợp nhất cho bối cảnh này, các bạn cùng Tùng chuẩn bị nhiên liệu để làm việc này nhé, sau khi xong User sẽ thả tim và hun phặc phặc !

Link Backup

Rồi, đủ công cụ rồi, chiến thôi !

windirstat – Thong Ke Dung Luong Luu Tru Disk – TUNGTEK.com.rar
 drive.google.com

 

🔸 Chạy WinDirStat và chọn Drive C để quét nhé, quá trình này mất vài phút, tùy theo dung lượng ổ C của bạn, với SSD chắc chắn là nhanh hơn.

  • Trong hình các bạn thấy, ZaloPC chiếm trọn ổ C của người dùng rồi, hầu hết là các file ảnh và file microsoft office, rồi tới video gởi nhận trong quá trình làm việc.
  • Đây cũng là thư mục hết sức nhạy cảm các bạn nhé. Đối với Windows 10 các bạn nên bật mặc định Bitlocker cho toàn bộ Disk cho an toàn, nó sẽ mã hóa ổ C này cùng với các hình ảnh “ nhạy cảm ” mà các bạn yêu nhau hay gởi qua Zalo Desktop. 😁

Image (4).png
🔸 Sau khi phân tích xong bạn ấn chuột phải lên ZaloPC và chọn Explorer để mở cửa sổ chứa folder ZaloPC luôn cho nhanh.

  • Tất nhiên bạn có thể tự vào : C:\Users\xxx\AppData\Local\ZaloPC ( trong đó xxx là tên tài khoản của bạn )

🔸 Các bạn nhớ exit hoàn toàn tiến trình Zalo.exe trước khi thực hiện nhé.

  • Copy toàn bộ ZaloPC sang D hoặc thư mục nào tùy bạn sắp xếp. Mình muốn các bạn Copy thay vì Cut hay Move vì tiến trình có gián đoạn khi Copy không sao, chứ đang Move hay Cut mà mất điện hay này nọ mất công phải check file….phát sinh việc nữa dễ nổi cáu quýnh luôn User.

Image (3).png

  • Sau khi Copy xong qua D:\ZaloPC ( ví dụ đường dận này đi ha ) tới phiên làm việc của anh Symlink Creator.
  • Rename luôn ông ZaloPC bên Local thành ZaloPC-bak đi, khoan xóa hẳn nhé.

🔸 Các bạn chạy chương trình Symlink Creator.

  • Ở link folder bạn điền đường dẫn cũ của ZaloPC ( hình )
  • Đích thì điền đường dẫn mới thôi hoặc điều hướng bằng explorer í.
  • Type of link : Symbolic Link
  • Tạo Link thôi.
  • Khi đó Symbolic sẽ tạo một Shortcut ZaloPC để đánh lừa tiến trình Zalo.exe rằng mọi thứ vẫn như chưa từng xãy ra !!!

Image (2).png
🔸 Nào, chạy ZaloPC lên và tận hưởng !

  • Nếu crash hay gì thì do bạn ăn ở, chứ mình làm thì ăn ngay ( đùa chứ có lổi cứ comments ha )
  • Xóa ZaloPC-bak để giải phóng Drive C bạn nhé.

Mời các bạn đóng góp giúp Tùng để hoàn thiện hơn nhé !

Chúc các bạn thành công & cảm ơn các bạn đọc bài của TUNGTEK Tùng

Liên hệ với Tùng qua Zalo 0963509115.


Nhóm giao chia sẻ của Tùng – 
https://www.facebook.com/groups/tungtekcom/
]]>
Pet TLBB https://tranlehai.com/pet-tlbb-7768.html Mon, 20 Nov 2023 17:45:17 +0000 https://tranlehai.com/?p=7768 Thái bạch lộc linh

Diệu pháp tiểu tăng

Kết quả sự kiện Thất Tịch Đoạt Bảo 2021 - TLBB TinhKiem - Game4You - The biggest TLBB Private Server

Thệ ước kỵ sĩ

 

🟢 TLBB | TRÂN THÚ | THỆ ƯỚC KỴ SĨ | THIÊN LONG BÁT BỘ - YouTube

 

]]>
Script kháng cáo nhanh DMCA https://tranlehai.com/script-khang-cao-nhanh-dmca-7760.html Sat, 03 Jun 2023 07:13:26 +0000 https://tranlehai.com/?p=7760
  1. Truy cập trang kháng DMCA: https://support.google.com/legal/contact/lr_counternotice?product=websearch
  2. Nhập các thông tin cần thiết cho domain
  3. Chuẩn bị list url (Phần này tốn time nhất nếu làm tay với hàng ngàn url) danh sách để mỗi dòng 1 url, sửa/soạn script bên duới theo mẫu sau (phần testurl sửa thành danh sách url của bạn)
var url = `
https://testa.com
https://testb.com
https://testc.com
`;
let urls = url.split(/\r?\n/)
for(let i=0;i<urls.length-1;i++){
let url = urls[i].trim()
if(url.trim())
{
document.querySelector(‘a.add-additional’).click();
}
}
let nodes = document.querySelectorAll(‘.additional-textbox a.remove-link’);
nodes[nodes.length – 1].click() var i = 0;
urls.forEach(url=>{ if(url.trim())
{
document.querySelectorAll(‘.field input[type=text].default-textbox’)[i].value = url;
i++; }
})
  1. Trong trang kháng cáo của google: nhấn phím F12 trên trình duyệt (hoặc chuột phải -> Inspect) -> tìm tab Console -> paste đoạn script đã sửa với danh sách url đã chuẩn bị rồi nhấn Enter
  1. Đợi script chạy tạo ra danh sách url trong form rồi nhấn Submit

Nguồn: https://hero-seo.sg.larksuite.com/docx/FwDYdlw1koP9tyxNTO2lsd0XgmG

]]>
Audit content: Hướng dẫn chi tiết cho bạn cách audit content từ A -Z https://tranlehai.com/audit-content-7588.html Mon, 01 May 2023 13:02:46 +0000 https://tranlehai.com/?p=7588 Nếu nhắc đến content, bạn hẳn sẽ không còn xa lạ content là gì nữa.

Tuy nhiên với nhiều người, kể cả SEOer và Marketer “newbie”, thì audit là gì, và audit content là như thế nào, quan trọng ra sao, không phải ai cũng nắm vững được.

Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn bạn quy trình làm content audit cho website một cách chi tiết nhất.

Phần đầu bài viết bao gồm phương pháp lấy dữ liệu và cách lọc dữ liệu, điền vào file excel. Tiếp đó phần 2 sẽ bao gồm cách phân loại, đưa ra giải pháp hành động.

Nhưng trước hết, tôi sẽ giúp bạn hiểu nhanh những khái niệm liên quan đến audit content. Bắt đầu nhé!

Mà khoan đã! Nếu bạn quá lười đọc bài viết chi tiết thì video “Audit Content: Hướng Dẫn Kiểm Tra Nội Dung Website” này có hướng dẫn đầy đủ và cụ thể cho bạn. Bấm vào xem ngay bạn nhé!

Và đây là phần 2 trong chuỗi video “Audit Content” của mình. Xem ngay sau khi đã xem hết phần 1 nhé!

Audit Content là gì?

1. Khái niệm Audit Content

Có thể bạn đã biết, SEO Audit là quá trình kiểm tra, đánh giá thực trạng của một website.

SEO audit giúp xác định các vấn đề cần được cải thiện, đưa ra các phương án giải quyết cũng như định hướng những chiến lược phát triển trang web.

Content Audit, hay audit content cũng tương tự vậy, là quá trình phân tích tổng quan content của một website.

Việc audit content giúp thay đổi toàn diện chất lượng content của website, cung cấp thêm nhiều giá trị cho người đọc đồng thời tăng chất lượng website, cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.

Vậy audit content có khó không? Làm cách nào để audit content?

Tôi sẽ đi cùng bạn từng bước một và chi tiết nhất có thể.

Let’s go!

2. Nhận diện content cần cải thiện

Tùy theo sản phẩm và user instent mà mỗi trang web sẽ lựa chọn phong cách content khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, có 5 loại content mà mọi website đều cần phải tránh:

content cần cải thiện

a. Content kém chất lượng

Thế nào là content kém chất lượng, tôi sẽ giải đáp cho bạn ngay sau đây:

  • Content không có người truy cập vào xem trong khoảng thời gian dài (trên 4 tháng) hoặc không xếp hạng từ khóa nào cả.
  • Content trùng lắp nội dung sẽ dẫn đến tình trạng cannibalization – những bài viết cùng chủ đề tự cạnh tranh lẫn nhau.
  • Content chưa được tối ưu tốt do bạn chưa nghiên cứu người dùng, outline chưa tốt, chưa xác định đúng user intent.
  • Content target không đúng từ khóa. Ví dụ bài viết thông tin lại target từ khóa dịch vụ.

b. Thin content

  • Duplicate content nội bộ khi copy một hoặc một số bài viết trên domain của bạn.
  • Duplicate content bên ngoài khi copy một hoặc một số bài viết trên domain của người khác.
  • Không hẳn là duplicate 100% nhưng trùng 70-80%.
  • Trang gần như không có content mà chỉ có menu, footer và  sidebar.
  • Trang có quảng cáo nhiều hơn content.

Tuy nhiên một số trang sản phẩm của thương mại điện tử buộc phải duplicate content hoặc viết content ngắn, như thị trường máy tính, chuột, bàn phím sẽ có content là thông số chính xác. Nhiều content buộc phải duplicate lớn (ít nội dung) chẳng hạn content về doanh nghiệp như trang liên hệ, tuyển dụng.

c. Content không liên quan

Thông thường website có 3 dạng content chính là:

  • Content chủ lực: chiếm 75%
  • Content bổ trợ: 20%
  • Content đang lên (trending trong lĩnh vực): 5%.

Ví dụ: website của GTV có content chính là SEO (Search Engine Optimization) và inbound marketing chiếm 75%, nội dung hỗ trợ liên quan đến social media marketing và doanh nghiệp chiếm 20% và topic khác như blockchain.

Vậy content không liên quan khi:

  • Content không liên quan đến chủ đề mà doanh nghiệp bạn đang quan tâm.
  • Tỷ lệ content bổ trợ và content đang lên quá nhiều.
  • Content không mang lại giá trị cho doanh nghiệp.

d. Under performance content

Là những content:

  • Đang nằm top 6-20 (đôi khi là 6-25)
  • Trước đó có traffic tốt nhưng vì những lý do như Google update hay đối thủ cạnh tranh mạnh khiến traffic giảm so với trước.

e. High traffic content

Lạ đúng không, tại sao content có traffic cao lại cần audit.

Đơn giản thôi, tốt không có là hoàn hảo. High traffic content đang có nhiều lượng truy cập và nếu được tối ưu tốt sẽ có nhiều traffic hơn nữa.

Hoặc trang có high traffic content nhưng bounce rate cao thì bạn cũng nên có một số giải pháp để cải thiện.

CÁC BƯỚC AUDIT CONTENT

1. Nhập dữ liệu

Đầu tiên bạn cần truy cập Screaming Frog và tiến hành mua tài khoản để có thể sử dụng những tính năng quan trọng giúp audit content.

Nhập dữ liệu trên screaming frog
Bản trả phí sẽ có nhiều tính năng hữu ích hơn

Sau khi mua tài khoản hoàn tất, bạn chỉ cần tải Screaming Frog và tiến hành đăng nhập.

Để thiết lập cài đặt chuẩn cho Screaming Frog, chọn Configuration → Spider → Basic và nhấp chọn những cài đặt như hình sau:

cài đặt screaming frog
Nhấn chọn cài đặt Scream Frog theo hướng dẫn

Ở tab Render, bạn chọn Old AJAX Crawling Scheme. Tiếp tục thiết lập cài đặt tab Advanced như hình sau:

thiết lập cài đặt advanced
Nhấn chọn Advanced theo hướng dẫn trên

Những tab còn lại để mặc định. Một số cài đặt khác:

  • Configuration → robots.txt → Setting → Respect robots.txt → Show internal URLs blocked by robots.txt → OK.
hướng dẫn chọn robots.txt
Hướng dẫn chọn robots.txt
  • Configuration → User Agent→ Googlebot Smartphone (do thuật toán Google sẽ ưu tiên cào phiên bản mobile trước)
Google sẽ ưu tiên cào phiên bản mobile trước
Hướng dẫn chọn thuật toán crawl điện thoại

Vậy là bạn đã hoàn thành bước cài đặt Screaming Frog cơ bản.

Tiếp theo chúng ta sẽ mở rộng chức năng của công cụ bằng việc kết nối với API của Search Console (trước đây là Webmaster tool) và khai báo google analytics. 

Nếu bạn chưa biết thì tôi sẽ nói sơ qua Google Search Console là gì?

Search Console là công cụ cho biết tình trạng, hiệu suất của website trong khi Google Analytics tập trung phân tích các đối tượng user và traffic.

Để kết nối API, bạn vào Configuration → API Access → Google Analytics → Nhập account vào khung existing account → Connect to new account → Chọn account quản lý GA → Cho phép.

kết nối Google Analytics với Screaming Frog
Làm theo ảnh để kết nối Google Analytics với Screaming Frog nhé

Vậy là Screaming Frog đã được kết nối thành công với GA. Bạn có thể chọn tiếp dự án ở mục Property, Chế độ xem và Organic Traffic.

Thao tác tương tự khi muốn kết nối với Search Console.

Ngoài ra ở hai công cụ này, bạn lưu ý chọn khoảng thời gian tại tab Date Range. Ở đây bạn nên chọn thời gian khảo sát từ 3 tháng trở lên để có đủ dữ liệu phân tích.

phân tích dữ liệu trong 3 tháng gần đây
Thời gian khảo sát từ 3 tháng trở lên đầy đủ dữ liệu để phân tích

Vậy là xong bước kết nối.

Để lấy dữ liệu từ Screaming Frog, bạn nhập domain website vào thanh tìm kiếm rồi chọn Start.

nhập domain website vào thanh tìm kiếm
Giao diện Screaming Frog

Bạn có thể theo dõi tiến độ cào qua thanh Crawl.

Tốc độ crawl nhanh hay chậm còn tùy theo cấu hình máy và chất lượng wifi.

Sau khi công cụ chạy xong, bạn có thể tiến hành export file excel tất cả dữ liệu.

Lúc này, công cụ filter của excel sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn phân loại và thu hẹp phạm vi khảo sát. Hãy lọc theo những tiêu chí cơ bản sau:

  • Cột content: chọn đối tượng phân tích là hình ảnh hay content chữ. Ví dụ, giữ lại những ô có chứa text khi chỉ muốn audit content.
giữ lại những ô có chứa text khi chỉ muốn audit content
  • Cột Status: giữ lại những ô có trạng thái 200, vì những URL lỗi 404, 500 hay redirect 301 không phải đối tượng chính để phân tích content.
URL lỗi 404, 500 hay redirect 301 không phải đối tượng chính để phân tích content
  • Cột Indexability: xóa những ô Non-index.
xóa những ô Non-index

Sau khi lọc xong dữ liệu, bạn chỉ để lại những cột sau:

  • Address
  • Title
  • Meta description
  • H1
  • Word count
  • GA Session
  • GA New User
  • Bounce rate
  • GA Avg Session
  • Clicks
  • Impressions
  • Position.

 

Chuyển qua sheet Content phân loại, bạn cần nắm được những thông tin sau:

  • URL Thin Content

Sau khi lọc dữ liệu lần 2, hãy sắp xếp trang theo Word count từ thấp đến cao.

Bài viết từ 800 từ trở xuống sẽ được đánh già là Thin Content.

Tức là nội dung quá ngắn, không đảm bảo chất lượng, cần cải thiện. Trừ trường hợp số từ trang chủ thấp thì không phải vấn đề lớn.

Lưu ý: word count trong Screaming Frog dựa trên số lượng chữ tính trong code nên sẽ count luôn tất cả các chữ của thanh menu, sidebar, footer … có trên website.

Do đó để bài viết đạt chất lượng content unique 800 chữ trở lên thì word count phải trên 1000 từ.

Tuy vậy, bạn cũng cần cân nhắc đến user intent vì không phải website nào cũng cần content quá dài.

  • Duplicate content

Duplicate content là một trong những lỗi content nghiêm trọng ảnh hưởng đến hiệu quả SEO website.

Screaming Frog có thể phát hiện lỗi duplicate ở title, meta description và H1.

Screaming Frog có thể phát hiện lỗi duplicate ở title, meta description và H1.
Screaming Frog giúp phát hiện Duplicated Content nhiều vị trí khác nhau
  • Content under performance

Một tiêu chí khác cần đưa vào file dữ liệu là content under performance, để lọc những bài viết có keyword tiềm năng xếp hạng tốt.

Dữ liệu này có thể xuất từ này từ Ahrefs và Search Console nhưng tôi vẫn thích lấy từ Search Console hơn.

Vậy dữ liệu từ Ahrefs và Search Console khác nhau như thế nào?

Với Ahrefs, ví dụ URL A bất kỳ của bạn đang rank 372 từ khóa nhưng kết quả sẽ chỉ hiển thị hiệu suất của từ khóa cao nhất.

dữ liệu từ Ahrefs và Search Console

Trong khi Search Console sẽ tính trung bình performance của 372 từ khóa để đưa ra kết quả top page nên sẽ khách quan hơn.

Search Console sẽ tính trung bình performance
Search Console tính ra kết quả trung bình của các từ khóa

Để chọn Top pages trong Search Console, bạn sẽ lọc dữ liệu theo cột Position cuối cùng trong sheet, chỉ lấy thứ hạng từ 5-20.

lọc dữ liệu theo cột Position
Cách lọc content under performance.

Number Filter > Between và nhập từ 5 đến 20 để chọn các content under performance.

  • URL có xu hướng giảm

Sau khi quan sát kết quả traffic trên Ahrefs và Google Analytics, bạn lọc ra những URL có xu hướng để phân tích sâu hơn và đưa ra giải pháp cải thiện để lên top trở lại.

Trong sheet content audit, bạn bắt đầu nhập những thông tin cụ thể đã xuất và lọc được bao gồm URL, Action, Loại content, Title, Word count, RD, GA Session, GA Bounce rate, GA time onsite, Clicks, Impressions và Position.

thông tin cụ thể đã xuất và lọc được bao gồm URL, Action, Loại content, Title, Word count...

RD là referring domains, bạn có thể lấy dữ liệu từ Ahrefs → Best by links → Export → Dùng vlookup để tìm RD với URL tương ứng trong sheet Content audit.

2. Lọc Content cần cải thiện

Bạn đã biết cách nhận biết thế nào là content có vấn đề, cần được cải thiện. Tuy nhiên với website có nhiều bài viết, làm cách nào để lọc ra những content ấy mà không cần đi xem xét từng bài một?

Hãy mở file dữ liệu từ Screaming Frog lên và làm theo những bước sau nhé!

Nhập dữ liệu xuất từ Screaming Frog vào sheet audit như sau:

Nhập dữ liệu xuất từ Screaming Frog

Lưu ý: chỉ chọn phân tích những trang nội dung (text), status 200, index tốt.

Trong quá trình audit content, tùy theo từng dự án, bạn có thể linh hoạt loại bỏ một số cột không cần thiết.

Ví dụ: lần này, tôi chỉ giữ lại những dữ liệu bao gồm URL, action, loại content, title, word count, GA session, Bounce rate và Average session duration.

Như đã đề cập chúng ta sẽ có 5 loại content.

Trước khi đi vào phân loại content, bạn hoàn toàn có thể dựa vào URL đã chọn ra những URL kém chất lượng và xử lý nhanh bằng cách xóa bài viết, 301 redirect hoặc noindex.

Chẳng hạn trường hợp phân trang trong category thì cách tốt nhất là noindex.

phân trang trong category
  • Cách lọc Thin Content

Từ word count, bạn đã có thể lọc ra loại thin content.

Tuy nhiên, tùy theo phân khúc thị trường mà số lượng từ bị đánh giá là thin content khác nhau.

Trên thực tế một số dự án không cần quá nhiều nội dung mà chủ yếu cần hình ảnh như lĩnh vực thời trang, thiết bị điện tử, gia dụng…

Ví dụ: thông thường bạn quy đổi bài viết 700 từ là thin content thì đối với những thị trường này bài viết khoảng 500 từ là đã đạt chất lượng.

Trong trường hợp thin content là bài viết entity doanh nghiệp thì action sẽ là “giữ nguyên” hoặc “không làm gì”, vì như tôi đã nói ở trên, đây là đặc điểm của từng trang, không thể đòi hỏi viết quá nhiều.

  • Cách lọc High traffic content

Tiếp theo, dựa vào cột GA session bạn có thể phân loại tiếp content high traffic, số liệu này cũng dựa vào từng lĩnh vực mà đánh giá là cao hay thấp.

Để tiếp tục phân loại, bạn dựa trên URL hoặc title để phân loại content không liên quan đến doanh nghiệp.

Giờ tôi sẽ hướng dẫn bạn 2 cách lọc ra under performance content.

  • Cách lọc Under Performance Content

Cách 1:

Vào Ahrefs → Organic keywords → Movement → Export file để quan sát đầy đủ chuyển động của từ khóa lên hạng hay xuống hạng trong thời gian vừa qua.

Dữ liệu xuất ra sẽ kèm theo ngày tháng năm cụ thể, lúc này bạn dựa vào cột ngày để lọc ra những URL sau khi cột mốc website bị tụt hạng hoặc giảm mạnh để phân tích website.

Ví dụ trước tháng 7/2019, organic search của bạn vẫn rất tốt nhưng từ ngày 1/7/2019, traffic giảm dần.

Vậy bạn sẽ chọn lấy URL từ giai đoạn 1/7/2019 trở về sau. Sau khi remove duplicate data, bạn sẽ có danh sách URL, đối chiếu danh sách này với URL đang phân tích để lọc ra under performance URLs.

Bạn không có Ahrefs?

Đừng lo tôi sẽ chỉ bạn một phương pháp tìm under performance khác.

Cách 2:

Google Analytics → Chuyển đổi → Kênh → Organic search.

Để so sánh bài viết nào có xu hướng giảm so với thời kỳ trước đó, bạn chọn khung thời gian traffic cao nhất và giảm nhiều nhất.

Lưu ý: quan trọng là 2 khoảng thời gian này phải có số ngày bằng nhau, ví dụ đều lấy dữ liệu 30 ngày hoặc 31 ngày như nhau.

Ví dụ: với trang gtvseo.com, tôi sẽ chọn 61 ngày traffic giảm nhiều nhất (01/03-30/04) và 61 ngày tăng trưởng trở lại (01/08-30/09).

Tuy nhiên bạn nên hạn chế chọn một số khung thời gian mà traffic thuộc lĩnh vực của bạn sẽ được tăng trưởng đột biến. Ví dụ như bạn đang kinh doanh mặt hàng bánh trung thu thì traffic của bạn (nên là) có chiều hướng tăng mạnh vào khoảng tháng 8, 9.

kinh doanh mặt hàng bánh trung thu có chiều hướng tăng mạnh

Dựa trên số liệu trong mục Thay đổi bạn có thể biết traffic đang tăng giảm như thế nào. Bạn cũng dễ dàng xuất được dữ liệu này tương tự Ahrefs.

xuất được dữ liệu tương tự Ahrefs

Hãy sử dụng tính năng cực kỳ lợi hại của Excel để lọc ra những URL tháng 8 – 9:

lọc ra URL

Kết quả có được:

kết quả có được

Riêng kết quả traffic tháng 3, 4 bạn chỉ việc VLOOKUP.

Để tìm các URL có performance kém đi, bạn chỉ cần dùng công thức IF đơn giản như sau: = IF(C2<B2;true).

Sau khi lọc ra URL có kết quả là true thì đây chính là danh sách các URL rớt traffic hay under performance.

các URL rớt traffic hay under performance

Sử dụng hàm VLOOKUP, đối chiếu danh sách này với dữ liệu từ Screaming Frog trước đó để đánh dấu trên file audit những URL có loại content là under performance.

Những bài viết xếp vào loại content kém chất lượng sẽ là những bài viết không xuất ra được dữ liệu session, bounce rate, duration (thường là do URL vừa mới tạo) hoặc ít traffic.

Vậy là bạn đã phân loại đủ 5 dạng content cần được cải thiện.

3. Giải pháp

Sau khi phân loại content, tôi sẽ đưa ra giải pháp cho từng vấn đề content:

a. Content kém chất lượng

Trường hợp 1: Ít traffic, không backlink, hiện tượng cannibalization

Đối với những bài viết ít traffic, không có backlink và bị cannibalized (tức là cùng chung chủ đề hay target chung từ khóa) bạn có thể tìm cách gộp những bài này lại và tối ưu content thành một bài hoàn chỉnh.

Trường hợp 2: Duplicate content

Đối với content kém chất lượng do duplicate content thì tốt nhất bạn nên xóa những bài viết đó và 301 redirect về trang liên quan nhất. Đừng quên điều chỉnh internal links do bài viết đã xóa sẽ thành 404.

Để dò broken internal links, bạn có thể sử dụng công cụ đắc lực như screaming frog hay website auditor.

Screaming frog có thể giúp bạn crawl các link 404 → nhấn vào link A bất kỳ → inlink → công cụ sẽ hiển thị những trang đang trỏ tới link A. Vậy bạn chỉ cần review các link này để remove link A là xong.

Trường hợp 3: Target sai từ khóa vào landing page không thích hợp

Nếu ngay từ đầu bạn đã target sai landing page do nhóm sai từ khóa.

Ví dụ với từ khóa SEO là gì, bạn nên nhóm chung với những từ khóa định nghĩa SEO, SEO để viết thành bài tổng quan giới thiệu chủ đề này.

Nhưng bạn lại đi nhóm với từ khóa dịch vụ seo.

Khi nhóm sai từ khóa ngay từ đầu như vậy, bạn có thể xóa bài viết sai đó đi và xây content lại từ đầu hoặc cân nhắc có thể tối ưu từ bài viết cũ để tiết kiệm thời gian và công sức hơn.

Trường hợp 4: Target rất tốt nhưng không đem về traffic và không có backlink

Lúc này bạn sẽ kiểm tra content đã đáp ứng các tiêu chí về outline, hình ảnh… hay chưa.

Ở bước này, bạn có thể tham khảo chuỗi video về content của GTV để đảm bảo tối ưu tốt các yếu tố quan trọng như thỏa mãn user intent, tạo ra content vượt trội và unique so với đối thủ.

Sau khi kiểm tra content đạt chuẩn, bạn tiếp tục kiểm tra onpage. Nếu onpage cũng đã được tối ưu tốt rồi, hãy tiếp tục xem đến topic cluster.

Nếu bạn theo dõi GTV một thời gian đủ lâu, bạn sẽ biết tôi thường áp dụng topic cluster theo cấu trúc silo để xây dựng mạng lưới bài viết con hỗ trợ cho những bài viết chính ở tầng phía trên.

Tuy nhiên trước khi tiến hành xây dựng bài viết hỗ trợ bạn cần cân nhắc xem từ khóa đang SEO có quá khó để nhất thiết phải làm vậy hay không.

Vì khi xây dựng tầng dưới content bạn cũng phải đầu tư lên outline, viết bài, chỉnh sửa, đi link… không kém gì bài viết chính.

Nếu bạn thấy việc đầu tư này là xứng đáng, còn chần chừ gì mà không tham khảo ngay những bài viết của GTV về nghiên cứu support content.

Hoặc bạn có thể review content trên website xem có thể tận dụng bài viết nào đưa vào cluster content hay không.

Đừng quên xây dựng mạng lưới internal links cho các cluster content và tối ưu onpage để đảm bảo thu về kết quả tốt nhất.

Khi đã xây dựng content theo topic cluster, bạn cần chờ khoảng 5 tháng để Google có thể hiểu đúng nội dung trên website của bạn và cho rank top tốt hơn.

Sau thời gian đó nếu kết quả vẫn chưa ưng ý thì bạn có thể triển khai tối ưu offpage / entity để đẩy những bài này lên.

>>> Tham khảo thêm: Pillar page là gì ?

b. Thin content

Trường hợp 1: Trang không có traffic, không có backlink, không target từ khóa tốt

Trong trường hợp trang không hề mang lại giá trị gì thì tốt nhất bạn nên loại bỏ bài viết khỏi website bằng cách redirect 301 và xóa những internal trỏ đến bài viết đó (cách làm tương tự như hướng dẫn ở trên)

Trường hợp 2: Không có traffic, không có backlink nhưng target tốt

Nếu trang target tốt từ khóa có lượng search volume cao thì bạn nên kiểm tra lại khả năng cannibalization. Tôi đã đề cập đến cách xử lý cannibalization ở phần content kém chất lượng.

Bạn sẽ gộp các bài viết target keyword giống nhau vào một bài mạnh nhất, sau đó tối ưu lại outline, content và onpage.

Nếu bài viết target vào keyword không giống với bất kỳ bài nào trên website thì bạn nên tìm cách tối ưu lại content như review outline, tối ưu onpage như internal links, content liên quan …

Trường hợp 3: Nhiều traffic, có hoặc không có backlink, target tốt

Trường hợp này là đơn giản nhất, bạn chỉ cần thêm content để không bị đánh giá là thin content nữa bởi đây có thể trở thành trái bom hẹn giờ để Google tuyên án phạt cho website của bạn bất cứ lúc nào.

Trường hợp 4: Entity

Content dạng entity là các bài viết trang liên hệ, tuyển dụng, giới thiệu, chính sách bảo mật … không thể viết content quá dài dòng được. Với những content bắt buộc phải như vậy thì bạn có thể giữ nguyên. Nhưng hãy cố gắng tối ưu nhiều nhất có thể.

Chẳng hạn những trang gallery chia sẻ hình ảnh doanh nghiệp bạn cũng có thể thêm vài dòng text để làm dày content.

Hoặc nếu bạn có nhiều bài viết dạng entity doanh nghiệp cùng chủ đề thì bạn có thể gộp những bài này lại để đảm bảo độ dài chất lượng cho content.

c. Content không liên quan

Trường hợp 1: Chạy ads

Nếu content không liên quan vì mục đích chạy quảng cáo thì bạn nên gắn thẻ noindex cho trang này để Google không crawl tới.

Trường hợp 2: Có conversion

Trang có nội dung không liên quan nhưng có tỷ lệ chuyển đổi tức là người dùng thao tác mua hàng trên đó thì bạn nên giữ nguyên thậm chí tối ưu nếu được.

Trường hợp 3: Không traffic, không hoặc có backlink

Bạn có thể xóa bài viết và tiến hành 301 redirect đến bài viết liên quan nhất và xóa internal link như hướng dẫn trên.

Trường hợp 4: Có backlink và có traffic

Một số bài viết không liên quan kéo về nhiều traffic nhưng kém chất lượng.

Ví dụ: bạn bán đồng hồ nhưng lại viết bài về cách crack win 10. Bài viết này được nhiều người quan tâm tìm kiếm, nhưng lại không giúp bạn tìm ra khách hàng mua đồng hồ.

Trong tình huống này, bạn kiểm tra nếu lượng traffic thu về tạo ra tỷ lệ chuyển đổi thì viết lại content liên quan hơn cho trang.

Ngược lại, nếu traffic này không mang lại giá trị gì ngoài những con số, bạn nên thêm một bước đánh giá xem có thể điều hướng về bài content khác liên quan hơn không rồi mới xóa và 301 redirect.

d. Under performance content

*Lưu ý: chỉ áp dụng cho những bài viết đã publish > 4 tháng.

Trường hợp 1: Từ khóa top 6-20

Với những từ khóa này, bạn có thể tìm cách thúc đẩy thứ hạng cao hơn bằng cách tối ưu onpage hay content.

Về mặt content, bạn có thể thử áp dụng thủ thuật mới của GTV gọi là reusage content.

Trường hợp 2Từng có traffic cao và có backlink

Bạn nên review content và update nếu cần. Hoặc có thể dùng quy trình reusage content trong trường hợp này.

Sau khi publish lại bài viết, bạn cần chỉnh lại ngày content mới nhất trên website để đẩy bài viết lên những trang đầu của category.

Ngoài ra, đừng quên tối ưu onpage và áp dụng theme internal link bằng cách sử dụng các anchor text liên quan.

e. High traffic

Nếu engage không tốt (time on site, bounce rate) thì bạn cần tìm cách cải thiện những chỉ số này.

Để tối ưu những trang high traffic tốt hơn nữa, bạn vẫn có thể ứng dụng quy trình reusage content như trên nhé.

Và cuối cùng, để tổng kết lại, đây là Flowchart về Quy trình Audit Content.

Trung bình khoảng 3 tháng thì website cần audit content lại một lần để đảm bảo chất lượng web toàn diện

Trung bình khoảng 3 tháng thì website cần audit content
Quy trình Audit Content
]]>
Silo là gì? Bước xây dựng cấu trúc Silo chi tiết nhất https://tranlehai.com/silo-la-gi-7321.html Mon, 01 May 2023 13:01:00 +0000 https://tranlehai.com/?p=7321 Bạn cũng thấy tôi đã chia sẻ khá nhiều về Link Building. Theo quan điểm của tôi cũng như một số kết quả nghiên cứu từ 1,000,000 trang luôn công nhận Backlinks vẫn là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đối với SEO.

Vậy có phải chỉ có SEO Offpage mới quan trọng? Tối ưu Onpage SEO thì sao? Một chủ đề khá quan trọng trong Onpage đó là cấu trúc Silo. Bạn đã nghe về cấu trúc Silo là gì chưa?

Tôi sẽ trả lời cho bạn ngay đây!

Cấu trúc Silo là gì?
Cấu trúc Silo là gì?

Một cấu trúc Silo càng chứa nhiều nội dung liên quan đến chủ đề thì càng tăng độ liên quan của website trong mắt Google. Nếu trang bạn chứa tất cả truy vấn chính của người dùng khi tìm kiếm một chủ đề nào đó thì quá tốt rồi.

Đó cũng là nguyên lý vận hành của cấu trúc Silo.

Các Silo chỉ rõ nội dung chính trong website của bạn. Phân nhỏ nội dung chính thành các category nhỏ dần cho đến khi lượng thông tin này đủ để trả lời mọi thắc mắc liên quan của người dùng.

Ví dụ về cấu trúc Silo

Mỗi một Silo đều có thể chia nhỏ xuống một tầng Silo nữa. Nhưng thay vì tạo thêm Silo mới hay phát triển ý tưởng dựa trên topic. Bạn nên tìm ý tưởng dựa trên content hoặc viết thêm trang mới.

Ví dụ “chiến lược content” có thể chia nhỏ xuống thành “editorial calendar”- Lịch edit content. “Editorial calendar” có thể là chủ đề cuối cùng của chuỗi mô hình Silo này và thay vì tạo thêm Subtopic nữa thì bạn có thể phát triển từ khóa để viết những trang về:

  • Làm thế nào để tạo Editorial Calendar?
  • Mẫu ví dụ về Editorial Calendar?
  • Ý tưởng phát triển cho Editorial Calendar?
  • Phần mềm theo dõi lịch Edit Content
  • Plugin tiện lợi hỗ trợ Editorial Calendar

Làm vậy không chỉ khớp với tìm kiếm của người dùng mà còn khiến thông tin trên trang Editorial Calendar có giá trị hơn. Nhanh chóng tăng thứ hạng cho trang Editorial Calendar.

Vì theo tôi nếu ai đó tìm kiếm chủ đề làm thế nào để tạo Editorial Calendar thì họ cũng muốn biết về ví dụ, mẫu hay phần mềm và plugin liên quan.

Đọc thêm:

7 bước triển khai Topic cluster hiệu quả
Lựa chọn khôn ngoan: Topic cluster hay Silo

Tại sao ta phải triển khai mô hình Silo cho website?

Mời bạn tham khảo video dưới đây để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của “Cấu trúc Silo trong SEO Onpage”

Để tôi cho bạn coi xem thử 1 số hình ảnh của những từ khóa mà cấu trúc Onpage Silo đánh bại cả những trang Authority Site lâu năm.

Hãy nhìn vào từ khóa “Christian Mingle Reviews” – từ khóa với lượng search khá tốt (5400 lượt/ tháng).

À tôi sẽ chỉ lấy các ví dụ từ khóa tiếng anh thay vì sử dụng tiếng Việt như các bài khác nhé! Đơn giản bởi vì ở Việt Nam có rất ít người có khả năng xây dựng các trang mô hình Silo hay Onpage “khủng” và thị trường nước ngoài rộng nên nó dễ kiếm hơn.

cấu trúc silo và tầm quan trọng của silo - độ khó của keyword
DR của keyword là gì

Ở đây bạn có thể thấy là độ khó là 25. Nếu như bạn không biết độ khó này có nghĩa gì và nó cạnh tranh bao nhiêu so với Việt Nam thì bạn có thể nghĩ như vầy.

Nó cạnh tranh ít nhiều gì cũng tương đương hoặc hơn từ khóa “may đồng phục” đấy.

silo là gì - cấu trúc silo là gì
Từ khóa “may đồng phục” có độ khó ngang với “Christian Mingle Reviews”

Đúng là nó không hẳn quá khó đối với SEOer lão làng. Nhưng tất nhiên nó cũng phải tốn một chút công sức và thời gian để rank trên Google. Và đặc biệt những từ khóa 3 chữ có lượng volume cao lại thường có xu hướng khó SEO hơn.

Lưu ý: Chắc bạn thắc mắc tôi đang dùng phần mềm nào để đánh giá độ khó của keyword. Tôi dùng Kwfinder bạn nhé!

Bạn có nhận thấy điều gì lạ ở ảnh bên dưới:

silo là gì - silo ảnh hưởng trang web thế nào
Với DR 32 vẫn có thể đứng ở hạng nhất

Xem số lượng link ở dưới trang web ấy so với điểm DA , PA của các trang web đối thủ bạn sẽ thấy đáng kinh ngạc.

silo là gì - sức mạnh của silo
Lượng DA và PA rất đáng kinh ngạc

Tất nhiên tôi biết rằng nhiều người chơi dấu đi link PBN, dấu Link vệ tinh của mình. Nhưng tôi không nghĩ là trong trường hợp này, trang web trên lại dấu backlink đi.

À, tất nhiên không phải chỉ có từ khóa này đâu, còn rất nhiều từ khóa khác. Hãy nhìn thêm 1 ví dụ về hiện tượng này.

silo có lợi ích gì - mô hình silo
Hai trang web nhỏ đánh bại một trang web rất lớn chỉ với rất ít backlink.

Search từ khóa “Best Espresso Machines” – một từ khoác cạnh tranh khác, bạn sẽ thấy điều khác biệt ở top 2 – 3 của từ khóa.

Nếu bạn nào muốn search thử thì nhớ đổi IP qua IP Mỹ và dùng google.com thay vì google.com.vn thì mới chính xác nhé.

Lưu ý: Kết quả SERPs cũng có thể thay đổi qua thời gian. Và đôi khi hiện tại bạn đang đọc bài viết này, kết quả cũng đã khác rất nhiều rồi.

TheSweetHome (ở hình trên) là một trong những trang web lớn nhất và nổi tiếng nhất ở Mỹ. Website đã được bán cho tờ báo New York Time trong bộ combo 2 website trị giá hơn 30 triệu $.

Và tất nhiên nó sẽ không ngừng tại đây đâu. Tôi sẽ cho bạn xem một vài điều kinh ngạc.

CoffeMakerPicks:

silo các trang index - cấu trúc silo
CoffeeMakerPicks có 57 trang index

Và The Edge Coffe:

silo làm gì cho website - cấu trúc silo là gì
The Edge Coffee có 30 trang index

Trang web The Edge Coffe có thể có một chút Authority (DR 52 theo Ahrefs) nhưng DR của Coffe Maker Picks chỉ có 46.

silo giúp ích gì cho web - silos là gì
Thật ra The Edge Coffee có DR cao hơn CoffeeMakerPicks

Nếu như bạn là một người đã trong lĩnh vực SEO lâu, bạn sẽ hiểu được rằng:

Chỉ số DR 46 này sẽ khá là thấp nếu nhưng đứng trong khung cảnh mà trang web này đang đánh bại những trang website Authority ở dưới.

  • Vậy tại sao điều này lại có thể xảy ra?
  • Làm sao những trang nhỏ này lại có khả năng đánh bại những trang Authority lớn và đứng top lâu vậy?
  • Và bạn có thể học hỏi được gì từ nó?

Tất cả đều nhờ vào cấu trúc Silo. Vậy cấu trúc Silo là gì, khác gì so với các cấu trúc phẳng thông thường.

Cấu trúc Silo vs cấu trúc phẳng

Khác với Silo, cấu trúc phẳng xếp tất cả bài viết ngang bằng nhau. Cùng lắm là được nhóm theo category đơn giản hay tệ hơn là nhóm theo ngày. Cấu trúc này thường được dùng cho blog.

silo là gì - cấu trúc phẳng và silo
So sánh 2 cấu trúc phổ biến của website: Cấu trúc Silo vs Cấu trúc phẳng

Nhiều SEOer cũng sử dụng cấu trúc phẳng cho website. Nhưng với tôi, cấu trúc sâu tầng hay cấu trúc Silo mới là sự lựa chọn hoàn hảo. Đơn giản bởi vì tôi muốn website của mình có hệ thống, việc đó dễ dàng phân nhóm content và không điều hướng lộn xộn.

Lựa chọn cấu trúc Silo hay cấu trúc phẳng cũng chỉ là bước khởi đầu trong SEO website thương mại điện tử. Để giúp bạn nắm tổng quan toàn bộ các yếu tố cần tối ưu chuẩn trong SEO E-Commerce, tôi đã dành thời gian biên soạn bộ tài liệu “5 Ngày Thuần Thục SEO E-Commerce căn bản”. Hoàn toàn miễn phí, bạn chỉ mất 30 giây điền Form! 📩

Phân loại cấu trúc Silo trong SEO

Có hai cách triển khai cấu trúc Silo trong Search Engine Optimization: Silo vật lý thông qua thư mục và Silo ảo thông qua liên kết.

Silo vật lý là gì?

Silo vật lý là hình thức xây dựng cấu trúc website thông qua việc thiết lập các thư mục URL như một tủ phân loại tài liệu để sắp xếp các trang có liên quan với nhau.

=> Sử dụng cấu trúc “tên domain/silopage/sub-silopage”.

Địa chỉ URL có thể cho người dùng lẫn Google bot biết trang đó viết về chủ đề gì.

Ví dụ cụ thể:

https://www.thegioididong.com/dtdd/iphone-x-256gb

  • Homepage: https://www.thegioididong.com
  • Silo page: https://www.thegioididong.com/dtdd/
  • Sub-silopage: https://www.thegioididong.com/dtdd/iphone-x-256gb

Ngoài sub-silopage ở trên, bạn có thể tham khảo các sub-Silopage (các dòng điện thoại) khác trên website của thegioididong.com. Các trang web thương mại thường sử dụng cấu trúc Silo vật lý này.

Mỗi chủ đề sẽ có một nhóm các trang được lưu trong cùng một thư mục về một category cụ thể (ví dụ như: laptop, điện thoại di động, phụ kiện, tablet, …). Và trong category đó có những thư mục phụ là những subcategory khác nhau (vd: samsung, iphone, oppo, …).

Mỗi file đều nằm trong category riêng, và không có file nào xếp vào cùng lúc 2 category. Để xây dựng cấu trúc Silo vật lý, bạn phải tạo cấu trúc thư mục song song với nhiều chủ đề bao phủ toàn bộ website.

Silo ảo là gì?

Silo ảo là hình thức sử dụng cấu trúc Internal Link của website để liên kết những nhóm bài liên quan, tách rời những bài không liên quan ra, tăng sức mạnh cho những Landing Page chính của từng Silo.

Nếu Silo vật lý đòi hỏi các trang chung chủ đề phải được xếp vào cùng một thư mục thì Silo ảo được hình thành bởi các Hypertext Link giữa các trang cùng chủ đề.

Trên thực tế, không có Silo vật lý thì liên kết các trang liên quan thông qua text link (Silo ảo) vẫn có thể mang lại hiệu quả. Nhờ spider của công cụ tìm kiếm đi theo các liên kết này để crawl nội dung của website. Do đó có thể nói Silo ảo có sức mạnh cực kì to lớn.

Bằng cách liên kết các trang có nội dung liên quan. Bạn có thể tạo sự thống nhất về nội dung cho toàn website. Bạn nên xây dựng liên kết theo hệ thống phân tầng với top Landing Page và các trang con.

Và các trang con có thể link ngược lên Silo Landing Page bình thường.

silo là gì - silo ảo
Mô hình liên kết giữa các trang của cấu trúc silo ảo

Cả 2 hình thức xây dựng Silo đều có lợi thế riêng của nó. Tôi khuyên bạn nên kết hợp cả 2 để thấy được kết quả bất ngờ từ mô hình này. Nắm được lý thuyết là vậy nhưng cách thức để xây dựng cấu trúc này cụ thể như thế nào. Kéo xuống đọc tiếp!

 

Xem thêm: External link là gì? 3 Điều về liên kết ngoài không phải ai cũng biết

5 Bước xây dựng cấu trúc Silo chi tiết 2023

Sau đây sẽ là 5 bước giúp bạn xây dựng một cấu trúc Silo hoàn thiện và tối ưu nhất. Tôi đã có video chia sẻ về cách tạo cấu trúc Silo trong 5 phút trên kênh Youtube của mình. Xem ngay nếu bạn lười đọc bài viết chi tiết.

Bước 1: Xác định chủ đề website, định hướng phát triển website của bạn

Bạn cần tự xác định định hướng phát triển website của bạn là gì, chủ đề chính mà bạn đang muốn hướng tới là gì từ đó bạn mới định hình được trình tự nội dung website của bạn.

Nếu bạn đã có sẵn một cấu trúc website, bạn cần phải xác định được trên tổng domain của bạn hiện tại đã lên top những từ khóa nào để bạn có thể xác định chính xác Google đang hiểu website của bạn nói về chủ đề nào. Ngoài ra bạn cũng phải xác định tương tác người dùng trên website của bạn như thế nào.

Bên cạnh đó, bạn phải dành thời gian để phân tích đối thủ đứng đầu của mình (có thể phân tích cả global) để xác định cấu trúc website mà họ đang xây dựng là như thế nào.

Với cùng một chủ đề như bạn triển khai thì họ đã tối ưu cấu trúc ra sao. Cụ thể như: liên kết nội bộ họ tối ưu như thế nào, content họ viết ra sao, các thanh điều hướng, thanh menu của họ đặt ở những vị trí nào.

Từ đây, bạn định hướng và thiết kế website của bạn làm sao để ít nhất là ngang ngửa, bằng với đối thủ của bạn sau đó rồi bạn mới tính đến câu chuyện là làm hơn họ. Bởi lẽ, Google đang đánh giá cao những website này bởi những tiêu chuẩn mà nó đạt được, nếu bạn cũng áp dụng và làm giống như thế, Google sẽ dễ dàng nhận diện được website của bạn hơn, gia tăng cơ hội để bạn lên top.

chủ đề và hướng phát triển của website
Xác định chủ đề và hướng phát triển của website

Bước 2: Thiết kế và xây dựng cấu trúc Silo

Bạn phải hiểu rằng, internet là một chuỗi các mạng lưới khổng lồ được kết nối với nhau qua các liên kết. Chẳng hạn, trang web A kết nối với trang web B nhờ vào một liên kết nào đó ở giữa, hay nói rõ hơn trang web A trỏ liên kết đến trang web B, trang B nhận backlink từ trang A.

Vì thế, để hiểu được nội dung khổng lồ trên internet, Google Robots (những bộ máy công cụ tìm kiếm) đã chia nhỏ các trang trên internet thành các nhóm content khác nhau để nó hiểu được các nhóm content đang nói về chủ đề nào, và cứ như thế nó chia nhỏ ra hơn nữa để có thể hiểu tường tận nhất.

Ví dụ: Content trong chủ đề đồ gia dụng sẽ được chia thành các chủ đề nhỏ hơn như dụng cụ bếp, dụng cụ làm mát,… Do đó, nếu website của bạn cũng được tối ưu cấu trúc một cách ngăn nắp, phân chia content hợp lý thì Google sẽ dễ dàng nhận diện website của bạn hơn, từ đó giúp website được ưu tiên về mặt thứ hạng tìm kiếm.

xây dựng cấu trúc Silo
Thiết kế và xây dựng cấu trúc Silo

Nguồn ảnh: https://dienmaycholon.vn/gia-dung 

Về cơ bản, chúng ta có 2 cấu trúc Silo mà bạn có thể triển khai cho website của mình đó là Physical Silo và Virtuals Silo.

Physical Silo (Silo vật lý) là hình thức xây dựng cấu trúc website thông qua việc thiết lập các thư mục URL như một tủ phân loại tài liệu để sắp xếp các trang có liên quan với nhau.

Virtuals Silo (Silo ảo) là hình thức sử dụng cấu trúc Internal Link của website để liên kết những nhóm bài liên quan, tách rời những bài không liên quan ra, tăng sức mạnh cho những Landing Page chính của từng Silo.

(để hiểu hơn bạn có thể coi chi tiết tại: https://gtvseo.com/silo-la-gi/)

Đầu tiên bạn cần nhóm các content chủ đề con lại dưới một chủ đề chính. Bạn cần đảm bảo có ít nhất 5 content trong một chủ đề, ở đây mình sẽ gọi nhóm này là chiếc lọ. Để Google robots có thể hiểu được chủ đề của chiếc lọ, nội dung của các chủ đề con phải liên quan mật thiết với chủ đề cha để tạo nên sự rõ ràng, chính xác nhất.

Bước 3: Cẩn thận từng bước áp dụng các dạng liên kết (Internal Link, Outbound Link, Inbound Link) để làm rõ nội dung website

Sau khi đã gom nhóm, tiếp theo bạn cần sử dụng các liên kết để tạo ra cấu trúc Silo. Các liên kết này có thể là Internal Link (liên kết nội bộ) kết hợp dùng các Anchor Text, Inbound Link, Outbound Link.

Internal Link:

Bạn nên nhớ rằng chủ đề của chiếc lọ được tạo dựng nên bởi các liên kết nội bộ của các content trong chiếc lọ đó. Mỗi content trong chiếc lọ nên được liên kết trỏ về chiếc lọ chính cũng như nên trỏ đến các content nhỏ khác trong cùng chiếc lọ.

Ví dụ content về chủ đề tối ưu title, nên trỏ về chủ đề chính là SEO Onpage và trỏ đến các bài khác trong cùng chủ đề lớn có liên quan như cách viết content SEO chẳng hạn. Bạn có thể để các liên kết nội bộ này trên Navigation (các thanh menu), hay tạo Breadcrumbs.

xây dựng liên kết
Áp dụng liên kết để làm rõ nội dung website

Nguồn ảnh: https://dienmaycholon.vn/may-loc-nuoc?t=loai-san-pham-tu-dung

Khi bạn liên kết tới các trang khác trong cùng một domain, bạn phải cực kỳ cẩn thận để tránh bị rò rỉ sự liên quan. Trong trường hợp bạn muốn trỏ content con của chiếc lọ chính A đến content con của chiếc lọ chính B, muốn tránh rò rỉ hãy dùng nofollow.

Về Anchor Text, bạn nên dùng các từ khóa chính xác hoặc từ khóa liên quan mà bạn muốn SEO để làm Anchor Text. Điều này giúp bạn tăng sự liên quan khi liên kết tới các bài content khác.

Inbound Link (backlink về website):

Inbound Link là một thuật ngữ khác của backlink là những link trỏ tới website của bạn. Chẳng hạn bạn có 3 thư mục là đồng hồ nam, đồng hồ nữ và đồng hồ Casio.

Một bài viết về đồng hồ Casio nam có thể trỏ đến bài viết của đồng hồ nam và đồng hồ Casio, nhưng không nên trỏ đến đồng hồ nữ, thật ra bạn vẫn có thể trỏ tới nhưng để tối ưu một cách tuyệt đối về sự liên quan thì bạn chỉ nên trỏ ở 2 trang như trên thôi.

Những backlink liên quan trỏ đến các chủ đề liên quan sẽ tạo nên sự liên quan cho toàn bộ website, tạo những ảnh hưởng tốt đến thứ hạng từ khóa của bạn. Những backlink không liên quan trong nhiều trường hợp có thể sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến trang web của bạn, làm mất đi sự liên quan của website.

Inbound Link về website
Inbound Link về website

Outbound link: (External Link)

Bạn nên sử dụng Outbound Link tới trang web khác trong lĩnh vực. Website của bạn nếu nhận quá nhiều backlink tới nhưng bạn lại không cho bất kì một link nào tới những trang khác sẽ gây ra nghi ngờ cho Google.

Lúc này Google sẽ đánh giá website bạn đang nhận nhiều liên kết để thao túng kết quả tìm kiếm Google. Nếu bạn muốn website bạn được đánh giá là tự nhiên trong mắt Google cũng như tạo thêm sự liên quan hơn, thì website của bạn cũng phải đóng vai trò như là một nơi để cho đi link tới các trang uy tín và cùng lĩnh vực hoặc liên quan tới nội dung website của bạn và như thế bạn sẽ có những link out trong cấu trúc silo của bạn.

Nếu nội dung của bạn về đồng hồ nam, bạn có thể link out đến những trang về đồng hồ nam, thời trang nam thì nó sẽ có sự liên quan chặt chẽ với nội dung của bạn.

Outbound Link về website
Outbound Link về website

Bước 4: Tạo dựng và đăng tải những content liên quan chất lượng trong cấu trúc Silo

Trước tiên, bạn cần phân tích đối thủ, so sánh về số lượng lẫn chất lượng content. Hãy lập ra một bảng gồm 2 cột, cột thứ nhất về số lượng bài viết, cột thứ 2 về chất lượng bao gồm số chữ trung bình, hình thức bài viết, hình ảnh, unique…

Điều tiếp theo bạn cần làm đó là hãy tối ưu content trên website của mình sao cho ít nhất là bằng với đối thủ trước khi nghĩ vượt qua họ. Sau khi đã làm bằng đối thủ rồi, lúc này Google sẽ nhận diện website của bạn một cách dễ dàng hơn rất nhiều và tất nhiên bạn sẽ lên top nhanh hơn rất là nhiều.

Sau đó, hãy upgrade content của website mình lên để vượt hơn đối thủ. Nếu đối thủ chỉ có 100 bài bạn có thể viết 120 bài, hình ảnh có thể mang tính unique, tăng nhận diện thương hiệu hơn nữa.

Để có thể xác định số lượng bài viết của đối thủ bạn có thể thực hiện bằng cách sau. Nhập vào công cụ tìm kiếm theo cú pháp site:địa chỉ trang web, ví dụ: site:gtvseo.com. Lúc này, bạn sẽ xác định được tổng cộng các bài viết của đối thủ (đây chỉ là ước tính tương đối).

Ngoài ra, bạn có thể vào thẳng trang web đối thủ để có thể xác định số lượng bài viết của họ nhé! Để biết chất lượng bài viết, bạn chỉ việc xem qua các bài viết có sẵn trên website của đối thủ từ đó đánh giá chất lượng của nó.

Đăng tải content chất lượng
Đăng tải content chất lượng

Bước 5: Phát triển Silo

Hãy đảm bảo phát triển từng phần 1, từng silo phải tốt rồi mới chuyển sang Silo tiếp theo. Sau khi đã xây dựng hoàn thiện Silo A, ít nhất tối thiểu phải xong phần nội dung (5 bài content) để đảm bảo hình thành chủ đề Silo A, nhưng hãy cố gắng hết sức để có thể đạt ngang ngửa đối thủ, đảm bảo cấu trúc Silo được tối ưu một cách trọn vẹn nhất rồi chuyển sang xây dựng cấu trúc Silo khác, như vậy sẽ tốt hơn rất là nhiều.

cấu trúc Silo
Phát triển cấu trúc Silo

Đó chính là toàn bộ những gì mà mình muốn chia sẻ với các bạn về việc xây dựng cấu trúc Silo. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài viết khác liên quan đến Silo trong chuyên mục blog của GTV SEO để hiểu hơn về kỹ thuật này. Chúc bạn thành công!

Hướng dẫn xây dựng cấu trúc Silo vật lý

Silo vật lý củng cố chủ đề website bằng cách nhóm những trang content vào một thư mục được sắp xếp chặt chẽ. Cần có ít nhất 4 – 5 trang content để tạo nên 1 chủ đề. Và mỗi trang phải được đặt tên URL phù hợp để có thể hiểu rõ bài viết đang nói về chủ đề gì.

Nếu cấu trúc thư mục này không rõ ràng. Người dùng lẫn công cụ tìm kiếm sẽ không nắm được mục đích cũng như chủ đề của website.

Hãy tưởng tượng Silo vật lý như cái tủ lưu trữ tài liệu. Để quản lý tủ tài liệu hiệu quả, mọi thứ phải giữ nguyên vị trí theo từng nhóm và được đánh dấu bởi Heading rõ ràng, mỗi Category đều có Heading riêng.

Lấy lại ví dụ tôi đề cập ở đầu bài viết – thegioididong.com

silo là gì - chủ đề website thegioididong.com
Chủ đề chính của website thegioididong.com

Như nội dung được đề cập trong Meta Description, website thegioididong.com tập trung kinh doanh các mặt hàng: Điện thoại di động, tablet, laptop, phụ kiện, …

Do vậy, tất cả các mặt hàng về điện thoại di động sẽ được xếp 1 nhóm. Và các dòng laptop được xếp thành 1 nhóm khác, … Hai nhóm này không được có chung content hay link về nhau.

Cấu trúc Silo điện thoại di động sẽ như sau:

  • https://www.thegioididong.com/dtdd
  • https://www.thegioididong.com/dtdd/samsung-galaxy-s10-plus-512gb
  • https://www.thegioididong.com/dtdd/samsung-galaxy-note8

Ví dụ khác:

  • Peanutbuttersite.com/creamy/traditional.html
  • Peanutbuttersite.com/creamy/organic.html
  • Peanutbuttersite.com/creamy/lowfat.html
  • Peanutbuttersite.com/creamy/jellyhybrid.html
  • Peanutbuttersite.com/creamy/honeyroasted.html

Trong ví dụ trên, mỗi trang đều được đặt tên để công cụ tìm kiếm thấy được chủ đề là như nhau. Hệ thống đặt tên danh mục giúp xây dựng những trang này đều là về bơ đậu phộng mịn.

Hầu hết các trang sẽ thấy chủ đề của họ sẽ ngày càng rộng, đủ để chia thành nhiều chủ đề con khác. Nếu bạn thấy Silo bơ đậu phộng mịn có thể phân nhỏ hơn. Bạn có thể tạo thêm nhiều Sub-Silo, tuy nhiên cần giới hạn số lượng hợp lý. Đào quá sâu có thể khiến những trang cuối không nhận đủ link để được xem là có liên quan.

Silo phụ cũng cho bạn nhiều không gian để tối ưu từ khóa hay từ đồng nghĩa. Cấu trúc Silo và càng chặt chẽ thì cơ hội lên top từ khóa ngách càng cao, đặc biệt là long-tail keyword. Tuy nhiên cũng đừng quên từ khóa chung trong cả quá trình, Silo cần cân bằng cả hai loại từ khóa này.

Sau khi tạo ra nhiều chủ đề riêng biệt, bạn sẽ thắc mắc làm thế nào kết nối chúng lại. Ví dụ trang chuyên bán bơ đậu phộng của bạn có một Silo về lợi ích của nhiều loại bơ đậu phộng đối với sức khỏe. Nếu bạn có một trang về chủ đề cụ thể hơn là lợi ích của bơ đậu phộng dạng mịn đối với sức khỏe thì trang đó chắc chắn phải đề cập đến hai phần: lợi ích sức khỏe và bơ đậu phộng dạng mịn.

Cách tốt nhất để kết nối hai phần này mà không ảnh hưởng đến chủ đề là link từ trang bơ đậu phộng dạng mịn sang Landing Page lợi ích sức khỏe. Làm vậy sẽ thông báo với công cụ bạn có hai Silo Unique và cả hai trang này sẽ dễ dàng nổi bật hơn. Liên kết bừa bãi có thể gây bối rối cho công cụ tìm kiếm.

Một bạn học viên của GTV có đặt một câu hỏi khá thú vị trong group học viên: “1 sản phẩm có nhiều thuộc tính, mỗi thuộc tính là 1 danh mục (cũng trùng với từ khóa seo luôn). Vậy 1 sản phẩm (post) theo cấu trúc silo thì không được nằm trong 2 danh mục khác nhau? Ví dụ: Máy giặt Panasonic-001 không được nằm trong cả 2 danh mục: máy giặt panasonic và máy giặt giá rẻ đúng không.”
Dựa trên kiến thức của bài viết tôi sẽ trả lời rằng: 1 sản phẩm được phép ở trên nhiều danh mục. Ví dụ: Máy giặt Panasonic ABC (giá dưới 5 triệu) có thể thuộc vào 2 category như sau
– Thuộc cate: may-giat-panasonic;
– Thuộc cate: may-giat-duoi-5tr.

Sức mạnh của sự liên quan

Nếu như bạn theo dõi tôi đã lâu, bạn sẽ thấy tôi liên tục đề cao sức mạnh của sự liên quan (Relevance) cả trong backlink và lẫn Onpage . Cụ thể là, đó là sức mạnh của sự liên quan chủ đề: Sự liên quan này được tạo ra bởi các content ở trong một website cố định.

so sánh revelane với authority - cau truc silo
Sự liên quan mạnh mẽ hơn Authority rất nhiều

Nói cho bạn rõ hơn, sự liên quan từ Off page lẫn Onpage (hoặc một trong hai). Không chỉ là cách duy nhất bạn có thể dùng nó để đạt được kết quả seo top như mong đợi. Đôi khi trang web của bạn chỉ cần là một trang Authority (một trang web được google tin tưởng và mạnh) cũng có thể giúp cho bạn seo top google rồi.

Còn bây giờ, hãy bắt tay vào các kỹ thuật để tạo sự liên quan trọng website cho website bạn nào!

Kỹ thuật để tạo sự liên quan ở trong website

Kỹ Thuật 1: Thu hẹp sự tập trung của thị trường ngách trong website của bạn

Cách đầu tiên để tạo sự liên quan trông website của bạn một cách rõ ràng nhất đó là tập trung vào đúng một thị trường ngách. Với những thể loại trang web này, những kỹ thuật seo On Page khác hầu như sẽ không quan trọng. Bởi vì nguyên một website cũng chỉ nói về 1 chủ đề duy nhất.

Hãy nhìn một số ví dụ ở dưới đây để hiểu rõ tôi nói gì:
CoffeeMakerPicks.com:

kỹ thuật silo trong mô hình silo - cau truc silo
Tập trung thì trường ngóc ngách trên website

Đây là một website chỉ nói về các sản phẩm để tạo nên cà phê, nên khi bạn tạo content hay tạo cấu trúc Onpage. Toàn bộ mọi thứ đều quay quanh máy cà phê cả. Ở Việt Nam chúng ta cũng có rất nhiều website như thế này, nhất là các domain có từ khóa chính xác. Tôi sẽ lấy một số ví dụ làm minh họa,

Maycatlaser.vn
Một trang web chỉ nói toàn bộ về sản phẩm máy cắt laser
Bonruachen.com
Một trang Web chỉ nói toàn bộ về sản phẩm bonruachen.com
Hay những trang Web mà bạn khá là thấy nhiều như
Dichvuseo.tv , maychaybo.vn, xetnghiemadn.info,… Bạn hiểu ý tôi rồi đấy.

Những trang web tôi đề cập ở trên (và bạn sẽ thấy rất nhiều khi seo) là những website chỉ tập trung vào một số sản phẩm nhất định. Hay thậm chí là một sản phẩm duy nhất, những trang web đánh vào những thị trường ngách.

Bạn sẽ thấy chúng xuất hiện rất nhiều trong Top 10 của các từ khóa bạn đang SEO. Đây là một lý do không nhỏ khiến cho website họ thành công khi SEO – và một phần lý do khác là họ có từ khóa chính xác cần seo trong gốc domain.

Nhưng… Nó cũng là vấn đề!

Nếu như website của bạn chỉ nói về 1 sản phẩm duy nhất thì nó rất khó để phát triển về cả mặt bán hàng và nhất là về mặt thương hiệu công ty! Đó là lý do tại sao các công ty/ thương hiệu lớn khi tạo dựng website họ lại có cách khác để tạo dựng sự liên quan trong website.

Kỹ thuật 2: Cấu trúc Silo On Page

Silos là kỹ thuật giúp cho nhân rộng sự liên quan của các thị trường ngách tập trung trong những trang web lớn bằng cách tách biệt các nhóm thị trường và các bài viết tương ứng liên quan trong đó (Đừng sợ nếu không hiểu, tôi sẽ nói chính xác bạn cần phải làm gì ở bên dưới)

Nhưng đây không chỉ là một kĩ thuật mà các trang web lớn (nhất là những trang Ecommerce- thương mại điện tử) hay làm. Mà bên cạnh đó những trang web nhỏ cũng có thể làm được. Và khi những trang web nhỏ áp dụng thì nó tạo nên một kết quả rất tốt.

tăng traffic bằng silo onpage - silos là gì
Silo onpage là một trong những cách tăng traffic cho website hiệu quả.

Bạn có thể coi lại trang 10Bestonline.com , với hình ảnh đầu tiên mà tôi đưa cho bạn, họ đứng vị trí top 1. Hay những ví dụ tốt hơn ở mảng này đó là website ThankyouSkin.com, một trang Silo rất tốt với hơn 185,900 traffic/ tháng.

Hay thậm chí những trang còn “khủng bố” hơn là VixenDaily với traffic 1,700,000 traffic/ tháng (con số thống kê từ Similar web còn khi bạn cho vào Ahref thì nó chỉ ước tỉnh khoảng 305k/ tháng thôi).

silo tăng traffic - cấu trúc silo là gì
Vixen daily có lượng traffic rất khủng

Lý thuyết về cấu trúc Silo

Trước khi vào vấn đề, tôi muốn đưa bạn 2 video mà tôi đã nói về Silo và cấu trúc Onpage

Link cấu trúc Silo:
https://www.youtube.com/watch?v=ORGX7ns1e5s&t=2s
Link về kĩ năng liên kết nội bộ on page nâng cao:
https://www.youtube.com/watch?v=1sDc1BU9r8s

Ở 2 video này, tôi nói khá rõ về lý thuyết và cách vận hành của nó. Nhưng ở cả 2 video này lẫn những video khác ngoài kia nói về Silo. Tôi thấy rằng nó đã có một chút là “ lỗi thời” và không mang lại quá nhiều hiệu quả.

Ở trong bài này tôi sẽ cho bạn những cấu trúc mà tôi nghiên cứu và áp dụng thành công hơn khi làm SEO. Tôi cũng muốn cho bạn một số thuật ngữ để phần còn lại của bài viết này, bạn có thể dễ dàng hiểu rõ hơn.

Thuật ngữ

Silo Pages: Những trang “top” của bạn được liên kết nội bộ xuống các trang con (bạn có thể coi hình dưới). Ở trong wordpress, bạn có thể dùng Pages (Trang) hoặc cũng có một số tôi lại thấy dùng đó là trang Categories

Post: các bài đăng (post) trên blog, website của bạn là điều tạo nên cấu trúc Silo

Lý Thuyết về Silo của tôi

Theo quan điểm của tôi, có 2 phần chính trong cấu trúc Silo đó là NHÓM và TÁCH BIỆT:

Nhóm = Cho những content thật sự liên quan vào các nhóm (categories) tương ứng.

Tách Biệt = Tạo nên một hệ thống riêng biệt cho từng nhóm khác nhau để đảm bảo chắc chắn rằng các nhóm này chỉ tương tác với những content ở cùng thể loại mà thôi.

Bạn sẽ vừa dùng cả Nhóm và Tách biệt khi tạo lập cấu trúc trang web và khi liên kết nội bộ với nhau.
Toàn bộ ý tưởng có nghĩa là tạo nên những từng nhóm khép kín. Mà những nội dung liên quan của từng nhóm được liên kết với nhau qua liên kết nội bộ (Internal Link) và tương tác với nhau chỉ trong nhóm đó mà thôi.

cấu trúc silo đơn giản - cấu trúc silo
Mỗi Nhóm Silo là một hệ thống khép kín
Nhóm

Nhóm = Tạo dựng những content thật sự liên quan vào các nhóm (categories) tương ứng. Tôi sẽ cho bạn một số ví dụ cụ thể để làm rõ điều tôi đang muốn nói, những trang web về thể hình (fitness) có thể sẽ được chia thành các nhóm dưới đây:

chia nhóm silo
Chia silo ra thành các nhóm nhất định

À, bạn cũng có thể chia nhỏ các content của bạn thành nhiều Nhóm nhỏ theo ý của bạn muốn. Nhưng bạn cũng phải đảm bảo được trải nghiệm của người dùng là vẫn tốt nhé.

Tôi cũng nghĩ rằng bạn sẽ hỏi tôi hay tự hỏi mình rằng: “Bao nhiêu bài và sâu bao nhiêu là đủ?”

Bình thường, khi tôi tạo cấu trúc silo và khi tạo thành các Nhóm khác nhau. Ở mỗi nhóm, tôi thường tạo lập từ 10-100 bài.

Giả sử chúng ta đang dùng WordPress, tôi sẽ nhóm các content ở các Nhóm khác nhau vô các categories khác nhau. Mỗi category sẽ được ở một URL khác nhau, VD:

  • gtvseo.com/giam-can
  • gtvseo.com/the-hinh
  • gtvseo.com/dinh-duong
Tách biệt

Tách biệt = Đảm bảo chắc chắn ràng các content được đăng tải ở các nhóm khác nhau chỉ tương tác (liên kết nội bộ) với những content trong nhóm đó.

Đây là cách mà tôi tạo nên sự liên quan. Khi google tới trang web bạn và đọc qua các bài viết, bạn sẽ muốn điều hướng Google và khiến Google nghĩ rằng: “ Ố ồ… Toàn bộ chủ đề/ bài viết ở đây đều nói về giảm cân”.

Chúng ta điều hướng google bằng Internal Link – Liên kết nội bộ là một trong những phần quan trọng nhất tạo nên sự thành công của cấu trúc Silo.

Để bạn tách biệt từng nhóm đúng cách. Toàn bộ các liên kết nội bộ của từng nhóm chỉ nên ở trong nhóm đó thôi, không được liên kết sang nhóm khác. Những bài viết về giảm cân chỉ được liên kết tới các bài viết giảm cân. Những bài viết về dinh dưỡng chi được liên kết tới những bài viết về dinh dưỡng và không thứ gì khác.

Nếu như bạn liên kết tới các nhóm khác nó sẽ khiến “rò rỉ” sự liên quan của bạn

internal link với các nhóm silo khác nhau
Không liên kết silo các bài viết ở các nhóm khác nhau

Chúng ta sẽ dùng Internal Link ở các nơi:

  • Trong bài viết
  • Ở các Sidebar
  • Các link ở Footer
  • Và những nơi khác

Nói cách khác, đây là một số quy tắc khi bạn dùng liên kết nội bộ:

  1. Các Silo Page nên liên kết xuống các bài post tương ứng của nó
  2. Những bài posts có thể liên kết tới các bài post khác trong cùng nhóm Silo
  3. Các bài post CÓ THỂ liên kết tới các Silo page khác (hình dưới)
  4. Những liên kết ở footer chỉ nên liên kết tới những trang có ít giá trị (vd: trang liên lạc, giới thiệu,…)
  5. Các link ở Navigation thì chỉ nên liên kết tới những trang top Silo page khác
thiết kế cấu trúc silo
Minh họa thiết kế các nơi đặt link các bài viết trong silo

Bạn có thể nhìn hình dưới để dễ dàng minh họa.

Hãy nhớ rằng, bạn vẫn có thể liên kết sang các bài post khác ở các nhóm Silo khác. Nếu như tình hình bạn bắt buộc hoặc bạn thật sự nghĩ điều này sẽ tốt cho người đọc thì bạn cứ làm. Nhưng bạn sẽ không muốn làm điều này quá nhiều đâu, hãy luôn giảm thiểu “rò rỉ” sự liên quan lại nhé.

Để bạn hiểu rõ hơn về điều tôi đang nói, chúng ta cần phải nói đôi chút về Silo.

Cấu Trúc Silo On Page

cấu trúc silo mẫu
Một mẫu cấu trúc silo onpage

Có rất nhiều người chia sẻ, nói về các cấu trúc khác nhau từ cơ bản tới phức tạp khi nói về Silo. Về phần tôi, tôi luôn cố gắng đơn giản hóa tất cả mọi việc lại. Căn bản khi nói đến cấu trúc Silo đó là: Trang chủ (home page) > Silo Page > Post.

Cấu trúc bài post của bạn sẽ trông giống như thế này:
gtvseo.com/the-hinh/deadlifts/
Gtvseo.com/the-hinh/Bench-press/
Gtvseo.com/the-hinh/hit-dat
*nếu như bạn ko biết deadlifts và bench-press là gì thì đó là các bài tập cụ thể khi bạn đi tập gym nhé*

Ở những trang Silo Page con (subcategories). Bạn sẽ muốn cấu trúc nó trông như thế này: Homepage > Silo page > Sub-Silo Page> Post. Bạn có thể nhìn hình ở dưới để minh họa cụ thể hơn.

ví dụ về cấu trúc silo
Trong silo các nhóm nhỏ có thể nằm trong các nhóm lớn

Tham khảo thêm: Thẻ Meta Description – giúp người dùng lẫn công cụ tìm kiếm có cái nhìn tổng quát hơn về nội dung mà họ sắp truy cập.

URL lúc đó sẽ giống như thế này:
Gtvseo.com/nutrition/keto/nhung-mon-an-chua-chat-beo-cao/
Gtvseo.com/nutrition/paleo/cong-thuc-paleo/
*Nutrition là dinh dưỡng còn Keto và Paleo là 2 kiểu công thức chế biến món ăn hiệu quả trong việc giảm cân nhé*
Và tất nhiên… Cấu trúc Silo của bạn có thể có nhiều tầng hơn nữa:
Hompage > silo page > Sub-silo page > Sub sub-silopage > Posts

Nhưng càng “đâm sâu” thì lúc đó bạn càng phải hi sinh những thứ khác, đó là:

  1. Trải nghiệm của người dùng khi trên web.
  2. Độ sâu của Trang (Số lượt click phải click để có thể tới được trang đấy)

Tóm lại thì, nhìn chung, tôi không khuyến khích bạn làm như vậy

Thực hành: Cách tạo cấu trúc Silo

Trong phần này, tôi sẽ tập trung vào việc tạo nên 1 cấu trúc Silo cho một website mới. Tôi sẽ hướng dẫn bạn từng bước một vì:

  1. Khi tôi làm video chia sẻ về vấn đề này thì nhiều bạn vẫn còn mơ hồ và hỏi tôi nhiều câu hỏi. Bởi lẽ tôi mới nói kĩ cho bạn phần lý thuyết, còn thực hành thì tôi chưa làm mẫu.
  2. Xây dựng một Silo từ 1 website hoàn toàn mới thì sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi phải tái tạo lại 1 website đang sẵn có.
  3. Silo thật sự là rất tốt nếu bạn biết cách áp dụng và thực hành khi tái tạo cấu trúc trang web ngay từ đầu.

Điều trên tôi đang muốn nói có nghĩa là nếu như bạn đã có 1 website và bạn muốn tối ưu lại nó thì sẽ rất khó khăn, và khi làm như vậy thì phải bắt buộc có 1 chuỗi quy trình khác và tùy loại trang mà thực hiện khác nhau.

Về phần tôi, khi tôi nhận dự án, không phải lúc nào tôi cũng phải tối ưu lại cấu trúc Onpage! Lý do đơn giản là, nếu như Onpage của bạn không được hoàn hảo thì bạn chỉ cần làm thằng Off page ngon lành thì bạn cũng có thể SEO lên được top và xây dựng thương hiệu mạnh, cũng như là có những website nó quá lớn. Và chỉnh cho website nó không phải là 1 chuyện 1 sớm 1 chiều là xong được.

Như tôi nói hồi đầu, Silo là một phương pháp giúp bạn seo lên top được. Nhưng không có nghĩa là thiếu nó là bạn không lên được top nhé!

Bước 1: Nghiên cứu từ khóa

Silos không phải là thứ mà bạn vừa làm bạn vừa lên kế hoạch. Mà nó là thứ bạn phải làm nó từ ban đầu. (À, sự thực là bạn có thể, nhưng nó sẽ khó khăn hơn rất nhiều thôi).

Điều này có nghĩa là, bạn nên xây dựng keyword xoay quanh Silo. Thay vì bạn gõ vô từ khóa “ đồng hồ” vào Google Keyword Planner hay các công cụ nghiên cứu từ khóa khác rồi lấy những từ khóa có lượng search thấp nhất, thì bạn cần phải nghiên cứu kĩ hơn và cũng như thử nghiệm xem coi đã đủ các từ khóa thật sự lợi nhuận để Silo trở nên hiệu quả.

Hãy lấy ví dụ về việc nghiên cứu từ khóa cho một trang web về thể hình nào. Đầu tiên thì tôi sẽ bắt đầu với việc tạo các Nhóm trước.

Nếu như bạn thân thuộc với thị trường này hoặc bạn đã có ý tưởng cho thị trường này, thì việc bạn nghĩ ra các nhóm Silo cũng không mấy khó khăn, nhưng nếu bạn làm Affiliate hay dự án SEO cho một ai đó thì đôi khi bạn sẽ không có bất kì ý tưởng nào.

nghiên cứu từ khóa cho silo
Nghiên cứu từ khóa từ cái trang khác

Điều mà dễ nhất có thể làm đó là bạn vô những trang Wiki để có thể lấy được các ý tưởng về việc chia nhóm cho website của bạn, bạn có thể xem tại đây!

Tôi biết rằng ở web Wiki tôi đưa cho toàn là tiếng anh, nhưng đừng lo, đã có Google dịch rồi ! Bạn có thể bỏ vô mà dịch hoặc chỉnh chế độ dịch toàn trang web rồi sau đó bạn sẽ có những chủ đề cụ thể

Ở đây tôi sẽ lấy các chủ đề là:

  1. Cardio
  2. Dinh Dưỡng

Chúng ta không cần nhiều, chỉ cần 2 cái là có thể hiểu được điều tôi đang muốn nói và chia sẻ ở đây rồi. Nếu như bạn vẫn thấy khó hiểu và chưa biết bắt đầu từ đó thì đơn giản thôi, lên Google, gõ mấy từ khóa và xem coi có những trang web / đối thủ lớn của bạn đang làm như thế nào? Coi xem nó có chủ đề gì rồi bắt đầu từ đó là dễ nhất.

Ví dụ ở dưới là 1 trang web nước ngoài về thể hình. Và hãy xem cách họ chia ra từng Nhóm chủ đề khác nhau.

Rất tuyệt vời phải ko?! Tất nhiên là bạn không cần phải bắt đầu tạo một trang web có toàn bộ chủ đề ở trên. Mà bạn chỉ cần tạo 2-3 Nhóm chủ đề, hoặc 1 thôi cũng được. Rồi sau đó khi web bạn lớn dần lên, thì bạn tạo các Nhóm còn lại để “bành chướng” thương hiệu cũng như “thống trị” thị trường của bạn sau cũng chẳng sao.

Sau đó là tới việc nghiên cứu từ khóa bạn cần seo, tốt nhất là bạn nên nghiên cứu từ khóa có lượng search mang tỉ lệ chuyển đổi mua hàng cao nhất/ lượng search cao nhất cũng như cạnh tranh thấp nhất có thể để tạo nên cấu trúc silo của bạn.

Có điều, đây không phải là một bài viết về nghiên cứu từ khóa seo. Bạn có thể coi qua một số video về nghiên cứu từ khóa cũng như phân tích đối thủ seo của tôi. Còn ở đây, tôi sẽ lấy đại một số từ khóa để có thể tạo nhóm silo nhanh nhất có thể chon bạn! (một lần nữa, hãy nhớ là, tôi đang lấy đại để có thể Nhóm Silo nhanh, về phần bạn thì hãy bỏ thời gian nghiên cứu từ khóa thêm nhé).

Nhưng bạn sẽ muốn tìm những từ khóa dài có nhiều lượng search hoặc những từ khóa thuộc dạng tìm kiếm thông tin nhưng sẽ mang lại nhiều traffic, bởi vì đây là những từ khóa thường có xu hướng dễ để SEO và kiếm được traffic từ nó lẫn xây dựng thương hiệu của công ty.

Rồi, vậy bây giờ hãy bắt đầu vào việc xây dựng cấu trúc Silo nào! (lưu ý rằng, nếu tôi là bạn, tôi sẽ bỏ ra nhiều thời gian để nghiên cứu từ khóa vì đây là một bước rất rất quan trọng đấy).

Bước 2: Tạo dựng kế hoạch Silo trên giấy

Phác họa nên một bảng kế hoạch Silo rất quan trọng. Bởi vì nó sẽ giúp bạn hình dung rõ ràng bạn sẽ làm gì và nên làm gì bây giờ lẫn sau này. Có rất nhiều cách để phác họa bảng kế hoạch của bạn, bạn có thể dùng:

  • Google Sheet
  • Imindmap
  • Giấy trắng (là bạn tự vẽ ra)
  • Workflowy
  • Và nhiều cách khác,…

Bình thường thì tôi sẽ tự tay vẽ nháp phác họa ra hoặc dùng Google Sheet. Trong trường hợp này tôi sẽ làm mẫu cho bạn bằng google sheet. Bởi vì tôi mà vẽ và ghi thì chắc có chúa mới có thể đọc được! Bạn có thể nhìn hình bên dưới:

kế hoạch tạo dựng silo
Tổng hợp các từ khóa đã tìm vào một bản kế hoạch

Trong quá trình phác họa nên kế hoạch Silo, có rất nhiều cách để bạn lựa chọn thực hiện. Sau đây, là một số cách phổ biến tôi gửi đến bạn:

Cách 1: Silo Storage

Google đang ngày càng thông minh và khó chịu với các website spam liên kết.

Vấn đề là, mọi người thường tập trung vào đi link cho các landing page và dần dần trong suốt quá trình xây dựng dễ biến thành spam. Đó là lý do tại sao bạn cần phải sử dụng Internal Link – để phân phối sức mạnh và nhận nhiều giá trị của liên kết.

Silo Storage
Silo Storage phân phối sức mạnh

Khi xây dựng liên kết đến website, bạn phải cẩn thận không để tối ưu hóa anchor text vì nó là một cách nhanh dẫn đến án phạt của Google.

Khi liên kết giữa các trang hay bài viết, bạn có thể thoải mái sử dụng các Anchor Text và sử dụng các cụm từ khóa đối sánh chính xác.

Cách 2: Silo Category

Đây là một phương pháp đòi hỏi website có chuyên mục tin tức chia ra làm nhiều chuyên mục nhỏ.

Silo Category website chuyên mục tin tức
Silo Category website có chuyên mục tin tức

Cách 3: Silo Circle

Phương pháp tạo ra một silo tới các bài viết trên mục tin tức. Cấu trúc của các blog đưa các liên kết trực tiếp đến website, tạo ra các tín hiệu với các công cụ tìm kiếm.

Silo Circle tới các bài viết mục tin tức
Silo Circle silo tới các bài viết trên mục tin tức
  • Bạn nên tạo ít nhất 4 bài đăng trên blog về một chủ đề đơn lẻ liên quan đến trang Silo đích.
  • Mỗi bài đăng trên blog phải liên kết đến một bài đăng trên mục tin tức và có liên quan.
  • Mỗi bài đăng trên blog phải liên kết lại với trang Silo.
  • Các bài viết trên blog chỉ nên liên kết đến một trang Silo.

Bước 3: Bắt đầu bằng nhóm Silo lớn nhất của bạn

cách tạo cấu trúc silo
Mở đầu cấu trúc silo bằng từ khóa mang nghĩa bao hàm nhất

Theo quan điểm của tôi, bạn nên bắt đầu bằng việc tạo từng nhóm Silo trước. Xong nhóm này rồi tạo nhóm khác. Đây là một trong những cách thức dễ nhất để tạo và hoàn thiện Nhóm. Cũng như tạo nên sự liên quan cho nguyên nhóm ấy! Đừng có mà “nghịch” với nhiều Nhóm Silo cùng một lúc trong khi bạn mới là newbie nhé!

Để dễ dàng minh họa tôi nói gì. Tôi xin phép được lấy một số hình ảnh của Authority Hacker để minh họa cách tạo Silo. Như hình vẽ, bạn sẽ bắt đầu với nhóm Sub silo là Paleo (một công thức nấu ăn giảm cân mà tôi đã đề cập ở trên) trước, sau đó từ từ mở rộng ra các sub, Silo page khác là Kateo rồi cứ thế mà tiếp tục…

Bước 4: Setup Silo

Khi tạo lập Silo trên trang web của bạn, hãy nhớ 2 điều sau đây:

1. Các link ở sidebar chỉ liên kết với các bài viết ở trong cùng một nhóm category
2. Điều chỉnh các trang Silo Page

Hmm, Sự thật là tôi không phải là một dân thiết kế web chuẩn SEO chuyên nghiệp và blog này cũng không chỉ cách bạn cách thiết kế và tạo lập website ra sao. Nhưng tôi sẽ chỉ một số điều căn bản và lưu ý khi bạn làm.

plugin silo onpage
Tải plugin Ultimate Post Widget
sử dụng widget tạo silo onpage
Kích hoạt Ultimate Posts
plugin dùng tạo silo onpage
Tick ô này và không làm gì khác

Như tôi đã nói ở trên, để giữ sự liên quan ở trong từng nhóm. Chúng ta cần những link liên kết tới các bài viết chỉ ở trong nhóm đó. Tôi sẽ chỉ bạn một trong những cách đơn giản nhất để tạo khi bạn dùng WordPress.

Vô WordPress, chọn plugin > add sau đó tìm kiếm Ultimate Posts Widget. Cài đặt rồi kích hoạt nó, sau khi kích hoạt, chọn theme > widgets , rồi tìm phần Ultimate Posts.

Trong phần Option (tùy chọn), bạn hãy click vào cái ô ở hình dưới rồi không cần làm gì hết cả. Rồi, bây giờ thì bắt đầu điều chỉnh các trang Silo Page nào!

Điều chỉnh Silo Page

Để thực sự tạo thành 1 Silo hoàn hảo, bạn cần có Silo page. Có rất nhiều cách để tạo trang Silo page, nhưng như tôi đã nói, tôi không phải là một dân thiết kế nên tôi không thể chỉ bạn điều này được (đơn giản bởi vì GTV chúng tôi còn một anh đẹp trai chuyên thiết kế web khác mà mỗi khi có vấn đề về web hay có yêu cầu gì, tôi đều nhờ anh ấy giải quyết cả)! Nhưng tôi sẽ cho bạn một số lưu ý khi tạo trang Silo page để tránh trường hợp bạn tạo sai.

Căn bản thì Silo Page cần 2 thứ:

1. Content mà nhắm tới những từ khóa có lượng search cao nhất và chung nhất
2 . Liên kết tới những bài viết khác trong cùng nhóm Silo

silo là gì, cách điều chỉnh silo onpage
Điều chỉnh silo onpage sao cho hợp lý
liên kết bài viết silo
Silo liên kết với các bài khác cùng nhóm

Để tôi cho bạn 1 ví dụ điển hình về nó. Hãy quay lại trang web 10bestonline.com mà tôi lấy ví dụ về việc từ khóa nó rank top ngay từ đầu.

Như bạn thấy, Tiêu đề / H1 nhắm tới một từ khóa chung và rất tốt:“10 Best Online Dating Site for 2017” (10 trang web hẹn hò online tốt nhất năm 2017). Sau đó là một bài viết về nó.

Tiếp tới là một khung lớn, ở trong khung nói về 10 trang web online hẹn hò ấy. Mỗi trang web đều có một nút là Read Review (đọc Review). Và nút này được liên kết xuống những bài viết ở trong cùng 1 nhóm Silo ấy!

Một ví dụ khác về trang HealthAmbition.com,

Như trên Hình, bài Silo Page được liên kết tới từng bài post trong cùng nhóm ấy.

Lưu ý nhỏ:
Một số lưu ý về việc link ở navigation, Internal Link (link nội bộ) để bạn không bị “lạc trôi, hãy đảm bảo chắc chắn rằng bạn sẽ tuân thủ một số luật sau đây:

1. Navigation chỉ được liên kết tới các link Top Silo page
2. Liên kết nội bộ chỉ được liên kết tới các bài viết trong cùng một nhóm
3. Mỗi bài viết ở trong nhóm Silo nên có ít nhất 1 liên kết đến bài viết khác trong cùng 1 nhóm (link ở sidebar vẫn được tính là 1 link liên kết nội bộ nhé)

Bước 5: Tạo thêm nhiều nhóm Silo

Sau khi hoàn thiện 1 nhóm, bắt đầu chạy, có backlink thì bạn sẽ thấy một hiệu quả rõ rệt. Traffic và doanh thu cũng như thương hiệu bạn sẽ càng lúc càng tăng. Vì vậy chỉ là vấn đề thời gian để bạn có thể thêm từng nhóm Silo khác.

Nêu như bạn làm 1 trang web mới và đã hoàn thiện Silo page và có bộ nhóm từ khóa hoàn chỉnh, thì bạn sau này chỉ cần viết thêm content để bỏ vào các nhóm Silo đó mà thôi.

Nhưng, tôi hiểu rằng điều này sẽ rất dễ khi làm từ một trang mới. Vậy những trang web hiện đang có và đang chạy thì làm sao? Như tôi nói ở trên, tùy trường hợp mà làm, và đương nhiên, nó sẽ khá là rủi ro khi làm, nhưng tôi cũng sẽ cho bạn một số lưu ý.

Đối với những trang hiện đang chạy

Khi bạn điều chỉnh những trang này, bạn hãy cẩn thận, cực kì cẩn thận khi điều chỉnh URL mới. Bởi vì nếu bạn điều chỉnh URL, cho dù bạn có 301 redirect đi chăng nữa thì nó cũng rất rất nguy hiểm, khó khăn. Và bên cạnh đó bạn cực kì dễ bị mất top nếu như bạn làm không đúng cách.

Vấn đề chính thường là một số phần trăm nội dung bạn có hiện tại không phù hợp với bất kỳ nhóm Silo/ Category nào, đặc biệt là nếu bạn chọn các trang category là các chủ đề quá rộng lớn.

Vì vậy, bạn đang phải đối mặt với một tối hậu thư: Tạo Silo và xóa đi các nội dung không liên quan…. Hoặc không điều chỉnh gì cả. Khi tôi nhận seo dự án, Một số khách hàng nói rằng “em cứ yên tâm, website anh được thiết kế chuẩn seo lắm!”.

Và đúng là “chuẩn seo” thật…

Khi tôi nhận dự án tôi thậm chí còn không dám chỉnh gì vì sợ khi chỉnh sẽ làm rớt top một số từ khóa cũng như xóa đi những bài viết content không liên quan nhưng lại đang top và mang lại traffic và tiền, cũng như thương hiệu.

Tuy nhiên tôi cũng cho bạn một số Checklist để bạn có thể lưu ý khi làm:

  1. Để nguyên URL như cũ
  2. Tạo những Categories / Nhóm Silo phù hợp rồi điều chỉnh những content hiện có vào các nhóm tương ứng
  3. Điều chỉnh các link ở SideBar chỉ liên kết tới những bài content trong cùng 1 nhóm
  4. Bỏ những link mang lại ít giá trị ở dưới footer
  5. Điều chỉnh Navigation cho liên kết tới các trang top silo page
  6. Điều chỉnh các content ở trong từng nhóm chỉ Liên kết tới những content trong cùng nhóm

Hỏi đáp về cấu trúc Silo

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về cấu trúc Silo mà có thể bạn cũng cần:

Có thể xem cấu trúc Silo của đối thủ hay không?

Trên thực tế, 80% các trang web ngày nay không tuân theo cấu trúc silo. Để xác định xem trang web có sử dụng cấu trúc silo hay không, bạn có thể kiểm tra sơ đồ trang web của họ. Hoặc chỉ cần cuộn vài lần trên trang web của đối thủ và bạn có thể thấy rõ họ có sử dụng Silo hay không.

Có nên xây dựng các Silo vật lý hay không?

Bạn nên xây dựng các Silo vật lý, nhất là với những website bán nhiều loại sản phẩm được chia thành nhiều thương hiệu, mẫu mã,… khác nhau. Xây dựng Silo vật lý phù hợp sẽ tạo điều kiện giúp người dùng nhanh chóng tìm kiếm được sản phẩm mà họ đang nhắm tới mà không cần mất thời gian để tìm kiếm trên trang web của bạn.

Nếu chỉ sử dụng Silo ảo, có thể đủ để Google hiểu rõ ràng cấu trúc trang web của bạn. Nhưng nó sẽ không mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng trên website của bạn.

Cấu trúc URL cho các bài viết chi tiết nên đặt như thế nào?

Một số web đặt cấu trúc URL cho bài viết chi tiết theo dạng domain.com/Silo-name/post-name.

Thực ra, 1 cấu trúc URL phức tạp như vậy là không cần thiết miễn là bạn đã có Silo Internal Link đúng cách. Bạn có thể dùng cấu trúc URL dạng domain/post-name cho cả các trang trên website và các bài post.

Có nên sử dụng sub-Silo?

Sub Silo là các Silo phụ nằm bên dưới Silo chính. Nếu như website của bạn là một website đa ngành, hay có quá nhiều sản phẩm/ dịch vụ và các loại thương hiệu khác nhau, sub-Silo là giải pháp tốt cho trang web của bạn khi phân tầng. Còn nếu như bạn đang hướng tới 1 ngách hoặc siêu ngách, có thể bạn không cần đến sub-Silo.

Cách thức nhắm chọn từ khóa trên Silo page

Bạn cần phá triển nhóm keywords không gây nhầm lẫn cho cho người truy cập và thuật toán công cụ tìm kiếm bằng cách kiểm tra lịch sử lưu lượng truy cập của bạn, phát triển một danh sách từ khóa của bạn – sau đó thu hẹp nó xuống thành các chủ đề khác nhau, cuối cùng là chọn từ khóa cho từng trang.

Nhược điểm của cấu trúc Silo là gì?

Nhược điểm chính của cấu trúc Silo đó là nó cấm cơ hội liên kết các link liên quan đến ngữ cảnh bên ngoài Silo.

Tổng Kết

Tôi muốn nói một vài cuối cùng đó là: Cấu trúc Silo là gì? Thật ra nó đã được nhắc tới rất nhiều và đã tồn tại rất lâu đời rồi, nhưng nó cũng thực sự chỉ là một mô hình On Page SEO rất tốt.

Điều đó có nghĩa là: có những trang web không hoạt động tốt, và có những trang web không làm Silo nhưng vẫn rất thành công, GTV là một điển hình!

Với những từ khóa cạnh tranh như dịch vụ SEO uy tín hay dịch vụ seo hcm, khóa học SEO , đào tạo SEO vẫn lên top. Với việc không có cấu trúc Silo và On page rất thấp. (nên nhớ là tôi đã lên top trước khi tôi bắt đầu đăng tải những content ở website và xây dựng thương hiệu GTV cho những bạn nào không biết và nghĩ rằng GTV lên top là nhờ traffic – Tôi chỉ mới đăng tải content được 3 tuần nay thôi!)

Những điều tôi chia sẻ ở trên là các nguyên tắc để bạn có thể tạo được thành công trong Silo, nhưng thực tế thì… Có rất rất rất nhiều trang web không tuân thủ theo nguyên tắc trên. Và bên cạnh đó là phá vỡ đi rất nhiều nguyên tắc nhưng vẫn cực kì thành công.

Chỉ cần nhìn vào Wikipedia là bạn hiểu, nó là một ví dụ điển hình! Mỗi bài viết đơn liên kết với hàng chục – và thường là hàng trăm bài viết trong các Silo khác. Đó là cấu trúc tồi tệ nhất, tồi tệ và đáng kinh ngạc là họ làm rất tốt.

Rõ ràng, Trang web của họ quá được Google tin tưởng và có hàng tỉ backlink đi tới, tạo nên một sự uy tín dường như vô đối, mà một khi bạn đã quá “quyền lực” rồi, thì nguyên tắc cũng chỉ là nguyên tắc mà thôi… rất ít người đang làm Silo một cách “hoàn hảo” , vì vậy, đây là những gì quan trọng nhất:

(1) Một cấu trúc trang web hợp lý, thân thiện với người dùng có thể giúp xếp hạng trang web của bạn tốt hơn.
(2) Silo chỉ là một cách để giúp bạn làm được điều đó.

Đây chỉ là kiến thức cơ bản để giải đáp định nghĩa Cấu trúc Silo là gì và cách tạo cấu trúc Silo. Nếu bạn muốn cấu trúc Silo thực sự phát huy tác dụng, xem thêm video nâng cao kiến thức Cấu trúc Silo tối ưu tối đa cho SEO và UX tôi chia sẻ tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=Kp3P05ha1yo

Tôi mong rằng bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Nếu có hãy chia sẻ bài viết này để tôi có động lực viết tiếp nhé! Nếu bạn có thắc mắc và chưa hiểu cấu trúc Silo là gì hay vấn đề gì thì đơn giản là bạn cứ bình luận phía bên dưới.

Nguồn tham khảo: https://www.authorityhacker.com/site-architecture/

]]>
Kỹ năng SEO: Top Kỹ năng thiết yếu mà SEOer nhất định phải có https://tranlehai.com/ky-nang-seo-7294.html Mon, 01 May 2023 12:59:13 +0000 https://tranlehai.com/?p=7294 Chào bạn! Hôm nay tôi sẽ nói về chủ đề dành cho các bạn newbie mới vào nghề SEO!

Bạn muốn trở thành một SEOer chuyên nghiệp? Bạn muốn bứt phá trong hành trình xây dựng thứ hạng cho website của mình hay của khách hàng? Nhưng bạn đang là một newbie, bạn vẫn chưa trang bị hoặc không biết nên trang bị các kỹ năng SEO cơ bản?

Bài viết này, tôi muốn chia sẻ để bạn có thể nắm được một số kỹ năng nền tảng quan trọng để bắt đầu trở thành một SEOer. Hãy theo dõi ngay bạn nhé!

Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu các kỹ năng cần thiết, bạn nên biết được SEO là gì trong marketing sau đó có thể tìm hiểu thêm một các kỹ năng mà tôi chia sẻ trong bài viết này. Đồng thời tôi sẽ chia sẻ đến bạn một kỹ năng quan trọng mà bất kỳ SEOer nào cũng cần đó là kỹ năng “Quản lý thời gian hiệu quả”. Nhờ kỹ năng này mà tôi có thể xây dựng được một Agency triệu đô ở tuổi 25. Bấm để xem ngay bạn nhé!

1. Kỹ năng tư duy phản biện

Tại sao làm một SEOer lại đòi hỏi bạn phải có tư duy phản biện? Bời vì, người làm SEO cần phải đưa ra được những quan điểm, những góc nhìn cá nhân về chiến lược SEO triển khai của doanh nghiệp.

Tư duy phản biện còn là yếu tố quyết định người đó có hiểu rõ được những sai lầm, những thiếu sót hay những ưu điểm từ chiến dịch SEO đối thủ hay không. Tư duy phản biện giúp người làm SEO nhạy bén hơn với các lập luận, phân tích đa chiều một ý kiến để rút ra một giải pháp SEO tối ưu nhất cho doanh nghiệp.

Nếu bạn muốn bước chân vào ngành này, hãy không ngừng trau dồi kỹ năng SEO tư duy phản biện nhé!

kỹ năng seo tư duy phản biện
Tư duy phản biện giúp SEOer nhạy bén với các quan điểm khác nhau khi triển khai SEO

2. Kỹ năng lập kế hoạch, sắp xếp công việc, thời gian

Bạn biết không, một SEOer trong một ngày phải đối diện với rất nhiều những đầu việc khác nhau, phải làm việc với rất nhiều người từ các phòng ban khác. Từ phân tích keyword, phân tích website, lên outline, phân tích content, feedback hỗ trợ các bạn content, các bạn design.

Vì khối lượng công việc nhiều như thế, nếu không có kỹ năng lập kế hoạch, sắp xếp công việc thì sẽ rất khó làm việc. Bạn sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái rối ren, không biết bắt đầu làm gì trước, từ đó dễ chán nản, bỏ cuộc.

Một SEOer cần xác định được đâu là công việc cần ưu tiên hàng đầu, cần hoàn thiện trước nhất, đâu là công việc mình có thể xử lý sau. SEOer cũng cần có khả năng lập kế hoạch, quản lý thời gian tốt, có khả năng ước tính các khoảng thời gian tương lai để đạt được kết quả như mình đã hoạch định.

Kỹ năng SEO này thật sự rất quan trọng, giúp bạn có sự dễ dàng, nhanh chóng, logic hơn khi triển khai các chiến lược SEO. Chủ doanh nghiệp sẽ đánh giá rất cao một SEOer có khả năng lập kế hoạch như thế.

ky nang seo lập kế hoạch, quản lý thời gian
Một SEOer cần biết cách lập kế hoạch, quản lý thời gian hiệu quả

3. Nghiên cứu chuyên sâu

Kiến thức SEO cũng giống như một tảng băng trôi, ngoài các kiến thức bề mặt tưởng chừng ai cũng biết thì nó còn chứa đựng những kiến thức ngầm chuyên sâu, đòi hỏi người làm SEO phải có sự nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi thường xuyên.

Nếu chỉ dựa trên những kiến thức cơ bản về SEO, là hoàn toàn không đủ để một SEOer có thể thúc đẩy thứ hạng website của doanh nghiệp được, nhất là trong thời điểm mà sự cạnh tranh về SEO đang trở nên rất khốc liệt.

Một SEOer được đào tạo SEO tại các trung tâm và nhận được các chứng chỉ SEO bài bản, luôn chịu khó tìm tòi, học hỏi, luôn phấn đấu để trau dồi những kiến thức mà mình chưa biết sẽ có khả năng thành công trong lĩnh vực này rất cao. Khi đã trang bị cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc sẽ giúp bạn được trọng dụng hơn. Các bạn cũng dễ dàng thực hiện các chiến lược cho kế hoạch SEO của mình một cách nhanh chóng, đảm bảo và hiệu quả nhất.

Ngoài ra, SEOer cũng nên biết các kiến thức liên quan như Marketing, quảng cáo SEO, Facebook Ads,…Để bổ trợ cho công việc làm SEO của mình.

kỹ năng seo web nghiên cứu tối ưu hóa công cụ tìm kiếm chuyên sâu
Một SEOer phải luôn chịu khó nghiên cứu các kiến thức chuyên sâu

4. Kỹ năng phân tích, báo cáo

Kỹ năng SEO cơ bản tiếp theo mà một SEOer mới vào nghề cần trang bị đó là kỹ năng phân tích, báo cáo. Vì SEO có một ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp luôn muốn nắm rõ về chiến lược SEO của công ty mình nên trong những cuộc họp, người làm SEO phải có khả năng trình bày, phân tích, báo cáo giúp chủ doanh nghiệp hiểu rõ về chiến lược mà bạn triển khai.

Ngoài ra, đây còn là kỹ năng bạn cần có khi làm việc với đội nhóm của mình, giúp họ nắm được rõ ràng những gì mà bạn mong muốn trong quy trình SEO.

Kỹ năng này giúp nâng cao sự chuyên nghiệp của bạn hơn trong công việc. Các sếp sẽ luôn đặt câu hỏi với từng công việc mà bạn đề ra và bạn cần phải làm rõ nó, giúp các sếp hiểu được lý do tại sao bạn triển khai như vậy.

Kỹ năng phân tích báo cáo
SEOer phải có khả năng trình bày, phân tích, báo cáo giúp chủ doanh nghiệp hiểu rõ về chiến lược mà bạn triển khai

5. Kỹ năng làm việc nhóm

Là một SEOer, bạn sẽ phải làm việc với khá nhiều người, từ những bạn content, các bạn design, các bạn admin, các bạn coder, với cấp trên và với những bạn SEOer khác. Chính vì thế, kỹ năng làm việc nhóm là yếu tố không thể thiếu được.

Hãy xây dựng một mối liên hệ hòa hảo với các thành viên trong nhóm làm việc của bạn, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi trao đổi, bàn bạc công việc với mọi người.

Bạn cũng hãy tích cực trong việc hỗ trợ và giúp đỡ các thành viên khác trong nhóm của mình. Đây chính là cách bạn vừa xây dựng tình cảm với đồng nghiệp tốt hơn vừa góp phần làm nên sự thành công của dự án.

kỹ nang seo làm việc theo nhóm hiệu quả
Hãy xây dựng một mối liên hệ hòa hảo với các thành viên trong nhóm làm việc của bạn

6. Khả năng đưa ra quyết định

Khi làm SEO, bạn có thể sẽ đối diện với rất nhiều lựa chọn, rất nhiều câu hỏi khác nhau, do đó đòi hỏi bạn phải có tính quyết đoán từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.

Đặc biệt, khi quá trình thực hiện SEO không bao giờ nhất quán. Bạn sẽ luôn phải đối diện với những thay đổi từ Google, để ứng phó tốt nhất bạn định hướng được những hướng đi, giải pháp thích ứng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Sự quyết đoán của bạn cũng sẽ giúp cho các bộ phận liên quan khác triển khai công việc của họ được trơn tru, khả năng hoàn thành tiến độ tốt hơn.

Tuy nhiên để có được kỹ năng này, như đã nói ở trên, bạn phải thật sự am hiểu tường tận các kiến thức về SEO, phải làm nhiều, thì mới rút được nhiều kinh nghiệm từ đó có sự ứng phó nhanh nhạy. Đây cũng là lời khuyên chân thành cho những bạn làm SEO và muốn trở thành một chuyên gia SEO. Bạn hãy đặt nặng chuyện học hỏi, làm việc vì kinh nghiệm hơn là chỉ vì lương thưởng.

Một trong những khuyết điểm lớn của SEOer chính là quá mơ hồ, hoang mang không biết làm theo hướng nào. Khiến cho các dự án trở nên trì trệ kém hiệu quả.

Đây cũng là kỹ năng SEO quan trọng nếu bạn muốn thăng tiến trong công việc sau này như: SEO Leader, SEO Specialist.

kỹ năng seo marketing
Khả năng ra quyết định là kỹ năng quan trọng nếu bạn muốn thăng tiến trong công việc sau này

7. Thích ứng linh hoạt với những thay đổi

Những lần update của Google, những xu hướng SEO mới, những xu hướng SEO đã lỗi thời cần lược bỏ là những điều mà bạn cần phải có sự thích ứng nhanh chóng. Nếu bạn không thích ứng nhanh, bạn có thể khiến cho doanh nghiệp bị thụt lùi, các đối thủ cạnh tranh dễ dàng vượt qua. Ngược lại nếu thích ứng nhanh và triển khai kịp lúc sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp tiến xa hơn nữa, xây dựng được một vị trí bền vững.

Ví dụ như trong thời điểm covid 19 như hiện nay, nếu bạn thích ứng kịp thời, đưa ra các chiến lược SEO phù hợp với tình hình hiện tại nhanh chóng sẽ giúp website của bạn có được những lợi thế vững mạnh trong giai đoạn này.

Ngoài ra, sự thích ứng với những thay đổi còn thể hiện ở sự linh động của bạn đối với các chiến lược SEO. Bạn biết không, một chiến lược SEO đối với từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực sẽ luôn có sự thay đổi. Bạn không thể sử dụng duy nhất một chiến lược để áp dụng cho toàn bộ các dự án được. Vì thế, một SEOer phải đảm bảo linh hoạt trong việc thay đổi chiến lược của mình sao cho phù hợp nhất với từng đối tượng.

kỹ năng seo cơ bản
Sự thích ứng với những thay đổi còn thể hiện ở sự linh động của bạn đối với các chiến lược SEO

8. Kỹ năng viết content

Nhiều bạn làm SEO vẫn hay than thở với tôi rằng các bạn không thích viết, và thường khá mệt mỏi và mất nhiều thời gian với công việc này. Nhưng đây lại chính là một kỹ năng rất cần thiết cho bạn, hãy rèn luyện nó.

Content chính là yếu tố để bạn có thể tiếp cận được khách hàng. Nội dung càng chuyên sâu, càng chất lượng, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về SEO chính là cầu nối để khách hàng tìm đến doanh nghiệp nhiều hơn. Nó còn là tiêu chí mà Google sẽ căn cứ vào đó và chấm điểm cho website của bạn.

Cho nên dù thế nào đi nữa, hãy đảm bảo với tôi rằng bạn phải cố trau dồi kỹ năng viết, hoặc ít nhất là bạn phải nắm được một số những yếu tố, tiêu chí để xây một content đạt tiêu chuẩn, đúng yêu cầu SEO, chưa nói tới việc nó phải hay nhé!

Nói một chút về viết content SEO: Thực chất viết bài SEO là một nghệ thuật, đòi hỏi nhiều kỹ năng chứ không đơn giản chỉ là việc viết đại một cái gì đó rồi chèn keyword một cách loạn xạ là xong như nhiều người vẫn nghĩ.

Ngoài ra khi bạn có được kỹ năng SEO này, bạn sẽ dễ dàng làm việc với các bạn content khác, dễ dàng hơn khi đưa ra các lỗi của bài viết trong những lần audit content.

Kỹ năng sáng tạo nội dung, kiểm tra nội dung
Kỹ năng viết cực kỳ quan trọng quyết định sự thành công của chiến lược SEO

9. Kỹ năng lập trình web cơ bản

Nãy giờ khi đọc bài viết, tôi đoán có lẽ bạn đang suy nghĩ là: Sao một SEOer lại phải biết nhiều thứ đến vậy? Đúng là như thế bạn nhé! Để trở thành một SEOer, và muốn trở nên chuyên nghiệp hơn, xuất sắc hơn, bạn phải học hỏi và phải trau dồi rất nhiều kỹ năng.

Quay trở lại mục số 9 này, một SEOer cũng cần phải có kỹ năng lập trình cơ bản, cụ thể là lập trình website. Bạn cần phải am hiểu về thiết kế của website, source code HTML, code các thẻ meta. Vì những yếu tố này có ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả SEO của bạn.

Một website chuẩn không đơn thuần chỉ có thiết kế tốt về mặt giao diện, mà còn phải đảm bảo các tiêu chuẩn về SEO. Một SEOer khi nắm được các yếu tố về coding website sẽ dễ dàng hơn trong việc phát hiện các lỗi SEO của website, cũng như dễ dàng làm việc hơn với bộ phận lập trình.

kỹ năng lập trình web
Một SEOer cũng cần phải có kỹ năng lập trình cơ bản, cụ thể là lập trình website

10. Kỹ năng giao tiếp làm việc với đồng nghiệp và khách hàng

Phía trên tôi cũng có nhắc đến việc một SEOer phải làm việc với khá nhiều người khác nhau. Do vậy, bạn cần có kỹ năng giao tiếp, truyền đạt kiến thức đến với đồng nghiệp, cấp trên và đặc biệt là với khách hàng của bạn (khi bạn làm SEO tại các công ty Agency, hoặc Freelancer).

Khách hàng đôi khi sẽ không thể hiểu rõ hết mọi vấn đề liên quan đến SEO, do vậy bạn cần có cách giao tiếp, trao đổi để khách hàng thật sự hiểu rõ những gì mà bạn sẽ thực hiện cho công ty của họ. Nếu bạn truyền đạt tốt khả năng bạn có được dự án sẽ cao hơn rất nhiều.

Thêm nữa, thông qua việc giao tiếp, bạn cũng dễ dàng trao đổi hơn với khách hàng trong quá trình bạn thực hiện dự án khi có xuất hiện các vấn đề, các thắc mắc từ khách hàng.

kỹ năng giao tiếp để trở thành một chuyên gia SEO
Bạn cần có kỹ năng giao tiếp, truyền đạt kiến thức đến với đồng nghiệp, cấp trên và đặc biệt là với khách hàng

Để trở thành một chuyên gia thực thụ về SEO, có thể quản lý tốt chiến lược và rèn luyện cho mình những kỹ năng cần thiết của một người quản lý, bạn có thể tham khảo: Đào tạo SEO Manager – Từng bước trở thành Quản lý SEO 2021.

11. Kỹ năng nghe đọc tiếng Anh

Nguồn tài liệu về SEO rất đa dạng và phong phú, không chỉ có những tài liệu tiếng Việt mà còn có những tài liệu về tiếng Anh. Đa số những tài liệu hay, chuyên sâu sẽ được trình bày chủ yếu bằng tiếng Anh. Các quyển sách chuyên ngành đa phần cũng được viết bằng tiếng Anh.

Nắm vững tiếng Anh một chút sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi tìm kiếm thông tin trên Google, bởi các thuật ngữ chuyên ngành SEO đều là tiếng Anh cả.

Song song đó, các công cụ bạn sử dụng trong SEO cũng đa phần sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh, nên biết tiếng Anh sẽ giúp bạn dễ dàng sử dụng các công cụ phân tích hơn rất nhiều.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia các hội thảo chuyên về SEO khi diễn giả là người nước ngoài hay họ sử dụng tiếng Anh để chia sẻ.

kỹ năng đọc hiểu tiếng anh
Hãy trang bị thêm kỹ năng tiếng Anh để có nhiều cơ hội học hỏi, nâng cao kiến thức SEO hơn

Lời kết

Như vậy, tôi vừa chia sẻ top 11 kỹ năng SEO cơ bản để trở thành một SEOer mà các bạn mới bước vào lĩnh vực này nên học hỏi và trang bị cho mình. Trong quá trình làm việc, bạn sẽ còn phải học hỏi và lĩnh hội nhiều kiến thức hơn nữa. Tin chắc rằng với niềm đam mê, sự kiên trì và chịu khó sẽ giúp bạn từng ngày trở thành một chuyên viên SEO toàn diện nhất. Chúc bạn thành công!

]]>
Sai lầm các SEOer thường gặp trong việc triển khai SEO https://tranlehai.com/sai-lam-cac-seoer-thuong-gap-7262.html Mon, 01 May 2023 12:58:19 +0000 https://tranlehai.com/?p=7262 Vâng, tôi biết.

Tôi biết bạn luôn muốn website mình đứng trên top 3 (thậm chí top 1) ở công cụ tìm kiếm. Vâng, tôi cũng biết bạn luôn muốn có khách hàng nườm nượp truy cập website, muốn xây dựng thương hiệu công ty mình cho hàng ngàn khách hàng biết đến,…

Nhưng cho dù website bạn đã SEO 3 – 4 tháng trời rồi mà vẫn chỉ có thể ở vị trí trang 4 – 5, vì sao?

Tôi đã gặp rất nhiều câu hỏi cũng như thấy rất nhiều cách thức triển khai SEO từ những người mới bắt đầu triển khai SEO đến những bạn già dặn kinh nghiệm thông qua việc chia sẻ trên blog và youtube.

Bởi vì cơ hội này mà tôi phát hiện ra có những thứ rất nhiều bạn hiểu sai về SEO, từ đó khiến cho việc triển khai đạt kết quả không được như mong muốn hay thậm chí là chán nản, thất vọng.

Sau khi phân tích hàng trăm website khác nhau thì tôi rút ra được 7 lý do chính khiến bạn không ở top 3 google và bài viết này sẽ cho bạn biết những lý do này cũng như giải pháp cho nó.

Bắt đầu thôi nào!

Khoan đã! Nếu bạn quá lười đọc bài viết thì video “Sai lầm SEO thường gặp kìm hãm việc Rank Top Google” này là dành cho bạn. Bấm để xem ngay bạn nhé!

1. SEO bắt đầu với việc nghiên cứu từ khóa

nghiên cứu từ khóa SEO
Nghiên cứu từ khóa SEO đầu tiên

Hầu như mọi người nghĩ rằng khi triển khai SEO, bạn phải nghiên cứu từ khóa liên quan tới sản phẩm/dịch vụ của mình qua các công cụ. Ví dụ như: Google keywords planner, Keywords finder, long tail keywords pro,…

Lúc này, rất nhiều người nghĩ rằng mình có bao nhiêu sản phẩm/dịch vụ thì cứ nghiên cứu bấy nhiêu từ khóa SEO tương ứng rồi triển khai.

Điều này thật sự là một tư duy rất sai lầm. Nó có thể dẫn đến một thảm họa hay những kết quả không thật sự hiệu quả.

Ví dụ:

  • Ngân sách không đủ để triển khai
  • Khi lên top rồi nhưng khách hàng lại không chốt được.
  • Không đủ đội ngũ để triển khai sản phẩm/dịch vụ

Bạn phải hiểu rằng:

Thực sự cốt lõi của SEO là một trong những cách thức marketing. Và để đạt được hiệu quả tối ưu nhất từ marketing, nó tới từ công việc lên chiến lược, hoạch định kinh doanh, mục tiêu,… Chứ không phải bạn thấy lợi ích nó mang lại, hay nghe chi phí hiệu quả rồi nhảy vô triển khai SEO.

Trước khi bạn triển khai SEO hãy tự hỏi mình các câu hỏi bên dưới:

➣ 8 Câu hỏi bạn cần phải trả lời trước khi bắt đầu SEO

1.  Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn bản thân/doanh nghiệp bạn muốn đạt được là gì?

2.  Tại sao bạn lại chọn SEO để triển khai? Có còn kênh marketing nào khác hiệu quả hơn không?

3.  Thông điệp marketing cốt lõi bạn muốn truyền tải đến thị trường bạn là gì?

4.  Làm sao SEO có thể giúp bạn đạt được mục tiêu ngắn hạn/dài hạn?

5.  Thị trường mục tiêu bạn muốn nhắm đến là ai?

6.  Sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể cung cấp đến những địa điểm nào? (có rất nhiều người chỉ có thể cung cấp sản phẩm/dịch vụ ở khu vực hcm nhưng lại triển khai từ khóa toàn quốc, điều này là một sự lãng phí rất lớn)

7.  Đối thủ của bạn là ai, sự khác biệt của bạn với đối thủ là gì?

8.  Ngân sách bạn có thể đầu tư vô SEO là bao nhiêu?

Từ những câu hỏi này, bạn mới biết chính bản thân mình cần gì và thiếu gì. Tiếp theo, bạn mới có thể nghiên cứu từ khóa và lập ra được một chiến lược SEO mang lại cho mình kết quả tốt nhất.

Nhưng khi đến bước nghiên cứu từ khóa, điều tiếp theo tôi thấy được hơn 80% người SEO mắc sai lầm đó là…

2. Từ khóa dài là từ khóa 4 chữ trở lên

sai lầm seo về độ dài từ khóa mà nhiều người gặp phải
Có phải từ khóa dài (long-tail keyword) là từ khóa có 4 chữ trở lên?

Hầu hết mọi người định nghĩa sai lầm về từ khóa dài (long tail keywords) trong SEO, họ định nghĩa từ khóa dài là những từ khóa dài 3, 4 chữ trở lên.

Đây là một định nghĩa sai lầm. Để tôi giải thích cho bạn qua ví dụ:

Có 3 từ khóa:

  • Đồng hồ thông minh (40,000 tìm kiếm/tháng)
  • Bánh trung thu kinh đô (14,000 tìm kiếm/tháng)
  • Giá đồng hồ điện thoại (40 tìm kiếm/tháng)
  • GTV SEO (800 tìm kiếm/tháng)

Lúc này từ khóa dài của bạn sẽ là từ: GTV SEO và Giá đồng hồ điện thoại. Còn 2 từ còn lại không thể nào được coi là từ khóa dài được. (Bạn cứ thử SEO 2 từ đồng hồ thông minh và bánh trung thu kinh đô là bạn thấy “vỡ mồm” so với 2 từ còn lại).

Bởi vì những điều tạo nên từ khóa dài không có liên quan mấy tới câu chuyện độ dài của từ khóa).

Vậy điều gì tạo nên từ khóa dài.

➣ Yếu tố tạo nên từ khóa dài

Có 2 yếu tố để tạo nên từ khóa dài:

1.  Lượng tìm kiếm

2.  Tính cụ thể

Khi từ khóa của bạn càng cụ thể nhu cầu của bạn thì lượng tìm kiếm sẽ càng thấp.

Nhu cầu tìm kiếm (lượng tìm kiếm mỗi tháng) là thứ duy nhất khác biệt giữa từ khóa chính của chủ đề với một từ khóa dài.

Định nghĩa của “từ khóa dài” bắt nguồn từ biểu đồ nhu cầu tìm kiếm. Bạn có thể coi hình bên dưới. Khi những từ khóa chủ đạo (head keywords) chỉ có một số từ nhưng lượng tìm kiếm lại cao ngất ngưỡng và vô số từ khóa dài với lượng tìm kiếm thấp.

Vì vậy từ khóa dài với từ khóa ngắn không thể được phân biệt qua câu chuyên số lượng chữ của từ khóa được.

Để tôi cho bạn tiếp 3 từ khóa ví dụ:

  • Donal Trumps (4,700,000 tìm kiếm/tháng)
  • Gary vaynerchuck (65,000 tìm kiếm/tháng)
  • GTV SEO (800 tìm kiếm/tháng)

Cả 3 từ trên đều có độ dài như nhau, đều miêu tả cụ thể như nhau. Sự khác biệt duy nhất là ở lượng tìm kiếm của các từ khóa này.

Tham khảo cách nghiên cứu từ khóa trong 5p qua Ahrefs

Sau khi kết thúc việc nghiên cứu từ khóa đó, điểm tiếp đến tôi thấy bạn mắc sai lầm trong SEO, đó là:

3. Tối ưu hóa mật độ từ khóa Onpage SEO

tối ưu mật độ từ khóa, keyword density
Tối ưu mật độ từ khóa (keyword density) trong onpage SEO

Mật độ từ khóa SEO dài 3 chữ của bạn phải đạt 5% của bài viết.” Đó thường là câu nói khi tôi nghe khi được ở rất nhiều trung tâm đào tạo SEO hiện tại cũng như từ rất nhiều bạn khi tối ưu bài viết SEO.

Khi bạn cứ chăm chăm vô câu chuyện mật độ từ khóa SEO phải bao nhiêu thì …

Điều này dẫn đến bạn tạo ra những bài viết nhồi nhét từ khóa khiến cho bài viết không cần hấp dẫn với người đọc quá nhiều nữa.

Tôi hiểu rằng bạn muốn Google hiểu được là bài viết của bạn đang nói về những từ khóa ấy để có thể SEO lên top.

Nhưng bạn phải hiểu rằng là hiện tại Google không còn hoạt động như trước nữa, Google đã thông minh lên rất nhiều rồi.

➣  Google hiểu được những từ khóa liên quan & đồng nghĩa

Bạn cứ nhìn trang dịch vụ SEO của tôi là một ví dụ điển hình. Trong tiêu đề, nội dung bài viết và url, tôi chỉ nhắm tới những từ khóa như “dịch vụ seo, dịch vụ seo tphcm, dịch vụ seo hcm” nhưng hãy nhìn số lượng từ khóa mà bài viết của tôi hiện tại đang top.

từ khóa liên quan và từ đồng nghĩa

Rất nhiều từ khóa khác mà tôi thậm chí còn không đề cập ở trong nội dung bài viết nhưng vẫn top (thậm chí là top 1 – 3). Chẳng hạn như  “dịch vụ seo website”, “chuyên gia seo hcm”, “công ty SEO Google”, “dịch vụ seo chuyên nghiệp”, … Và hơn nữa, từ khóa chính của tôi SEO là “dịch vụ seo” nhưng trong cả một bài viết 1000 từ, tôi chỉ nhắc đến 4 lần duy nhất trong bài.

➣  Sự kết thúc của mật độ từ khóa trong Onpage SEO

Một điều thật sự rõ ràng là hiện tại Google có thể:

  • Nhóm các từ khóa liên quan, đồng nghĩa lại thành một chủ đề chính.
  • Hiểu các từ khóa liên quan, đồng nghĩa với nhau
  • Nhìn nhiều hơn so với chỉ nhìn “từ khóa trên trang” để quyết định thứ hạng của một bài viết

Thậm chí, hiện tại Google còn ưu tiên cho những bài viết hiện tại nếu được dùng các từ khóa liên quan, đa dạng & phong phú trong bài cũng như những bài viết có tỉ lệ giữ chân người dùng cao.

Để hiểu hơn về cách tối ưu Onpage SEO, bạn nên tham khảo bài viết: SEO Onpage là gì? 22 yếu tố Onpage giúp on-top Google 2019

Một trong những sai lầm khác liên quan tới Onpage SEO đó là …

link out, link juice, sức mạnh website
Có chắc Outlink làm mất đi sức mạnh của website bạn?

Link out hay còn gọi là external link là những liên kết được trỏ đến những bài viết trên domain website khác.

Ngược lại với inbound link (hay còn gọi là internal link) là những liên kết đến các bài viết khác, nhưng trên cùng 1 domain.

Thường thì bạn sẽ quan niệm chỉ nên để ý đến việc xây dựng cấu trúc internal link sao cho hợp lí thôi. Và nghĩ rằng cần chi phải đi outlink. Đi link out sẽ làm mất đi sức mạnh của website và không tốt chút nào cho thứ hạng website cả.

Ngoài ra, người ta cũng nghĩ rằng, đi outlink là tận tay dâng khách hàng của mình cho người khác. Khách truy cập sẽ rời khỏi website qua đường outlink ấy và không bao giờ trở lại.

Tuy nhiên, trái ngược với suy nghĩ của bạn. Việc không đi outlink trên bài viết có thể chính là nguyên nhân khiến bạn SEO hoài mà không lên top.

➣  4 sự thật về external link

1.  External link giúp tăng trưởng thứ hạng SEO

2.  Link out giúp bạn xây dựng, phát triển mối quan hệ với các website khác

3.  Link out giúp bảo vệ PBN/hệ thống vệ tinh bạn

4. Một điều cuối cùng là nó sẽ khiến trang web của bạn tự nhiên hơn.
Sự thực, nếu như bạn không sử dụng link out, trong nhiều trường hợp, nó thậm chí còn gây ảnh hưởng xấu tới website bạn.

Đơn giản là bởi vì bạn chỉ tập trung xây dựng backlink (inbound link) tới website của bạn nhưng lại không link out ra thậm chí bất kì trang nào nó sẽ trở nên đáng ngờ! Bạn phải cân bằng mật độ backlink tới website và số lượng link out ra ngoài. Website bạn phải link out ra các trang uy tín cùng lĩnh vực khác.

Tham khảo cụ thể tại sao external link lại giúp cho bạn đạt được 4 điều trên, cũng như cách sử dụng chúng tại đây.

backlink social, thứ hạng seo
Backlink social có ảnh hưởng đến thứ hạng SEO?

Tại sao lại có nhiều người lại có suy nghĩ này?

Bởi vì hầu hết ở các trang mạng xã hội, backlink của bạn được đặt rất hạn chế (nhiều trang chỉ cho đặt duy nhất một backlink ở profile) mà lại còn nofollow.

Vì vậy, khiến cho việc nhiều người không chú ý hay thậm chí tạo dựng những trang mạng xã hội để lấy backlink, mà chỉ tập trung lấy backlink dofollow hay những backlink có sức mạnh và sự liên quan cao để dễ dàng nhanh chân thúc đẩy website.

Rất nhiều bạn không lấy backlink từ mạng xã hội nhưng vẫn lên top – tôi không phủ nhận là không lên được. Nhưng ở thị trường càng cạnh tranh, những backlink này chính là cách seo web bạn lên top hiệu quả.

Không phải là câu chuyện về sức mạnh backlink truyền tới website của bạn, nofollow hay dofollow mà nó là một câu chuyện khác.

Để tôi giải thích cho bạn:

➣  4 lý do bạn nên sử dụng backlink mạng xã hội

1.  Những backlink này rất dễ lấy, bạn không phải gặp quá nhiều khó khăn khi lấy nó.

2.  Một doanh nghiệp thực sự, khi chuyển mình lên online và tạo dựng website. Một trong những việc đầu tiên khi họ tạo dựng website (hoặc thậm chí trước đó) là tạo dựng cho mình những trang mạng xã hội để bắt đầu quá trình phủ sóng. Ví dụ như Facebook Page, Twitter, Instagram,… Vì vậy những backlink này là vô cùng tự nhiên và khi bạn tạo dựng nó, google cũng sẽ ít nhiều cũng tăng sự tin tưởng với bạn.

3.  Hầu hết các trang mạng xã hội thường có Domain Rating (domain authority) cao, sẽ giúp tăng điểm Trust Rank của bạn với google

4.  Đa dạng nguồn backlink của bạn (điều này rất quan trọng, bởi vì nó sẽ khiến các backlink bạn cộng hưởng – coi video bên dưới, tôi có giải thích điều này)

Và nhiều điều khác nữa.

Thậm chí, có một vài trang mạng xã hội lớn nếu bạn biết cách vận dụng, nó sẽ trở thành một trong những backlink rất chất lượng.

Điển hình là LinkedIn. Rất nhiều bạn áp dụng nó bằng cách viết bài lên LinkedIn, sau đó bài viết này dễ dàng lên top, kéo hàng ngàn traffic về bài viết này. Từ đó backlink bạn đặt trên bài viết LinkedIn này sẽ mạnh hơn, có nhiều người click vô hơn, từ đó mang lại nhiều giá trị hơn.

>>> Có thể bạn quan tâm: External Link là gì? 8 loại link nên tránh khi chọn đặt external link

6. Tối ưu hóa quá liều Anchor Text (over-optimize)

anchor text, over-optimize anchor text, tối ưu hóa quá liều
Tối ưu hóa quá liều anchor text

Điều này nghĩa là gì? Điều này có nghĩa là bạn cố tình chèn các backlink dùng anchor text từ khóa để cố gắng lên top. Hãy nhìn tấm hình dưới đây.

tối ưu hóa quá liều anchor text
Ví dụ về tối ưu hóa quá liều anchor text
tối ưu hóa quá liều anchor text là một sai lầm seo nghiêm trọng
Tối ưu hóa quá liều “laptop cũ hcm”

Nói thật thì: “Nhìn cái này thì thằng con nít cũng biết bạn đang cố gắng SEO Google bộ từ khóa về laptop cũ hcm rồi chứ chẳng tới Google đâu.”

Và bạn có nghĩ rằng Google thích những người seo?

À, tất nhiên là Google thích những người seo theo trường phái tạo content, tối ưu website,… rồi. Nhưng Google chẳng thể nào thích được những người “hiện rõ rành rành” là đang muốn thao túng kết quả Google đâu.

Nó chả bao giờ muốn một doanh nghiệp mà có một website nhìn như một đồng bùi nhùi. Và chỉ đang chực chờ kiếm khách hàng qua nó chứ không đem lại giá trị gì cho người đọc. (Đối với những bạn mà vẫn top từ khóa bằng việc trên thì tôi sẽ giải thích lý do tại sao sau).

Để tôi cho bạn coi hình ảnh anchor text ở các dự án tôi triển khai cũng như các dự án đang top khác.

➣  Các ví dụ về Anchor text chuẩn

Bộ từ khóa: “chicago seo” (từ khóa này còn cạnh tranh hơn từ dịch vụ seo) – Kottongrammer.com

ví dụ về anchor text chuẩn
Anchor text của bộ từ khóa “chicago seo”
tối ưu anchor text chuẩn - một giải pháp cho sai lầm seo hiệu quả
Keywords: “bồn rửa chén”  – website bonruachen.com

Bộ từ khóa : “laptop cũ hcm”, đây cũng case study anchor text Vi Tính Trần Phú của GTV SEO

anchor text chuẩn
Ví dụ anchor text chuẩn cho bạn tham khảo

Bạn có thể thấy sự khác nhau nhau của những vị trí top đầu với vị trí của bạn rồi đấy.

Tên gọi cho trường hợp này là over optimize anchor text (tối ưu hóa quá liều anchor text).

Tối ưu hóa quá liều Anchor Text được xác định bởi thuật toán của những công cụ tìm kiếm, đặc biệt nó còn là một vấn đề quan trọng trong đợt update gần đây của google gọi là Penguin.

Đọc tới đây tôi sẽ giải thích cho bạn lý do tại sao bạn vẫn thấy rất nhiều kết quả vẫn lên top trong khi gặp trường hợp trên.

1. Nếu trong một cuộc chơi mà tất cả ai đều vi phạm. Nếu bạn vi phạm ít hơn thì bạn sẽ có lợi thế lớn hơn nhiều. (tương tự với anchor text)

2. Sự thật thì Google Việt Nam khá “đần”

Nói thẳng thì Google Việt Nam (thực chất là google ở Đông Nam Á) đi chậm so với thế giới ít nhất 2-3 năm liền.

Vì vậy, khi bạn làm những điều này, google đôi khi sẽ bỏ qua cho bạn ở những lúc ấy nhưng không sớm thì muộn, khi google Việt Nam cập nhập, bạn sẽ “vỡ mồm” ngay lập tức. Và đó cũng là lý do tại sao mỗi khi google cập nhập, hàng loạt website ở top liên tục “mất tăm”

3.  Khi bạn lên top thì bạn đã “đẹp trai” với Google

Ý của tôi là, phối hợp với lý do 2, khi bạn lên top rồi, Google đã tin tưởng bạn rất nhiều. Vì vậy lúc này bạn có khả năng over optimize anchor text nhiều hơn một chút.

Nếu bạn đã lỡ tối ưu hóa quá liều và băn khoăn không biết mật độ Anchor Text như thế nào là hợp lý để lên top Google thì tôi sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.

Hãy tham khảo qua case study anchor text bộ từ khóa dịch vụ seo của tôi để hiểu hơn nhé.

Cũng như nếu bạn gặp phải trường hợp này rồi và bạn cũng không biết cách giải quyết ra sao thì dưới đây là video hướng dẫn bạn làm điều đó.

https://www.youtube.com/embed/6gHQGl0KSAI

7. Làm Google “bối rối”

làm google bối rối

Để tôi đi thẳng vào vấn đề.

Bạn cứ tưởng tượng rằng một website có nội dung  “laptop cũ” mà lại có hàng loạt backlink tới từ bài viết/website như “nhựa gỗ”, “vé máy bay giá rẻ”, “camera cũ”,.. tới website thì google sẽ nghĩ như thế nào?

backlink tới website

Để tôi nói cho bạn cảm nhận của Google.

Khi robo Google đọc bài viết của “vé máy bay giá rẻ”  và đang thu thập thông tin về nội dung liên quan tới các vé máy bay. Bỗng dưng trong đoạn viết/website lại thấy một đoạn “laptop cũ” không liên quan gì hết thì lúc này, google sẽ trở nên “bối rối” bởi vì một bài vé máy bay giá rẻ lại có anchor text chèn về website laptop cũ không liên quan gì hết.

Điều này sẽ khiến bạn lên vị trí top 3 sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Tại sao phải làm khó mình? Tôi nghĩ rằng website của bạn hoàn toàn đủ sức On-top nếu tối ưu 22 tiêu chuẩn SEO Onpage mới nhất của GTV (2021).

Vâng, tất nhiên tôi biết rằng bạn có thể bất đồng quan điểm với tôi tại đây. Bạn nghĩ là có cả trăm ngàn website có vấn đề này những vẫn lên top ầm ầm đó thôi.

Tôi đồng ý!

Nhưng bạn mất bao nhiêu backlink để lên top? Hàng ngàn? Hàng chục ngàn? Hay trăm ngàn backlink để lên top những từ khóa này? Vậy nếu như tôi bảo bạn ngay cả những bộ từ khóa như laptop cũ hcm hay dịch vụ seo, tôi chỉ tốn vài chục backlink mà đã lên top thì như thế nào?

Đó là sự khác nhau đấy.

Đơn giản là Google hiện tại đề cao backlink liên quan hơn rất nhiều. Và tôi có chứng minh điều đó trong việc cho bạn coi về một case study bộ từ khóa laptop cũ hcm thông qua bài viết phân tích website đối thủ SEO 2021.

Để giải quyết vấn đề này, đầu tiên thì bạn cần phải biết được tầm quan trọng của việc có backlink liên quan cũng như tin điều tôi nói ở trên là đều có dữ liệu chứng minh cả. Vì vậy, việc đọc bài viết Phân tích đổi thủ để seo  và 12 nền tảng tạo dựng backlink chất lượng là vô cùng cần thiết.

Sau đó, dưới đây là loạt bài viết mà hiện tại tôi dùng để xây dựng những backlink liên quan và chất lượng mà bạn có thể tham khảo.

Xây dựng backlink chất lượng với PBN

Bonus: Kiên nhẫn

Phần này là một phần tôi bonus thêm ở trong bài viết để bạn có thể hiểu rõ thêm về tình hình seo hiện tại cũng như đây cũng là một lý do khác mỗi khi tôi phân tích những bạn hỏi tôi: “tại sao em seo 1 -2  tháng liền rồi mà từ khóa vẫn như cũ”

Căn bản là hiện tại, bạn đã khó seo hơn trước rất là nhiều. Không phải khó về mặt kĩ thuật, mà là khó về mặt thời gian. Trước đó, bạn có thể bắn hàng loạt backlink và lên top Google rất nhanh, có thể  chỉ mất từ 4 – 6 tháng bạn có thể lên được vị trí top 5 hay top 3.

Nhưng hiện tại, Google đã kiềm hãm tốc độ lên top đi rất nhiều, bạn sẽ thấy điều này rõ nhất khi làm ở các thị trường cạnh tranh cao.

Lưu ý khi làm seo

Backlink hiện tại mất tầm trung bình 1 – 2 tháng bạn mới có thể thấy được hiệu quả của nó tới website của bạn.

Điều này có nghĩa là khi bạn xây dựng liên kết, thì bạn hãy hiểu rằng, 1 – 2 tháng sau đó bạn mới thấy được kết quả của backlink này.

Vì vậy, nếu như bạn thấy sáng nay bạn vừa bắn backlink và tối về thấy thứ hạng từ khóa thay đổi rõ rệt thì bạn nên hiểu rằng, nó không phải đến từ backlink bạn vừa xây dựng buổi sáng mà là tới từ một khoảng thời gian trước rồi.

Tôi giải thích rất kĩ ở video dưới cùng với một case study seo tôi phân tích kĩ lưỡng tốc độ lên xuống của thứ hạng bên dưới. Thành ra khi bạn làm seo bây giờ, bạn cần phải hiểu được tốc độ ảnh hưởng của backlink cũng như sự kiềm hãm của việc tăng hạng ranking mà ra quyết định seo đúng đắn.

Lời kết

Hi vọng rằng, qua bài viết trên, khi bạn triển khai SEO – nhất là với những bạn mới tìm hiểu, bạn có nhiều cái nhìn hơn trong SEO. Từ đó mà bạn đạt được nhiều kết quả tốt hơn.

Nếu như bạn thích bài viết này thì hãy chia sẻ chúng trên Facebook để nhiều người biết hơn nhé.

]]>
Học SEO có khó không? Giải đáp chi tiết A – Z về học SEO https://tranlehai.com/hoc-seo-co-kho-khong-7250.html Mon, 01 May 2023 12:54:35 +0000 https://tranlehai.com/?p=7250 Trong giai đoạn đầu của việc tiếp xúc với SEO, hẳn ai trong chúng ta cũng từng băn khoăn rằng: Có nên học SEO không? Lợi ích khi học SEO là gì? Đối tượng nào nên học SEO? Và đặc biệt: Học SEO có khó không?

Nói một cách đơn giản, lợi ích lớn nhất của SEO là tăng thứ hạng website của bạn trên các bảng kết quả tìm kiếm, giúp tăng traffic cho website, góp phần nâng cao hiệu quả bán hàng.

Thế nên chỉ cần bạn muốn tăng doanh thu, bạn đều nên suy nghĩ về việc áp dụng SEO cho doanh nghiệp của mình.

Trong bài viết sau đây, bạn sẽ được chia sẻ một cách đầy đủ và chi tiết nhất về việc có nên học SEO không? Và cũng như học SEO có khó không? Từ đó bài viết sẽ giúp cho bạn có những lựa chọn các khóa đào tạo SEO chuyên nghiệp phù hợp nhất!

Lợi ích của việc học SEO

Việc học SEO, tùy theo từng người mà sẽ đơn giản hoặc khó khăn hơn, nhưng lợi ích mà học SEO đem lại về cuối cùng đều là vì kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Seo học gì? Học seo có khó không
Tùy theo vị trí trong doanh nghiệp mà mỗi người cần một lượng kiến thức SEO khác nhau

Sau đây tôi sẽ liệt kê lợi ích và những nội dung cần học căn bản đối với từng vị trí trong doanh nghiệp, hãy cùng theo dõi!

  • Đối với chủ doanh nghiệp/ trưởng phòng marketing
    Nếu bạn hỏi tôi rằng “Chủ doanh nghiệp, trưởng phòng marketing có nên học SEO không?” thì câu trả lời là có.
    Không cần phải học nhiều, chỉ cần nắm được kiến thức để giúp quản lý dự án SEO của công ty, quản lý về các kỹ năng SEO của nhân viên, nắm được khả năng quản lý về tài chính khi thực hiện dự án SEO.
    Hoặc đơn thuần là những kiến thức cơ bản để quản lý kỹ thuật của nhân viên xem có đang đi đúng hướng cho dự án, tránh các lỗi dễ bị Google xử phạt.

Tìm hiểu thêm: Thuật toán Google Panda là gì? Khắc phục website bị dính án phạt Google Panda

  • Đối với nhân viên SEO
    Kiến thức SEO là vô tận và Google thường xuyên thay đổi thuật toán làm ảnh hưởng đến thứ hạng của website.
    Do đó, với nhân viên SEO việc học thêm kiến thức SEO không bao giờ là thừa thãi. Nhất là khi bạn muốn đi theo con đường chuyên nghiệp, để có thể giúp mình trở thành một chuyên gia về SEO.
  • Đối với nhân viên Content Marketing
    Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp giữ chân khách hàng tiềm năng ở website lâu hơn.
    Những người trực tiếp tạo ra nội dung, việc học SEO nói chung sẽ giúp content marketer lẫn team kỹ thuật SEO tối ưu nội dung cho website nhanh hơn, giúp web vừa cung cấp bài viết vừa nội dung giá trị cho khách hàng, vừa có nội dung thân thiện với công cụ tìm kiếm Google.
    Điều này sẽ góp phần nâng cao thứ hạng của web trên công cụ tìm kiếm.
  • Đối với người kinh doanh online/chủ shop
    Để thúc đẩy hoạt động bán hàng online, chủ kinh doanh online, chủ shop cũng nên có thêm kiến thức về SEO, để xây dựng cho mình một kênh online hỗ trợ hoạt động bán hàng trở nên hiệu quả hơn.

Học SEO dễ hay khó? Các khó khăn của người làm SEO

Học SEO ban đầu có thể khá khó khăn khi bạn phải tiếp cận quá nhiều thông tin, từ việc công cụ tìm kiếm là gì đến cách mà quá trình tối ưu hóa vận hành.

Tuy nhiên, bằng cách tìm hiểu từng bước về những kiến thức mình cần về SEO để hỗ trợ công việc, đồng thời loại đi theo một lộ trình học vững chắc, học SEO có khó hay không sẽ không còn là một vấn đề lớn nữa đối với bạn.

Làm SEO mang lại nhiều lợi ích cho chủ doanh nghiệp, chủ kinh doanh online, tăng thứ hạng website, đẩy mạnh hoạt động bán hàng, tuy nhiên SEO-er vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn:

  • Cập nhật thuật toán từ Google
    Google thường xuyên thay đổi thuật toán để mang đến cho người dùng những trải nghiệm tìm kiếm thông tin hữu ích và chất lượng. Đồng thời thuật toán này cũng giúp chống lại “SEO bẩn”.
    Đối với SEO-er cần phải cập nhật kịp thời thuật toán của Google để giúp website không bị tụt thứ hạng tìm kiếm mỗi lần Google thay đổi thuật toán bất ngờ.
  • Dễ bị đối thủ chơi xấu
    Đối thủ cạnh tranh tìm cách chơi xấu website của bạn với rất nhiều hình thức khác nhau.
    Cần phải bổ trợ cho mình nền tảng tốt về bảo mật, về hosting hay server…để hạn chế tình trạng này.
  • Nhiều nguồn kiến thức SEO khó phân biệt đúng sai
    Nếu bạn đang băn khoăn về việc có nên học SEO không và bắt đầu bằng việc tìm kiếm nguồn thông tin hỗ trợ ở trên mạng, bạn sẽ cảm thấy rất rối bởi có rất nhiều kiến thức, những xu hướng, kỹ thuật khác nhau, không biết mình nên áp dụng kỹ thuật, xu hướng nào.
    Cách tốt nhất nên học ở những khóa học chất lượng, tìm hiểu thông tin từ website trong và ngoài nước uy tín.

Học SEO trong bao lâu?

Thời gian học SEO phụ thuộc vào công sức và thời gian mà bạn bỏ ra. Học SEO không chỉ đơn giản là học những lý thuyết mà nó còn yêu cầu bạn phải thực hành một cách nghiêm túc.

Lý thuyết SEO dạy bạn nên làm những gì để website của bạn phát triển trên kênh tìm kiếm một cách thân thiện, tuy nhiên, việc bạn áp dụng những nguyên tắc này trong thực tế lại là một bài toán khác.

Từng kỹ xảo nhỏ bạn áp dụng sẽ tạo ra sự khác biệt trong thứ hạng và lưu lượng truy cập.

Lời khuyên từ những người đã có kinh nghiệm: nếu bạn học theo một lộ trình vững chắc và đặt nỗ lực vào nó thì chắc chắn bạn có thể học được SEO cơ bản trong vòng 6 tháng hoặc ít hơn.

Trong quá trình đó, bạn cần phải dành thời gian để thực hành SEO chứ không đơn giản là chỉ đọc lý thuyết. Nên nhớ, đối với SEO, thực hành là yếu tố quyết định.

Bạn có thể đi theo lộ trình 7 bước như dưới đây:

  1. Tìm hiểu cách hoạt động của các công cụ tìm kiếm.
  2. Hiểu vai trò của SEO trong Digital Marketing.
  3. Hiểu SEO là gì và tại sao nó lại quan trọng.
  4. Tìm hiểu về các quy trình SEO.
  5. Tìm hiểu thêm về từ khóa và quy trình nghiên cứu từ khóa.
  6. Hiểu cách đo lường hiệu suất SEO.
  7. Đưa SEO vào hoạt động.

Sau bước số 7, bạn có thể phải đợi một vài tháng để việc SEO của mình thực sự hoạt động, đó chính là những lý do khiến bạn cần ít nhất 6 tháng để học SEO cơ bản.

Đây là khoảng thời gian dành cho bạn để làm quen và thực hành SEO. Còn việc bạn có trở nên thành thạo và giỏi SEO hay không lại là một vấn đề khác.

Học SEO là một quá trình không ngừng nghỉ, nguyên do chính là Google vẫn đang thực hiện hàng trăm thay đổi mỗi năm trong các thuật toán tìm kiếm. Điều này có nghĩa là bạn cần tiếp tục làm phong phú các kỹ năng và kiến thức của mình.

Ngoài ra còn có rất nhiều tác nhân ảnh hưởng đến SEO. Bạn phải mất ít nhất một vài năm để trở thành người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Học SEO cần chuẩn bị gì?

Sau khi đã có cho mình câu trả lời về việc có nên học SEO không, để giúp việc học SEO được hiệu quả, bạn nghĩ mình cần phải chuẩn bị những gì?

  • Sản phẩm kinh doanh: Cần phải có sẵn một sản phẩm để bạn có thể thực hành ngay với những kiến thức được học.
  • Website: Có sẵn một website chuẩn SEO về lĩnh vực kinh doanh của bạn, khi học và áp dụng ngay kiến thức vào thực hành nó sẽ hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu chưa có website, thì khi học thành thạo trước rồi về xây dựng website sau cũng được.

Bài viết liên quan: 9 địa chỉ mua domain giá rẻ và các điều cần lưu ý

  • Thời gian học tập (commitment): Để hiểu rõ kiến thức cũng như được thực hành đầy đủ, cần phải đảm bảo thời gian học tập. Bạn nên sắp xếp thời gian của mình thật hợp lý, tránh bỏ các buổi học, để giúp nâng cao hiệu quả khi tham gia học SEO.
  • Máy tính – laptop: Công cụ hỗ trợ học SEO cũng như làm SEO không thể thiếu chính là một chiếc máy tính – laptop.
học seo có khó không còn tuỳ thuộc vào sự chuẩn bị
4 thứ căn bản cần có trước khi học SEO

SEO có phù hợp với bạn? Yêu cầu của người làm SEO

Rất nhiều người muốn tìm hiểu về SEO, nhưng hầu như đều e ngại một vấn đề: học SEO có khó không? Mình có thích hợp để học SEO hay không?

SEO nặng về kỹ thuật khiến nhiều người dễ nản trước khi bắt đầu – tuy nhiên vị trí TOP SERPs và lượng traffic nó thu về luôn thật xứng đáng để bạn cố gắng!

Vì vậy tôi mong rằng bạn sẽ bắt đầu từ ngay hôm nay và kiên trì đến ngày thu được trái ngọt.

Tôi đã có một bài viết đề cập khá kỹ về vấn đề SEO là làm gì và kỹ năng cần có để làm SEO hiệu quả. Nhưng để học SEO, bạn cần đảm bảo được những yêu cầu sau:

  • Chịu khó, kiên nhẫn, tỉ mỉ

Làm SEO Top Google không phải là chuyện ngày một ngày hai, mà để có được kết quả là cả một quá trình.
Vì vậy nếu muốn làm SEO bạn phải là người chịu khó, kiên nhẫn, tỉ mỉ.
Nếu xác định không theo được dài lâu hay gặp phải tình trạng từ khóa seo mãi không lên top google hay website của bạn bị tụt thứ hạng mà đã nghĩ tới việc từ bỏ, thì thực sự không hề thích hợp để làm SEO một chút nào.

  • Khả năng tư duy logic

Đây là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình SEO. Với khả năng tư duy để biết được khách hàng đang muốn gì, để tập trung vào đó, góp phần cung cấp thông tin hữu ích cho khách hàng, kích thích mua hàng, tăng doanh số và cuối cùng là khẳng định được tên tuổi, thương hiệu của của mình trên thị trường.

  • Luôn update kiến thức, học không ngừng

Google thường xuyên thay đổi thuật toán. Hành vi tìm kiếm, mua sắm của khách hàng luôn luôn thay đổi. Đối thủ luôn tìm tòi áp dụng kỹ thuật mới – Vậy nên bạn nhất định không được dừng lại.
Nếu người làm SEO cứ mãi cho rằng kiến thức của mình là đúng thì thất bại là chuyện sớm muộn. Trong bất cứ lĩnh vực nào, không ngừng học hỏi, update những kiến thức mới chính là con đường giúp cho bạn có thể đi tới thành công.

  • Khả năng tiếng Anh

Kiến thức về SEO rất rộng lớn, không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài.
Trang bị cho mình khả năng đọc, hiểu tiếng anh để tham khảo thêm nguồn tài liệu hỗ trợ, mở rộng thêm kiến thức, để áp dụng vào hoạt động SEO cho có hiệu quả hơn.

  • Hiểu về kinh doanh

Suy cho cùng, quá trình SEO chính là nhắm vào khách hàng, nâng cao hiệu quả bán hàng, tăng doanh số.
Cho nên khi làm SEO cần phải hiểu về kinh doanh, hiểu về hành vi, thị hiếu của khách hàng, hiểu về thị trường, hiểu về đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực, chỉ có như vậy mới có thể đưa ra chiến lược SEO phù hợp và hiệu quả nhất.

Học SEO ở đâu?

Khi đã hiểu rõ về lợi ích, khó khăn khi làm SEO và quyết định có nên học SEO không, thì học SEO ở đâu là điều mà nhiều người quan tâm tới.

Có rất nhiều kênh để học SEO, tùy thuộc vào thời gian, nhu cầu cũng như là mục đích để bán hàng, có thêm kinh nghiệm, kiếm được công việc có thu nhập tốt mà lựa chọn cho mình phương pháp học phù hợp nhất.

Bạn có thể…

Học SEO với tài liệu trên mạng có rất nhiều ưu điểm như kho tài liệu khổng lồ, chủ động về thời gian, tiết kiệm về chi phí.

Bạn chỉ cần tìm kiếm những bài viết, những chia sẻ của những SEOer đi trước rồi tự mình mày mò để thực hành.

tự học seo có khó không? tài liệu seo qua mạng hiêu quả
Điều đáng lo ngại của tài liệu qua mạng đó là độ chuẩn xác

Tuy nhiên với phương pháp tự học cũng có nhược điểm. Đó là, với số lượng bài viết, tài liệu, thông tin lớn trên mạng, bạn sẽ khó khăn trong việc chọn lựa nguồn thông tin đúng, chuẩn xác.

Bên cạnh đó, có những bài viết, tài liệu cung cấp kiến thức đã lỗi thời và bây giờ áp dụng thì nó không có được hiệu quả, gây tốn kém thời gian, công sức của bạn.

  • Học qua các khóa học Online

Học SEO có khó không khi học qua khóa học online – cũng là vấn đề được quan tâm hiện nay.

Bởi khóa học SEO online tại Việt Nam và thế giới đều rất nhiều và mang đến sự thuận tiện về mặt thời gian và không gian, nhất là những ai ở xa các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội – nơi tập trung nhiều đơn vị SEO uy tín và chuyên nghiệp.

Tham gia khóa học online, bạn sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức chuyên sâu được chuyên gia về SEO tổng hợp, phân tích cũng như áp dụng, và đặc biệt chủ động được thời gian của mình.

Học seo online giúp tự chủ về thời gian và chất lượng
Học SEO online giúp tự chủ về thời gian nhưng cũng còn nhiều điểm bất cập

Tuy nhiên, vì có quá nhiều khóa học SEO online trên thị trường Việt Nam hiện nay; nên bạn sẽ thật sự khó khăn trong việc lựa chọn.

Một số trường hợp tham gia khóa học online nhưng lại không thực sự hiệu quả giống như quảng cáo, học xong cũng không biết áp dụng thực hành thực tế như thế nào.

Giống như “đãi cát tìm vàng”, bạn cần phải liên hệ, tìm đến khóa học của đơn vị SEO uy tín để tiết kiệm thời gian, tiền bạc và có được hiệu quả như mong muốn giống như khóa học của GTV SEO.

Với khóa học SEO Fundamental của GTV, bạn sẽ được cung cấp một hệ thống kiến thức nền tảng về SEO vững chắc.

Có thể áp dụng để lên một bản kế hoạch về SEO chi tiết và rõ ràng cùng với chiến lược áp dụng khi triển khai dự án SEO và cách quản lý trang website.

Sau khi tham gia khóa học cơ bản SEO Fundamental, bạn có thể tham gia khóa học SEO chuyên sâu – Entity Mastermind.

Khóa học Entity Mastermind của GTV SEO nhận được sự quan tâm cũng đánh giá tốt từ những học viên theo học về nội dung chi tiết, hữu ích.

Với cam kết sau khi hoàn thành khóa học học viên có thể nhân 10 traffic mục tiêu đổ vào website cùng với việc update kiến thức mới về xây dựng kế hoạch SEO, Internal link, external links xử lý keyword Cannibalization nhanh chóng trong thời gian 30 ngày.

>>> Tìm hiểu thêm: External links là gì? 8 loại link nên tránh khi chọn đặt external links

 

Và bạn hoàn toàn có thể đăng ký học thử khoá học Entity Mastermind miễn phí trong vòng 3 ngày tại đây!

 

Đặc biệt còn hỗ trợ học viên thông qua Group kín và các buổi offline.

 

Tham gia khóa Entity Mastermind, bạn sẽ được cung cấp sách thực hành Entity Guidebook, sau khi tham gia học qua video, bạn có thể dựa theo nội dung trong sách và thực hành theo.

 

Ngoài các khoá học kể trên, tại GTV còn cung cấp các khoá học SEO như:

 

 

Xem thêm thông tin về điều khoản khóa học của GTV tại đây

 

  • Học qua các trung tâm SEO Offline

 

Tham gia học SEO tại trung tâm SEO offline sẽ giúp cho bạn có được hệ thống kiến thức tốt, thực hành ngay nhờ đó mà việc học SEO cũng có được hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, cũng giống như khóa học SEO online, chất lượng của các trung tâm rất khó kiểm chứng. Điều quan trọng nhất vẫn là phải làm thế nào để tìm đúng trung tâm uy tín, tận tâm trong quá trình giảng dạy.

 

 

Đây là cách tốt nhất để giúp cho bạn vừa có được kiến thức về SEO vừa được cơ hội thực hành thực tế, có thêm nhiều kinh nghiệm về SEO tích lũy cho bản thân.

 

Tuy nhiên, muốn thực tập tại Agency đòi hỏi bạn phải có những ưu điểm vượt trội so với những ứng viên còn lại, trong quá trình thực tập phải có sự cố gắng, chịu được áp lực và chứng tỏ được năng lực bản thân nếu không muốn bị “đào thải” và bắt đầu lại từ con số 0.

 

Rất nhiều người có sự đam mê về SEO và bắt đầu với những bước đi chập chững. Để rồi sau một thời gian lại có được một số thành tựu nhất định.

 

Kết luận

 

Vậy nên học SEO có khó không, nó vẫn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng cái chính vẫn là ý chí, quyết tâm của người học có thể theo đuổi tận cùng hay không.

 

Mong rằng với những thông tin chi tiết và đầy đủ nhất về học SEO mà tôi chia sẻ trong phạm vi bài viết này, đã phần nào giải quyết được một số băn khoăn thường gặp với những ai mới bắt đầu, muốn tìm hiểu về SEO.

 

Nhưng có một điều hãy luôn ghi nhớ, đó là nên cân nhắc chọn lựa một cách kỹ lưỡng về hướng đi, nơi học, chỉ có như thế thì mới không làm giảm đi nhiệt huyết, đam mê cũng như lãng phí đi thời gian, công sức và tiền bạc mà bạn bỏ ra.

 

Chúc bạn thành công!

]]>
SEO bất động sản là gì? Bước SEO web bất động sản https://tranlehai.com/seo-bat-dong-san-7220.html Mon, 01 May 2023 12:52:30 +0000 https://tranlehai.com/?p=7220 Theo dự kiến từ Tạp chí Tài chính, năm 2023 sẽ là thời điểm bùng nổ bất động sản thương mại. Và thương mại điện tử sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến xu hướng BĐS, đặc biệt là các công ty dịch vụ bất động sản nhỏ lẻ tại Việt Nam.

Không quá khó để thấy thói quen tìm kiếm của người dùng trước khi đưa ra quyết định giao dịch trong việc mua nhà, mua đất hay chỉ là thuê một căn hộ tiện nghi nho nhỏ.

Trước tình hình này, những người bán hay nhà môi giới nắm được bí kíp SEO bất động sản sẽ trở thành kẻ chiến thắng.

Ở bài viết trước, tôi đã giải thích khá rõ SEO là gì rồi. Vậy còn SEO bất động sản là gì? Và triển khai SEO web bất động sản như thế nào để có thể dẫn đầu lĩnh vực đầy cạnh tranh này? Tôi sẽ hướng dẫn đến bạn trong bài viết ngay sau đây.

SEO bất động sản là gì?

SEO, như bạn đã biết, là tối ưu hóa website để trang web có được vị trí cao trên SERP khi người dùng tìm kiếm những truy vấn liên quan.

Đối với SEO bất động sản cũng vậy, là hoạt động tối ưu hóa website để tăng cơ hội tiếp cận các tệp khách hàng tiềm năng.

Hãy thử đặt mình vào vị trí người tìm kiếm và tưởng tượng bạn đang muốn mua một căn nhà mới. Việc trước tiên bạn sẽ làm là mở ngay Google và bắt đầu bằng những truy vấn như mua nhà quận 1.

Và Google trả về cho bạn vô số kết quả. Tuy nhiên, người dùng hiện nay chỉ quan tâm đến 3 vị trí đầu mà thôi.

tìm hiểu khái niệm seo bất động sản là gì
Theo nghiên cứu Google Organic CTR năm 2014, 60% lượt click đến từ 3 vị trí đầu tiên

Tuy vậy, cục diện SERP đã có nhiều thay đổi so với trước đây

Quảng cáo, Feature Snippet, bản đồ …, tất cả đã đẩy kết quả organic xuống dưới. Nên dù trang web có thể leo lên #1 thì khả năng hiển thị vẫn khá thấp.

dich vu seo bat dong san tren google map
Quảng cáo, Google map đang chiếm vị trí phía trên của kết quả tìm kiếm

Khi mà quá nhiều doanh nghiệp cạnh tranh nhau vị trí organic ít ỏi còn lại trên trang nhất. Thì SEO BĐS ngày càng khó khăn và khốc liệt hơn rất nhiều.

Không chỉ đơn giản là tạo website và đăng nội dung, nếu bạn muốn xếp hạng những từ khóa hot trong lĩnh vực, thu về lead chất lượng thì bạn cần nắm vững chiến thuật SEO BĐS.

Xem thêm: 3 Chiến lược SEO bất động sản được chia sẻ bởi chuyên gia SEO Ryan Stewart:

Vậy triển khai SEO web bất động sản như thế nào để có cơ hội trở thành kẻ chiến thắng?

7 Bước SEO dự án bất động sản không thể bỏ qua

Các quy trình SEO hầu như không có gì khác biệt. Tuỳ từng lĩnh vực sẽ có một vài “bí kíp” khác nhau để rank top hiệu quả hơn.

Và dưới đây là 7 “bí kíp” dịch vụ SEO bất động sản không thể bỏ lỡ dành cho bạn!

Bước 1. Tập trung vào từ khóa địa phương (Local Keyword)

Hầu hết người dùng sẽ tìm kiếm những từ khóa đi kèm địa điểm họ muốn mua nhà. Ví dụ mua nhà quận 1.

Dù công ty BĐS của bạn có trải dài khắp 64 tỉnh thành thì khi bắt đầu SEO website, bạn nên tập trung vào một thành phố chính, rồi xây dựng dần cấu trúc silo target những khu vực tiếp theo. Hãy tối ưu trang web theo cụm từ khóa như là :

  • [Thành phố] bất động sản
  • [Thành phố] nhà bán
  • [Thành phố] môi giới bất động sản
  • [Thành phố] mua bán nhà đất

Ví dụ: [HCM] nhà bán, [HN] bất động sản…

Những từ khóa này có thể phân bổ dàn trải ở các landing page trên website. Ví dụ website của bạn tập trung vào bất động sản quận 1. Thì bạn hãy dùng những từ khóa như:

  • nhà quận 1 bán
  • nhà quận 1
  • môi giới nhà đất quận 1
  • mua nhà quận 1
  • sống ở quận 1…

Cố gắng kết hợp các từ khóa địa phương và chèn chúng vào bài viết để thu hút đối tượng khách hàng tiềm năng nhất.

Ngoài ra, bạn cũng nên biến trang web thành nguồn tham khảo uy tín bằng cách viết một số tip hữu ích.

Chẳng hạn với từ khóa “sống ở quận 1”, bạn có thể cung cấp thông tin về các trường trong khu vực, mức sống, thu nhập, phương tiện giao thông … và những thông tin mà người mua nhà thường quan tâm.

Càng chi tiết và cụ thể từ khóa thì bạn càng target đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.

Bước 2. Viết bài blog

Một công ty bất động sản thường nắm trong tay liên hệ của hàng trăm ngôi nhà đang bán, trong đó có một số căn bất động sản chủ chốt.

Để kéo traffic về những trang sản phẩm chủ chốt này, bạn cần biết viết blog và biết cách đăng tin bất động sản hiệu quả. Mỗi bài blog nên target vào một địa điểm cụ thể mà người mua nhà thường tìm kiếm trên Google. Vậy địa điểm đó sẽ trở thành từ khóa, xuất hiện ở:

  • Meta Description
  • Title Tag
  • Alt Tag hình ảnh
  • Tên hình ảnh
  • Nội dung bài viết

Về nội dung, bài viết nên đảm bảo ít nhất 200 từ, đáp ứng dủ nhu cầu người tìm kiếm và hãy xây dựng content chuẩn seo unique cho website. Và đừng quên liệt kê một số đặc điểm nổi bật của riêng căn nhà đó.

Như vậy bạn sẽ không phải lo lắng vấn đề Duplicate Content (trùng lặp nội dung).

Khi nói đến SEO bất động sản thì Google cũng muốn thấy mô tả chung về căn nhà trên website. Nên bạn cũng không cần lo lắng sẽ bị phạt khi chèn những thông tin như thế vào các trang sản phẩm của mình.

Tuy nhiên nếu bạn muốn tranh hạng từ khoá địa phương, thì như đã nói, bạn cần đầu tư thời gian để viết bài blog riêng với nội dung có độ khác biệt cao so với các đối thủ cạnh tranh ngoài kia.

Bước 3. Tận dụng hình ảnh và video

Hình ảnh và video là thành phần nội dung quan trọng trong website. Đặc biệt là trong dịch vụ SEO bất động sản.

bai viet quang cao bat dong san hay trong seo web bat dong san
Hình ảnh trực quan về dự án giúp bạn nhanh chóng tăng tỉ lệ chốt sale với khách hàng mục tiêu

Người dùng hiện nay sẽ thấy thích thú và có cái nhìn trực quan hơn khi xem video quay toàn cảnh căn hộ mới mà họ muốn mua.

Bên cạnh dạng video tour, bạn cũng có thể quay lại những nhận xét hay cảm nhận của những khách hàng trước về căn hộ.

Về hình ảnh, bạn có thể thêm liên hệ của các ngôi nhà hiện có, hoàn cảnh xung quanh khu vực sống, nội thất căn nhà … Đừng quên đảm bảo các yếu tố SEO hình ảnh như caption, alt text, file name … và có chứa từ khóa mục tiêu.

Bước 4. Giúp website thân thiện với phiên bản mobile

60% lượng tìm kiếm organic đến từ thiết bị mobile.

Đó là tuyên bố chính thức của Google vào năm 2016. Riêng lĩnh vực BĐS, con số này là 48%.

tối ưu phiên bản mobile trong marketing bat dong san
Lượng tìm kiếm Organic đến từ Mobile về lĩnh vực bất động sản vào năm 2016 chiếm 48% trên tổng các thiết bi điện tử

Google cũng đã lên tiếng về cập nhật Mobile-First Index. Nghĩa là Google sẽ xem xét và index phiên bản mobile trước cho cả desktop lẫn mobile.

Thay đổi này đã chứng tỏ “gã khổng lồ” ngày càng quan tâm đến thiết bị mobile. Và nhận ra ngày càng nhiều người dùng có nhu cầu tìm kiếm trên thiết bị này.

Người mua nhà thường vào các trang môi giới BĐS để:

  • Cập nhật thông tin nhà đất
  • Sắp xếp xem nhà
  • So sánh giá cả
  • So sánh bất động sản
  • Tìm kiếm danh sách nhà đang bán
  • Liên lạc với cò nhà đất
  • Đọc review
  • Tìm hiểu vay mua thế chấp
  • Xem video nhà mới

Số liệu trên cho thấy mọi người đều sử dụng mobile như công cụ thiết yếu. Vì vậy, không khó để thấy được tầm quan trọng của tối ưu mobile trong SEO web bất động sản.

Mobile-Friendly

Công cụ miễn phí Mobile-Friendly Test được sử dụng để kiểm tra độ thân thiện của trang web đối với phiên bản mobile.

độ thân thiện của website đối với phiên bản mobile bằng mobile friendly test
Mobile-Friendly Test giúp bạn kiểm tra độ thân thiện của trang web đối với phiên bản mobile.

Nếu gặp những vấn đề hay những cảnh báo như hình trên thì hãy trao đổi với team kỹ thuật để xử lý ngay.

PageSpeed Insights

Sự thật là Google không thích những website chậm chạp và xem đây như yếu tố xếp hạng quan trọng.

Theo Google, website có tốc độ tải trang trên 3s sẽ mất đi 53% traffic do người dùng đã thoát khỏi trước khi trang tải xong.

Do đó, bạn nên tối ưu tốc độ tải trang bằng cách tham khảo hướng dẫn từ Google’s PageSpeed Insights. Đây là công cụ được cung cấp bởi Google, hoàn toàn miễn phí, giúp khai thác những cơ hội tăng nhanh tốc độ tải trang của website.

tối ưu tốc độ tải trang bằng google pagespeed insight
Google’s PageSpeed Insights giúp khai thác những cơ hội tăng nhanh tốc độ tải trang của website.

Bước 5. Đăng ký vào các danh mục công ty bất động sản

Trang danh mục về công ty bất động sản thường thu hút khá nhiều traffic. Do đó bạn rất nên ghi tên mình vào danh sách này.

Những trang dạng này rất phổ biến, phải kể đến như:

Và những website uy tín khác như: Bất động sản, Alo nhà đất, Địa ốc online …

Bước 6. Tối ưu thương hiệu của bạn trên website

Nếu bạn là một môi giới nhà đất làm việc cho agency thì đây chính là lúc bạn nên đầu tư tối ưu tên của mình thành thương hiệu riêng.

Người dùng có thể tìm kiếm tên bạn trên Google và bạn sẽ có cơ hội xuất hiện nếu được tối ưu tốt. Trên trang giới thiệu của riêng mình, bạn cần thêm tên đầy đủ vào title và Meta Description. Có rất nhiều dịch vụ SEO bất động sản bỏ qua đoạn này. Hãy nhớ nhắc đội ngũ SEO của bạn nhé!

Ngoài tên của mình, bạn cũng nên chú ý cung cấp đầy đủ, chi tiết thông tin liên hệ và link tới website hay trang blog cá nhân.

Bước 7. Kết hợp Social Media

BĐS là lĩnh vực cần nhiều mối quan hệ. Trong khi Social Media là kênh tuyệt vời để xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng.

Làm SEO cho kinh doanh bất động sản nên hoạt động mạnh mẽ trên mạng xã hội sẽ có thể tương tác hàng ngày với khách hàng qua Facebook, Twitter, Google+, Pinterest, Instagram.

Các trang mạng xã hội cũng là cơ hội để bạn xây dựng hình tượng chuyên nghiệp, lành mạnh và đáng tin cậy.

pinterest giúp seo dự án bất động sản hiệu quả hơn
Pinterest là nền tảng mạng xã hội hỗ trợ đắc lực cho SEO bất động sản

Không những thế, bạn còn có thể tận dụng các nền tảng này để post hình về dự án BĐS của bạn và các hashtag nhằm nhanh chóng tăng lượng tương tác như #batdongsan #danhsachnhaban …

Và sau đây là 7 lưu ý khi làm dịch vụ seo bđs dành cho bạn!

Làm dịch vụ SEO bất động sản: 7 Lưu ý cần phải biết

#1. Tối ưu hóa Google My Business

Trong SEO, 3 vị trí đầu Google luôn là ưu tiên hàng đầu.

Khi khách hàng tìm kiếm công ty bất động sản kèm địa điểm (ví dụ môi giới bất động sản tphcm), kết quả sẽ trả về bản đồ cùng nhiều trang Google My Business khác nhau.

tối ưu cài đặt google my business
SEO local với Google My Business

Phần này chiếm ½ diện tích màn hình và lôi kéo người dùng bởi các yếu tố quan trọng như rating, review, Google map …

Google xếp hạng tối đa 3 doanh nghiệp đối với tìm kiếm địa phương như “môi giới bất động sản gần tôi”, và ưu tiên doanh nghiệp điền đầy đủ, chính xác thông tin cần thiết.

Cuối cùng bạn nên sử dụng schema markup để khai báo với Google thông tin quan trọng nhất. Google sẽ nhận biết những yếu tố schema như số điện thoại, địa chỉ và sử dụng thông này để kiểm tra thông tin Google My Business đã chính xác hay chưa.

#2. Trích dẫn đúng và nhất quán

Trích dẫn (citation) là một trong những yếu tố xếp hạng tìm kiếm địa phương hay SEO local.

Do đó bạn cần thường xuyên cập nhật tên, địa chỉ, số điện thoại và website (NAP) mới nhất. Đây cũng là bước đầu tiên mà doanh nghiệp nào cũng cần làm để có thể cải thiện thứ hạng trên map.

Ngoài ra, bạn phải đảm bảo thông tin khai báo chính xác 100% và trùng khớp với NAP trên trang web. Google sẽ sử dụng thông tin quan trọng này để có thể xác minh kho dữ liệu của mình.

#3. Sử dụng tiêu đề hấp dẫn

Trong SEO nói chung và SEO dự án bất động sản nói riêng, bài viết không chuẩn seo, content nghèo nàn kém chất lượng ngay từ tiêu đề sẽ làm giảm doanh số của bạn đáng kể.

Tiêu đề (title) là yếu tố mà người dùng nhìn thấy đầu tiên trước khi click vào bài viết của bạn. Do đó tối ưu tiêu đề hấp dẫn, chuẩn SEO là cách hiệu quả giúp tăng lượt click và thu hút nhiều người dùng hơn.

Vậy làm thế nào để tạo tiêu đề bài viết thật cuốn hút, chuẩn SEO? Bạn hãy thực hiện áp dụng công thức sau:

  • Con số/Từ lôi kéo mạnh (như miễn phí, mới nhất, được kiểm chứng …) + tính từ + từ khóa + cam kết = headline.
  • Ví dụ với cụm từ “bán nhà trong 1 ngày”, bạn hãy biến hoá thành headline như “Không tốn công sức bán được nhà ngay chỉ chưa đầy 24h”
  • Một số cụm từ khác nên đưa vào:
    • Bạn có muốn
    • Bật mí các bí mật của
    • Cách […] không phải ai cũng biết
    • Cách […] mà ai cũng muốn biết …

#4. Tập trung vào review

Theo nghiên cứu của Search Engine Watch thì 90% người tiêu dùng đọc review trước khi tìm đến doanh nghiệp và 72% trong số họ hành động ngay sau khi đọc được review tích cực về doanh nghiệp.

Review online không chỉ tăng độ trust (tác động trực tiếp đến conversion) mà còn ảnh hưởng thứ hạng website.

Vì vậy, review là thủ thuật không thể bỏ qua khi làm SEO cho kinh doanh bất động sản. Nó giúp chiến dịch marketing bất động sản online của bạn trở nên khác biệt và nổi bật so với các công ty đối thủ ngoài kia.

viet danh gia review hay trong chien luoc marketing trong bat dong san
Review là một trong những thủ thuật SEO cho kinh doanh bất động sản không thể bỏ qua.

Nếu bạn tự tin dịch vụ seo top google của mình khiến khách hàng hài lòng thì hãy đề nghị họ review trên Google, Facebook, Yelp và nhiều trang review uy tín khác về BĐS.

Bên cạnh đó khi SEO bất động sản, đừng bỏ qua phần testimonials trên website.

Những review này thường lặp lại địa điểm, thành phố kèm theo tên khách hàng, từ đó hỗ trợ Google xác minh địa điểm của bạn chính xác hơn và xây dựng độ tin cậy của trang web trong mắt người dùng.

#5. Thêm Schema Markup

Schema Markup là đoạn code khai báo với Google định dạng và ý nghĩa của các thành phần như thời gian, hình ảnh, giờ mở cửa, các đánh giá …

Ví dụ trong bài viết bạn có chèn bảng liệt kê giá nhà, số phòng, địa điểm …

Khi sử dụng Schema Markup, bảng này sẽ trở nên thân thiện hơn trong mắt Google. Từ đó có cơ hội hiển thị dưới dạng Rich Snippet hay instant answer (trả lời nhanh).

Trong SEO bất động sản, bạn cần khai báo hai thứ chính. Thứ nhất là thông tin doanh nghiệp như giờ mở cửa, cách liên hệ cùng một số thông tin khác.

Thứ hai là thông tin về BĐS, bao gồm:

  • Tên (địa chỉ nhà đất)
  • Giá bán (3 tỷ)
  • Đơn vị tiền tệ (VND)

#6. Longtail Keyword

Từ khóa thường được chia làm 2 loại chính là: Head keyword & Longtail Keyword.

Head Keyword thường ngắn, bao quát và cực kỳ cạnh tranh như bất động sản hay môi giới nhà đất.

Nếu muốn top 1 những từ khóa này, bạn phải đánh bại những website lớn, uy tín khác trong ngành. Còn đối với doanh nghiệp tự SEO thì đây là điều hầu như không thể.

Traffic đến từ Head Keyword chỉ chiếm 18% tổng lượt tìm kiếm và thường không đem lại chuyển đổi cao.

Tức là người dùng tìm kiếm những từ khóa này không có ý định mua hàng. Họ chỉ đang tìm kiếm thông tin, tin tức, định nghĩa, những bài như Wikipedia hay báo. Họ không tìm kiếm những từ cụ thể như môi giới bất động sản thương mại Tphcm hay nhà kho bán hóc môn.

Đây là sân chơi cho Longtail keyword.

70% tìm kiếm trên Google là Long tail keyword.

Đặc biệt từ khóa càng dài thì ý định mua hàng của người dùng càng cao. Từ đó giúp cho website tăng tỷ lệ chuyển đổi. Do đó các doanh nghiệp nhỏ, mới có thể nâng cao cơ hội bằng cách tập trung vào từ khóa long tail.

#7. Tạo sitemap và dẫn về Search Console

Sitemap là file khai báo tất cả các trang, bài viết, video và nội dung bạn có trên website.

Sau đó Google cũng như các công cụ tìm kiếm khác sẽ dùng sitemap để xác định nội dung nào quan trọng nhất, từ đó crawl dữ liệu trang web hiệu quả hơn.

Bạn có thể tạo sitemap bằng Screaming FrogWordPressYoast hay công cụ online miễn phí TẠI ĐÂY.

Sau khi tạo xong sitemap, bạn submit file này lên Google Search Console:

submit sitemap lên Google - đào tạo seo bất động sản
Tạo sitemap và submit lên Google Search Console

9 Lỗi cần tránh SEO dự án bất động sản

Cũng như 7 “bí kíp” kể trên, dưới đây là danh sách 9 điều khi làm SEO dự án bất động sản không nên phạm phải, bởi vì những sai lầm này có thể gây ảnh hưởng đến trải nhiệm người dùng, không hiệu quả trong việc rank top hoặc dẫn đến các án phạt của Google.

Lỗi 1. Nhồi nhét từ khóa

Google đang ngày càng thông minh hơn, cho phép công cụ hiểu từ đồng nghĩa cũng như mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ.

Vì vậy không có ích gì khi bạn cố nhồi nhét hàng tá từ khóa vào bài viết. Một số điều cần TRÁNH khi phân bố từ khóa:

  • Chèn từ khóa không liên quan
  • Nhồi nhét từ khóa quá nhiều lần
  • Sử dụng black hat SEO như cố tính ẩn từ khóa

Thay vì dùng những chiêu trò trên để rồi sớm muộn cũng sẽ bị Google “sờ gáy”, tốt nhất bạn nên thêm từ khóa vào ngữ cảnh thích hợp một cách tự nhiên nhất có thể.

tránh nhồi nhét từ khoá khi seo bds
Tránh nhồi nhét từ khoá (Keyword Stuffing)

Thật lý tưởng nếu bạn có thể tạo một trang với danh sách dài các từ khóa target. Sau đó link từ khóa đến các trang trên website. Nhưng đó không phải nội dung dành cho người dùng.

Thay vào đó, bạn nên xây dựng hệ thống Internal Link liên kết xuyên suốt website thông qua Anchor Text trỏ về bài viết liên quan hoặc trang nào đó trên website.

Bạn không thể tạo uy tín và độ liên quan bằng hình thức Link Farm như trước đây nữa.

Sử dụng danh mục link trỏ về website để thu về lượng lớn backlink từng là thủ thuật SEO được ưa chuộng cho đến khi Google thẳng tay thực hiện phạt những website liên quan đến vấn đề này như giảm thứ hạng hay thậm chí de-index.

Bạn đã từng gặp tình huống: Bạn vào website chứa hàng tá link về nhà hàng A.

Bạn click vào một trong những link có nội dung đại loại nhà hàng tốt nhất tphcm. Nhưng ngay sau đó bạn bị điều hướng sang trang khác cũng chứa một đống link tương tự.

content bất động sản hay trong marketing bất động sản
Nói không với content câu view

Nếu bài viết content bất động sản của bạn mang giá trị đến người dùng thì bất cứ link nào trên website cũng phải điều hướng họ đến những bài viết chất lượng, chỉn chu.

Đừng để người dùng đi lòng vòng để tìm thông tin họ cần chỉ vì kiếm SEO link. Dù cách này có thể tạo thêm nhiều click nhưng nếu phân tích sâu vào các yếu tố time-on-site, pages-per-section và Bounce Rate thì chất lượng website của bạn sẽ bị đánh giá rất kém.

Google đo lường độ tương tác của người dùng với bài viết content của bạn. Và Google dựa trên đó để xem xét bài viết có xứng đáng on top hay không. Do đó clickbait không còn phù hợp để SEO bất động sản, thậm chí sẽ ảnh hưởng xấu đến ranking.

Đừng bao giờ đầu tư ngân sách để mua link đến content của bạn hay nhận tiền để link đến content của người khác.

Nếu Google phát hiện những hành vi đáng ngờ này, website của bạn sẽ bị phạt rất nặng đấy. Như đã nói Google đang ngày càng thông minh hơn. Và Google sẽ sẵn sàng ra tay với những ai cố tình lừa gạt hệ thống.

Các thủ thuật, phần mềm SEO black hat hiện nay đã lỗi thời và hoàn toàn không đáng để mạo hiểm.

Cách tốt và bền vững nhất là bài viết cần thú vị, bổ ích và cung cấp thông tin đáng tin cậy đến người dùng. Đây không chỉ là nền tảng cho chiến lược xây dựng liên kết vững chắc mà còn xây dựng hình tượng uy tín cho thương hiệu của bạn.

Lỗi 5. Duplicate Content

Một sai lầm khác trong SEO bất động sản là chưa biết cách đăng tin bất động sản hiệu quả. Cụ thể là đăng nội dung giống nhau lên nhiều trang trên website. Điều này còn được gọi là Duplicate Content (nội dung trùng lặp).

Google từng tuyên bố:

“Nếu phần lớn content của website copy lẫn nhau, chúng tôi sẽ kết luận đây là những phiên bản copy và chúng tôi sẽ cố gắng giúp bạn chọn ra 1 trang để xếp hạng.”

Nghĩa là với mỗi content bạn chỉ có thể xếp hạng một lần. Bạn không thể duplicate, reoptimize hay hy vọng lấy được chút giá trị mới nào từ content giống nhau.

Do đó, cách đăng tin BĐS hiệu quả là bạn nên tránh đăng 2 bài giống nhau hoàn toàn lên website để tránh những rủi ro trong SEO.

Lỗi 6. Thuê copywriter không có chuyên môn

Lý do rất đơn giản: không ai hiểu thị trường BĐS trong khu vực như bạn. Copywriter được thuê hay outsource bên ngoài chỉ có thể nghiên cứu, phân tích sơ qua khu vực bạn SEO, thị trường, lĩnh vực và đưa ra những kiến thức cơ bản.

Nếu website của bạn đang xếp hạng khá tốt và muốn tạo thêm nội dung mới, nội dung dạng hướng dẫn mua bán nhà thì tốt nhất bạn nên đầu tư thuê luôn đội ngũ Content Marketing BĐS chuyên nghiệp để hỗ trợ.

Nhưng nếu bạn đang tối ưu để lên top với content nghiêng về tìm kiếm địa phương, khu vực mà chỉ bạn nắm rõ thì tốt nhất nên tự lên nội dung hoặc giao cho các thành viên trong công ty.

Lỗi 7. Không kiểm soát tốt SEO khi tái thiết kế website

Khi thiết kế lại toàn bộ website, bạn phải đề phòng trường hợp sức mạnh SEO sẽ bị phân tán. Thay đổi toàn bộ hay chỉ một phần website cũng có thể ảnh hưởng đến SEO. Vì vậy việc này cần được phân tích xử lý cẩn thận.

Đầu tiên, bạn phải tạo sitemap mới điều hướng các link trỏ về. Thứ hai, bạn cần 301 redirect để chuyển toàn bộ sức mạnh của nội dung cũ sang nội dung mới.

Việc này còn đảm bảo những ai click vào link cũ từ website trước sẽ được điều hướng sang trang mới tương ứng.

301 redirect giúp cho website bạn bảo toàn được giá trị SEO sẵn có và tránh thất thoát về ranking. Nếu không được xử lý cẩn thận, website của bạn sẽ xuất hiện nhiều broken link. Điều này sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng website.

Lỗi 8. Content toàn chữ

Viết content marketing hiệu quả không phải là viết chỉ để cung cấp những định nghĩa mua bán, đem lại cái nhìn tổng quát về thị trường nhà đất mà còn phải đảm bảo các yếu tố quan trọng khác như image, video, graphic …

Infographic là vũ khí lợi hại để tăng lượng tương tác cho website, đồng thời giúp content đầy đủ thông tin và có chiều sâu hơn.

cách đăng tin bất động sản hiệu quả trong seo dự án bất động sản
Mẫu infographic của một dự án SEO bất động sản (nguồn: bancong.com.vn)

Bạn cũng có thể nhúng video giới thiệu và tham quan trực tiếp dự án BĐS của bạn.

Như vậy, người dùng sẽ “dễ thở” hơn khi đọc content của bạn. Hơn nữa còn níu chân họ ở lại trang lâu hơn để khám phá thêm nhiều content thú vị khác.

Lỗi 9. Phớt lờ kế hoạch tổng marketing bất động sản

Cuối cùng thì SEO cũng chỉ là một phần trong chiến lược marketing. Dù sự thật đau lòng là content thường mất rất nhiều thời gian để lên hạng. Trung bình 1 trang để xếp top #1 cho 1 keyword thì cần có tuổi đời 3 năm và chỉ có ⅕ content trang nhất là 1 năm tuổi.

Tuy nhiên nghĩ theo hướng khác thì một khi bạn đã lên top 1 SEO, bạn có cơ hội thu về lead trong thời gian dài.

Do SEO là cuộc chơi đường dài nên bạn không nên chỉ tập trung vào SEO. Thay vào đó, bạn cũng cần áp dụng những thủ thuật khác như đăng bài viết/landing page của website lên social media, chia sẻ những link đó trong chiến dịch email marketing campaign … để tăng nhận diện thương hiệu và tăng traffic.

Kết luận

Làm dịch vụ SEO bất động sản hiện nay đang ngày càng khó nhằn hơn do tính chất cạnh tranh khốc liệt của thị trường môi giới nhà đất.

Do đó ngoài việc nắm vững phương pháp, bạn thậm chí sẽ phải thuê dịch vụ SEO bất động sản chuyên nghiệp hoặc đăng ký học seo tại các trung tâm đào tạo seo bđs uy tín để tăng cơ hội và giảm rủi ro cho doanh nghiệp.

Nguồn tham khảo:

]]>
Từ khóa SEO là gì? Hướng dẫn tối ưu SEO website https://tranlehai.com/tu-khoa-seo-7192.html Mon, 01 May 2023 12:50:41 +0000 https://tranlehai.com/?p=7192 Bạn đang tự hỏi từ khóa SEO là gì?

Là một newbie trong ngành SEO, chắc hẳn bạn không khỏi bối rối giữa muôn vàn thuật ngữ và kiến thức SEO, trong đó có lập kế hoạch từ khóa SEO. Nhưng bạn không hề cô đơn, tôi ở đây để giúp bạn.

Và nếu bạn đã có kiến thức nền sẵn từ trước, thì có lẽ bạn đã đến nhầm chỗ rồi. Bạn có thể tìm hiểu thêm cách nghiên cứu từ khóa hiệu quả mà chính GTV SEO hiện đang áp dụng. Sẽ có ích cho bạn hơn đấy!

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ từ khóa seo là gì, cách nghiên cứu từ khóa seo và xây dựng nền tảng vững chắc về SEO và các kĩ năng liên quan khác sao cho có thể tự hoàn thành một bài viết chuẩn seo một cách tốt nhất

Bắt đầu thôi nào! Đầu tiên đi vào các khái niệm từ khóa là gì nhé! Let’s go!!!

Mà khoan đã! Nếu bạn quá lười đọc bài viết chi tiết thì Video “Nghiên Cứu Từ Khoá & Nhóm Keywords Hiệu Quả 2023” này là dành cho bạn. Bấm để xem ngay!

từ khóa seo là gì
Tìm hiểu khái niệm từ khóa SEO (keyword) là gì?

Khi một người tìm kiếm trên Google “giày bóng rổ nam”, Google cố gắng nhận biết chủ đề và ý định người dùng đang tìm kiếm. Từ đó, đưa ra danh sách trang web liên quan đến nội dung đó.

Nếu website của bạn sử dụng chính xác cụm từ người dùng tìm kiếm làm từ khóa, một phần của cụm từ (giày bóng rổ) hay cụm từ liên quan (như giày nam, Adidas, top giày bóng rổ) Google có thể sẽ hiển thị trang của bạn đầu tiên.

SEO từ khóa là gì?

SEO từ khóa là một thủ thuật và là một bước quan trọng quyết định đến thứ hạng của Website trên công cụ tìm kiếm. Nó bao gồm nhiều công đoạn nhằm đưa các từ khóa lên “Top” các công cụ tìm kiếm.

Tại sao SEO từ khóa lại quan trọng?

Chỉ một từ thôi: ROI.

cách seo từ khóa hiệu quả, Trang kết quả của công cụ tìm kiếm
Lập kế hoạch từ khóa quyết định ROI

SEO trong Marketing thường hay gọi là “biến tấu” website để Google thích nó và xếp hạng cao hơn đối thủ. Đây là yếu tố thiết yếu dẫn đến thành công của một doanh nghiệp. Và đương nhiên, từ khóa sẽ đóng vai trò quan trọng trong SEO, chính những từ khóa hiệu quả sẽ đem lại mức ROI vượt mong đợi.

Người dùng có thể truy cập trang của bạn bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm:

  • Referral (link từ trang khác)
  • Social Media
  • Traffic trực tiếp (nhập URL của bạn hoặc nhấn vào link bookmark, thậm chí search từ khóa kèm theo tên thương hiệu của bạn)

Tuy nhiên, đối với mua sắm trực tuyến, tìm kiếm tự nhiên (Organic Search) chiếm tỷ lệ traffic cao nhất (38.98%). Nó hơn cả traffic trực tiếp (35.88%), Referral (19.34%) và Social (3.91%).

Qua các con số cụ thể trên, bạn có thể thấy SEO quan trong như thế nào. Chính vì vậy một chiến thuật cụ thể sẽ rất cần thiết dành cho doanh nghiệp ban.

Thâu tóm traffic

Nên khai thác từ khóa SEO nào?

Tùy theo mục đích mà bạn muốn nhắm vào loại từ khóa nào. Một từ khóa không phải cứ điểm cao và liên quan đến sản phẩm thì sẽ hiệu quả.

Thay vào đó, hãy hiểu loại từ khóa và dùng chúng để cung cấp người dùng content mà họ mong muốn.

À mà bạn đã biết đến các loại từ khóa chưa nhỉ? Để tôi giới thiệu sơ lược lại cho bạn.

Các loại từ khóa cơ bản

Dựa vào ý nghĩa của keyword, thì có 3 dạng từ khóa cơ bản bạn cần chú ý đến:

seo tu khoa, Dịch vụ trực tuyến
Các loại từ khóa trong SEO

Từ khóa giao dịch (Transactional Keyword)

Từ khóa giao dịch (Transactional Keyword) là từ khóa người dùng gõ vào khi mua một sản phẩm hoặc dịch vụ. Tất cả từ khóa trong ví dụ “quần áo” tôi đề cập ở trên là từ khóa dạng giao dịch. Chúng có thể là từ khóa chung chung (như từ khóa “đầm váy”) hoặc từ khóa phạm vi hẹp hơn (như từ khóa “đầm váy dự tiệc size lớn tại TP.HCM”)

Những truy vấn của người dùng theo chiều hướng Transactional thì sẽ có khả năng chuyển đổi tốt hơn. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh của nó rất khốc liệt.

Do vậy, tìm ra được Long-Tail Keyword tốt có độ cạnh tranh thấp mới quan trọng.

Những từ giúp bạn nhắm đến từ khóa hiệu quả hơn bao gồm:

  • Tính từ (tốt nhất, khuyến mãi, đỏ)
  • Tên thương hiệu (giày Nike)
  • Mô tả sản phẩm cụ thể (giày bóng rổ nam)

Đừng cố tranh hạng những sản phẩm hay thương hiệu mà bạn không bán. Điều này có hại hơn là có lợi.

Từ khóa thông tin (Informational Keyword)

Từ khóa thông tin (Informational Keyword) là từ khóa người dùng sử dụng khi muốn biết thông tin mới. Chúng thường chứa từ để hỏi như “là gì” “thế nào”.

Ví dụ: “lịch sử Việt Nam” là từ khóa thông tin.

Những từ khóa này giúp tăng uy tín và độ nhận biết thương hiệu thông qua chia sẻ kiến thức chuyên môn với mọi người.

Tuy nhiên, từ khóa thông tin cũng có thể tạo ra Conversion (chuyển đổi). Bởi vì mọi người thường search thông tin theo chủ đề trước khi mua sản phẩm liên quan.

Với từ khóa thông tin, bạn phải tránh lối viết bài PR sản phẩm. Lúc này, người dùng chỉ mong muốn thấy những bài viết đáng tin và chỉnh chu.

Bạn nên thêm CTA và quảng cáo sản phẩm khi phù hợp. Nhưng bài viết cần mang lại thông tin giá trị chứ không phải bài viết PR.

Từ khóa điều hướng (Navigational Keyword)

Từ khóa điều hướng (Navigational Keyword) là từ khóa người dùng sử dụng để đi đến trang hoặc website cụ thể do họ không nhớ chính xác URL hoặc không muốn gõ tất cả ra.

Ví dụ như: “Trang chủ Microsoft” hay “GTVSEO”.

Tối ưu thứ hạng cho từ khóa điều hướng của trang bạn rất quan trọng. Nhưng nếu là từ khóa của người khác thì sẽ là sự lãng phí đấy.

Chẳng hạn người dùng tìm “Trang chủ Microsoft”. Họ sẽ không click vào Apple hay Debian Linux dù hai cái tên này cũng xuất hiện trên SERP.

Những yếu tố quan trọng của từ khóa SEO

Lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng

Cái tên Average Monthly Search – lượt tìm kiếm trung bình hàng tháng đã nói lên tất cả. Con số này càng cao thì mỗi tháng càng có nhiều người tìm kiếm từ khóa này. Và traffic tiềm năng mang về cho website của bạn cũng nhờ đó tăng lên, từ đó góp phần tăng thứ hạng website của bạn với từ khóa đó.

Tuy nhiên, con số này không phải là tất cả. “Từ khóa là gì là Long-Tail keyword, nghĩa là nó dễ dàng đáp ứng tiêu chuẩn tìm kiếm của mọi người.

Ví dụ: Từ “từ khóa” có lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng cao hơn nhiều nhưng lại quá chung chung. Do vậy, bạn không thể làm từ khóa mục tiêu được.

Độ cạnh tranh từ khóa

Keyword competition chính xác là độ cạnh tranh từ khóa. Cạnh tranh ở đây muốn nói đến có bao nhiêu người quảng cáo “đấu thầu” cho một từ khóa (bỏ tiền để xuất hiện trong kết quả quảng cáo ngay đầu trang tìm kiếm).

Những từ khóa cạnh tranh trong tìm kiếm trả phí chắc chắn cạnh tranh so với tìm kiếm tự nhiên. Đơn giản bởi vì bạn không cần trả phí cho tìm kiếm tự nhiên. Do đó, bạn cũng khó tranh hạng hơn. Có 3 cách giúp bạn đo lường được độ khó này.

2 Cách đánh giá độ khó từ khóa

  • Sử dụng Keyword Planner của Google AdWords Keyword để tìm hiểu số lượng tìm kiếm từ khóa, số lượng tìm kiếm càng cao độ khó càng cao
  • Sử dụng chỉ số hiệu quả từ khóa – KEI (Keyword Efficiency Index). Theo đó KEI = (Số lượng tìm kiếm)^2 / Số trang cạnh tranh từ khóa đó.
seo từ khóa google, Công nghệ
KEI càng cao thì độ khó càng cao

Suggested Bid và CPC

Suggested Bid (giá thầu được gợi ý) là cost-per-click (CPC) trung bình – mức giá nhà quảng cáo thường trả cho mỗi lần có người nhấn vào một từ khóa cụ thể.

Thông thường thì những từ có CPC cao sẽ có giá trị hơn cho doanh nghiệp. Nên bạn có thể dùng số liệu này để cân nhắc chọn từ khóa phù hợp.

Lưu ý: Tôi chỉ khuyên bạn CÂN NHẮC vào các yếu tố này để lựa chọn. Đó không phải là yếu tố cốt lõi để quyết định chọn từ khóa.

Những yếu tố khác ảnh hưởng đến lựa chọn từ khóa

Có những từ khóa khi nhìn số liệu cho thấy đây là từ khóa khá tốt để lên top nhưng kết quả từ khóa đó lại không liên quan đến chủ đề hoặc khó tranh hạng hơn mình nghĩ.

Do vậy, để tìm từ khóa SEO, bạn có thể cân nhắc các yếu tố khác. Chẳng hạn như:

  • Khách hàng muốn gì?
  • Từ khóa mục tiêu của đối thủ là gì?
  • Chất lượng của trang 1 kết quả tìm kiếm như thế nào?

Nếu bạn thấy kết quả trên Google và nghĩ rằng mình có thể làm tốt hơn thì từ khóa đó sẽ dễ tranh hạng hơn.

Quy trình nghiên cứu từ khóa SEO tổng quan

Quy trình nghiên cứu từ khóa tổng quan

Google có các thuật toán bí mật để xếp hạng các website. Chưa kể các thuật toán này liên tục được cập nhật theo chiều hướng phức tạp hơn.

Đối với bài viết nghiên cứu từ khóa chuyên sâu, tôi sẽ đi vào 3 phần quan trọng:

  • Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa Google & phân loại triển khai
  • 4 Cách nghiên cứu từ khóa cho website đã có sẵn
  • Lập kế hoạch triển khai Content

Bạn có thể đánh dấu trang lại để dành thời gian tìm hiểu. Ở đây tôi sẽ chỉ nói sơ lược một quy trình nghiên cứu từ khóa tổng quan trong 5 bước để bạn dễ hình dung.

  • Bước 1: Xác định từ khóa chính (Parent Keyword) – dựa vào chủ đề bài viết. Bạn cần xác định từ khóa mà bạn sẽ triển khai xuyên suốt nội dung
  • Bước 2: Nghiên cứu các từ khóa con. Đây là lúc bạn nên dùng công cụ hỗ trợ
  • Bước 3: Kiểm tra kết hợp các thuật ngữ chính và từ khóa đuôi dài trong mỗi nhóm. để có thể tăng sự đa dạng từ khóa, unique content mà vẫn đảm bảo tỷ lệ chuyển đổi cao
  • Bước 4: Xem cách các đối thủ cạnh tranh xếp hạng cho các từ khóa này. Từ đó chọn lọc ra danh sách từ khóa nên cạnh tranh
  • Bước 5: Sử dụng Công cụ lập kế hoạch từ khóa Google AdWords để cắt giảm danh sách từ khóa của bạn.

Vậy là xong, bạn đã có danh sách từ khóa để triển khai chiến lược content. Nhưng khoan, bạn đang thắc mắc về công cụ hỗ trở tôi nói đến ở bước 2, đúng không nào? Tôi sẽ giải thích ngay đây.

Tool nghiên cứu giá trị từ khóa

Một từ khóa có thể mang lại bao nhiêu giá trị cho website của bạn?

Những công cụ tôi gợi ý bạn sau đây sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi trên:

Moz Keyword Explorer – Nhập từ khóa vào Keyword Explorer và nhận thông tin như Search Volume và SERP Features đang xếp hạng cho cụm từ đó. Công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa bằng cách sử dụng Clickstream Data.

Bonus! Điểm “Difficulty” của Keyword Explorer cũng có thể giúp bạn thu hẹp các tùy chọn từ khóa cho các cụm từ có khả năng xếp hạng tốt nhất. Difficulty càng cao, thì càng khó xếp hạng cho cụm từ đó.

Google Keyword Planner – Công cụ lập plan từ khóa AdWords của Google được sử dụng phổ biến nhất cho nghiên cứu từ khóa SEO. Tuy nhiên, Google Keyword Planner hạn chế Data Search Volume bằng cách gộp các từ khóa lại với nhau thành các nhóm Search Volume lớn. Để tìm hiểu thêm, hãy xem Keyword Research: Phương pháp nghiên cứu từ khóa hiệu quả 2021.

Google Trend – Công cụ cập nhật xu hướng từ khóa của Google rất tuyệt vời giúp bạn tìm các biến động từ khóa theo mùa. Ví dụ: “ý tưởng trang phục Halloween vui nhộn” sẽ đạt đỉnh vào những tuần trước lễ Halloween.

AnswerThePublic – Là một công cụ miễn phí tập hợp các câu hỏi thường được tìm kiếm xung quanh một từ khóa cụ thể. Bonus! Bạn có thể sử dụng công cụ này song song với một công cụ miễn phí khác, Keywords Everywhere, để ưu tiên các đề xuất của ATP theo search volume.

Công cụ SpyFu Keyword Research – Cung cấp một số dữ liệu từ khoá cạnh tranh thực sự gọn gàng.

Hầu hết, các công cụ nghiên cứu từ khóa (SEMrush hay Ahrefs, …) đều có thể tìm kiếm từ khóa liên quan đến từ khóa chính bạn muốn. Nhờ đó, bạn có thể cải thiện tình trạng SEO của trang web bằng cách tìm thêm những từ khóa bổ sung vào bài blog hoặc các từ khóa mục tiêu trong tương lai.

Tuy nhiên, số liệu này cũng chỉ là con số.

Mỗi công cụ có tính năng và cách riêng để xử lý dữ liệu. Do vậy, tốt nhất bạn nên kết hợp nhiều công cụ để có được hiệu quả cao nhất. Bạn có thể nghiên cưu chi tiết hơn tại đây

Sử dụng hiệu quả từ khóa SEO cho chiến lược content

Từ khóa không chỉ đơn thuần gắn vào bài viết của bạn là xong. Mà bạn còn phải giúp đề ra được chiến lược lập kế hoạch từ khóa SEO hợp lý.

Hãy cùng xem cách lập kế hoạch và sử dụng từ khóa SEO nhằm giúp cho chiến lược SEO nói chung và chiến lược content đều đạt hiệu quả.

Lưu ý mật độ từ khóa

Mật độ từ khóa là tần suất một cụm từ khóa xuất hiện trong một trang so với phần trăm toàn bộ các từ trong trang đó. Đó cũng là một cách thông báo với Google chủ đề bài viết.

Nếu từ khóa chính chỉ xuất hiện một lần trong cả bài viết thì sẽ không hiệu quả. Vậy nếu lặp đi lặp lại y chang từ khóa sẽ giúp tăng thứ hạng bài viết? Không đơn giản vậy đâu.

Ở đây, tôi đang nói đến chèn các từ khóa liên quan, không phải lặp lại cùng một từ khóa quá nhiều lần sẽ tốt.

Đó là bạn đang nhồi nhét từ khóa.

cách tìm từ khóa seo, Công nghệ thông tin
Một ví dụ về mật độ từ khóa trong bài viết

Tránh hiện tượng nhồi nhét từ khóa

Nhồi nhét từ khóa là kỹ thuật SEO Black Hat (mũ đen) mà nhiều người áp dụng để tăng hạng bằng cách nhồi nhét càng nhiều từ khóa liên quan càng tốt.

Trước đây, chất lượng bài viết đôi khi không phải vấn đề lớn. Content có thể chỉ là đoạn văn bản chứa danh sách các từ khóa. Lúc đó, Google không đủ thông minh để đánh giá chất lượng. Nên SEO mũ đen có thể leo lên thứ hạng cao chỉ với việc đăng content kém chất lượng và dùng vài chiêu trò.

Từng có thời Google và Marketer phải chạy đua với nhau.

Khi Google nhận diện ngôn ngữ tốt hơn thì những người làm Marketing không thể chỉ đăng danh sách hàng loạt từ khóa. Tuy nhiên, họ vẫn có thể qua mặt Google bằng cách sử dụng bài viết kém chất lượng với mật độ từ khóa nhất định.

May mắn là cách này không còn hiệu quả nữa và Google sẽ thẳng tay phạt những trang web spam nhồi nhét từ khóa.

Bạn vẫn nên chèn từ khóa hợp lý vào bài viết (trong tiêu đề cũng như các heading). Nhưng nhồi nhét từ khóa không còn hiệu quả, thậm chí rủi ro rất cao.

Theo tôi, quan trọng vẫn là chất lượng và readability (khả năng đọc hiểu) của bài viết.

Lưu ý chất lượng content

Ví dụ cụ thể: chẳng hạn thứ hạng website bạn xếp hạng 15 cho từ khóa “top giày bóng rổ nam”. Bạn quyết định thêm nhiều content phù hợp với intent người dùng hơn. Content phù hợp sẽ đẩy trang bạn lên cao trên SERP và thu về nhiều traffic hơn.

Mặt khác, nếu bạn đạt hạng cao cho một từ khóa nhưng nhận được ít lượt click thì …

Đó là dấu hiệu chứng tỏ content của bạn không mang lại giá trị.

Hoặc công ty bạn bán quần áo cho sinh viên. Bạn muốn ra mắt người dùng và nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu thời trang. Do vậy, bạn quyết định nhắm vào “xu hướng thời trang đại học” và các từ khóa khác liên quan đến “thời trang đại học“.

Sau vài tháng, bạn đạt hạng 5 cho từ khóa trên và lọt top Google vài từ khóa liên quan.

Nếu traffic không cải thiện, hoặc người dùng không ở lại trang của bạn sau khi nhấp vào bài viết nghĩa là bạn đang lãng phí công sức.

Nguyên nhân

  • Vấn đề có thể do quần áo của bạn chỉ là thời trang bình thường thay vì là thời trang cao cấp. Từ khóa có thể thiếu yếu tố này. Do thị trường của bạn không chỉ được nhận diện qua từ “đại học” mà còn có cụm từ “quần áo”. Người dùng có thể sử dụng những từ khóa theo các yếu tố:
    • Khu vực: quần áo ở Hà Nội, quần áo ở TP. HCM
    • Mùa: xu hướng thời trang màu hè
    • Giá cả: quần áo thời trang giá rẻ
    • Sở thích: quần áo dành cho bánh bèo
    • Chất liệu: áo voan
    • Thương hiệu: áo sơ mi Việt Tiến
  • Vấn đề cũng có thể nằm ở bản thân content. Bài viết không đủ hấp dẫn, tiêu đề giật tít hoặc không thu hút. Kiểm tra một từ khóa không thể cung cấp nhiều thông tin. Nhưng hãy quan sát cả bộ từ khóa seo – hàng chục, hàng trăm từ khóa ảnh hưởng số liệu trang của bạn.
    Ví dụ:

    • Trang nào dẫn người dùng đến?
    • Họ ở lại bao lâu?
    • Tỷ lệ phần trăm Convert?

Điều này có thể giúp bạn xây dựng chiến thuật content tốt hơn để tăng lưu lượng truy cập và người dùng ở lại website lâu hơn.

Long-tail Keyword: không thể bỏ qua

Tỉ lệ chuyển đổi từ khóa dựa theo số lượng chữ

Sơ đồ sau đây sẽ cho bạn thấy hiệu quả của long-tail keyword khi so sánh về Competitive – khả năng cạnh tranh và Conversion – tỷ lệ chuyển đổi của các Single Word Phrases (Từ khóa đơn), 2-3 Word Phrases (Từ khóa ngắn) và 4+ Word Phrases (Từ khóa dài).

seo từ khóa là gì, Các cơ quan quảng cáo
Sơ đồ mô tả khả năng cạnh tranh và tỷ lệ chuyển đổi

Content càng thỏa mãn mối quan tâm cụ thể của khách hàng thì càng hiệu quả.

Từ khóa cũng vậy – càng gần với sự quan tâm của khách hàng càng tốt.

Nếu bạn cũng giống công ty bán quần áo trong ví dụ trên, bạn nên coi lại những Long-Tail Keyword hiện có. Nếu từ khóa “xu hướng thời trang đại học” không đủ hấp dẫn nhưng cụm từ “xu hướng thời trang” vẫn hiệu quả. Bạn có thể khai thác nhiều lựa chọn hơn. Chẳng hạn như: “xu hướng thời trang TP. HCM

Bài viết bạn đang đọc cũng là ví dụ tuyệt vời cho cách sử dụng long-tail keyword hiệu quả. Tôi viết bài này để chia sẻ kiến thức căn bản về SEO và keyword cho doanh nghiệp, thậm chí là những người muốn thuê đội ngũ content cho Digital Marketing.

Tôi cũng muốn thu hút cả người ngoài ngành marketing. Nên ở tiêu đề tôi đặt là “Từ khóa là gì”. Đây chính là Long-Tail Keyword mà mọi người có thể gõ vào Google khi muốn tìm kiếm thông tin cơ bản. Mặt khác, Long-Tail Keyword giúp làm rõ hơn ý định người dùng tìm kiếm.

Điều này có hai cái lợi sau:

  • Google sẽ xếp hạng trang web của tôi dựa trên lượt tìm kiếm của khách hàng mục tiêu.
  • Long-Tail Keyword trong tiêu đề “Từ khóa là gì” giúp người dùng nhìn thấy bài viết thỏa mãn truy vấn của họ.

Ở phần sau, tôi sẽ nói cụ thể hơn về làm thế nào để tối ưu hóa từ khóa trong tiêu đề.

Bạn có thể xem thêm Một số sai lầm cơ bản thường gặp khi nhắc đến Long-Tail Keyword (Từ khóa dài)

Quy trình SEO từ khóa tổng quan

Bên cạnh các dịch vụ SEO tổng thể được áp dụng rộng rãi hiện nay, dịch vụ SEO từ khóa cũng từng rất thịnh hành. Thế nhưng với những bất cập do nhồi nhét từ khóa và nhiều điểm chưa hoàn thiện khác, SEO từ khóa đã không còn được ưa chuộng như trước nữa.

Dù vậy, tôi vẫn sẽ giới thiệu đến bạn quy trình SEO từ khóa tổng quan để bạn có thêm thông tin. Quy trình này gồm 5 bước cơ bản:

  • Phân tích, đánh giá website: lĩnh vực, chủ đề, thế mạnh,…
  • Nghiên cứu từ khóa: lựa chọn từ khóa chính và các bộ từ khóa liên quan
  • Xây chiến lược content với bộ từ khóa đã chọn
  • Thực hiện SEO – tối ưu onpage, offpage website cùng bộ từ khóa
  • Theo dõi, kiểm tra và đánh giá để có thể cải thiện chiến lược liên tục

Dịch vụ SEO từ khóa không còn phổ biến, nhưng việc chọn lọc bộ từ khóa chất lượng vẫn là ưu tiên hàng đầu của SEO-er. Nói cơ bản, có thể kể ra những cách sau để tăng thứ hạng website bền vững nhờ tối ưu từ khóa.

Cách tối ưu từ khóa để tăng vị thứ website

Công cụ tìm kiếm không chỉ xem xét chữ trong bài viết mà còn là code. Khi bạn tìm kiếm một truy vấn, Google sẽ hiển thị tiêu đề, URL và mô tả sơ lược cho từng trang thông qua meta description.

Trong nhiều trường hợp, Google còn đưa ra cả hình ảnh, video và featured snippet.

Tag thông báo đến Google (Bing/Yahoo) thông tin sẽ cung cấp đến người dùng trong bài viết. Và mỗi loại tag lại phù hợp với mỗi loại từ khóa riêng.

Title tag

Title tag là dòng chữ in đậm hiển thị trong kết quả tìm kiếm Google. Chúng cũng là tiêu đề hiển thị trên top trình duyệt của người dùng.

cach seo tu khoa, World Wide Web
Ví dụ về Title Tag

Title tag nên ngắn gọn bởi Google sẽ cắt bớt những tiêu đề nhiều hơn 50-70 kí tự. Tốt nhất là không vượt quá 55-60 kí tự.

Title tag nên chứa từ khóa chính nhưng đôi lúc không thể làm vậy được vì sẽ vượt quá số lượng kí tự cho phép.

Đây là lí do phần lớn Marketer cố gắng đưa từ khóa vào đầu tiêu đề. Nên dù có bị cắt thì người đọc vẫn hiểu chủ đề bài viết là gì. Khác với cái tên “title tag”, nó không hẳn là tiêu đề xuất hiện ngay đầu blog – cái này gọi là Header Tag.

Xem ngay video “Tối ưu Title nâng cao giúp SEO Onpage khác biệt” để hiểu rõ hơn về chủ đề này.

Header Tag

Header tag được dùng để đánh dấu đoạn đầu của bài viết hay đoạn đầu của một phần. Tiêu đề đầu bài blog là header tag <h1>. Nhưng cũng có thêm <h2>, <h3> trong trường hợp bạn muốn chia trang thành từng phần nhỏ.

Mỗi trang nên có chính xác 1 tag <h1> chứa từ khóa chính.

Nhiều trang dùng tiêu đề giống với Title Tag và Header. Có nhiều tranh cãi xoay quanh 3 cái này có nên viết như nhau hay không.

Nhìn chung, miễn là cả Title và Header có từ khóa, miêu tả content chính xác và hấp dẫn với người đọc thì có phải nó cũng sẽ hiệu quả dù giống hay không.

Meta Description

Tối ưu hóa bằng cách đặt Meta Desciption phù hợp

Meta Description xuất hiện dưới Title Tag trên kết quả tìm kiếm của Google.

Phần này dài 1-2 dòng giúp giới thiệu nội dung cơ bản của bài viết. Meta Description nên ngắn (thường dưới 155 kí tự) và viết thú vị nhất có thể. Người dùng sẽ lướt nhanh qua tiêu đề và phần mô tả nên bạn có thể chèn từ khóa để thu hút người đọc. Tuy nhiên, đừng lạm dụng nó.

Bạn không cần thiết phải chèn từ khóa cho toàn bộ bài viết của mình. Tôi đã chia sẻ chi tiết phần tối ưu Meta Description ở những bài viết trước. Bạn có thể xem lại để nắm rõ vấn đề này.

Tối ưu hóa URL với từ khóa SEO

Một URL chuẩn SEO cần 3 yếu tố sau:

  • Chứa từ khóa SEO chính (có lượng search nhiều nhất)
  • Ngắn gọn nhưng bao hàm toàn bộ ý (URL top 1 thường có trung bình 59 chữ).
  • Liên quan đến nội dung bài viết

Lưu ý: Nên gộp nhiều từ khóa SEO có cùng mục đích tìm kiếm (Search Intent) vào chung một URL để có thể SEO hàng loạt từ khóa cùng lúc.

Link trên website là đường dẫn đưa người dùng đến một trang/video/website/hình ảnh khác khi bạn click vào.

Internal Link – là link dẫn về trang khác trên chính website của bạn. Nó có thể cải thiện SEO và giúp người dùng điều hướng trang, từ đó mua sản phẩm.

External Link cũng có tác dụng tương tự trong một số trường hợp. Nhưng thông thường là có lợi cho trang được dẫn đến. Đó cũng là lý do tại sao backlink rất quan trọng trong Content Marketing. Bạn có thể thấy, tôi chèn các Internal Link trong các blog của GTV như hình dưới đây:

huong dan seo tu khoa, tìm kiếm Internet
Internal Link trong các bài blog GTV

Cùng xem ví dụ về External Link của GTV:

cách chọn từ khóa seo, Phần mềm web
External Link trong các bài blog của GTV

Anchor Text là gì?

Anchor Text là một phần của Hyperlink chứa từ khóa mà bạn click vào.

Thường thì tốt nhất là liên kết sử dụng Anchor Text thay vì hình ảnh. Do Text Link thúc đẩy SEO và dễ hiểu.

Link có thể dùng từ khóa chính xác hoặc không cần. Từ khóa khớp một phần hoặc từ khóa liên quan cũng có thể tăng SEO và giúp người dùng tìm kiếm trang của bạn.

Ví dụ, GTV sử dụng Anchor Text “Dịch vụ SEO Tổng thể” như hình dưới đây:

chọn từ khóa để seo, rút trích nội dung trang web
Anchor Text “Dịch vụ SEO tổng thể” tối ưu từ khóa SEO

Vẫn còn một số yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến SEO

Từ khóa rất quan trọng nhưng không phải là tất cả.

Content tốt vẫn là một trong các ưu tiên hàng đầu và những yếu tố khác quyết định thành công của trang web bao gồm:

  • Backlink
  • Thiết kế website
  • Trải nghiệm người dùng
  • Hình ảnh và Media
  • Kỹ thuật SEO (cách xây dựng website)

Bên cạnh đó, mục tiêu cũng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược SEO. Tối ưu hóa Conversion (như bán sản phẩm hay khiến khách hàng đăng ký tham gia hội thảo video trực tuyến) khác với tối ưu hóa lượt click.

Tương tự, công ty sở hữu trang web cũ, có uy tín và thứ hạng tốt sẽ cần chiến lược content khác với doanh nghiệp online chưa có danh tiếng gì.

Nhìn chung, Digital Marketing là quá trình tương tác với người dùng. Và từ khóa chỉ là một trong nhiều công cụ giúp bạn tìm kiếm và thu hút khách hàng cho doanh nghiệp bạn.

Hy vọng kiến thức tôi chia sẻ sẽ giúp bạn biết được từ khóa SEO là gì và cách tối ưu từ khóa SEO cho website của bạn. Comment bên dưới bài viết chia sẻ suy nghĩ của mình nhé!

cách chọn từ khóa seo hiệu quả, Không gian mạng

Nguồn tham khảo:

  1. “SEO Keywords: How Better Keyword Research Gets You Better Results” – WordStream
    https://www.wordstream.com/seo-keyword
  2. “SEO basics: What is a keyword?” – Yoast
    https://yoast.com/what-is-a-keyword/
  3. “SEO Keywords” – Backlinko
    https://backlinko.com/hub/seo/seo-keywords
]]>