Trang chủ https://tranlehai.com Thông Tin Tổng Hợp Kiến Thức Mon, 14 Oct 2024 07:27:36 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.7.1 Index bài viết ngay lập tức với Rank Math SEO https://tranlehai.com/index-bai-viet-voi-rank-math-seo-7813.html Wed, 11 Sep 2024 02:39:26 +0000 https://tranlehai.com/?p=7813 Index bài viết ngay lập tức với Rank Math SEO. Mới đây ngày 26/02/2022, plugin Rank Math SEO đã tích hợp Index Now vào nhằm giúp khách hàng có thêm lựa chọn , theo đó các website sử dụng plugin này sẽ tự động xử lý tất cả API Index Now của riêng nó. Việc tích hợp này nhằm mục đích rút ngắn quá trình cập nhật, thay đổi nội dung của trang web trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,Yandex.

Đây là một tính năng mà mình thấy rất hữu tích cho các bạn làm SEO. Và để thực hiện cài đặt và cấu hình như thế nào. Xin mời các bạn xem qua bài viết và thực hiện tuần tự các bước để cấu hình.

1. Tạo Indexing API Project

1.2 Truy cập Google Cloud Platform

1.2 Tạo một Project mới

Bạn sẽ cần tạo một Project mới bằng cách chọn My Firrst Project => New Project

CleanShot 2022 04 03 at 15.12.07@2x

Sau đó bạn đặt tên cho Project này. Và chọn Create để tạo

CleanShot 2022 04 03 at 15.12.54@2x

1.4 Kích hoạt truy cập API

Khi Project được tạo xong bạn sẽ kích hoạt API lên. Ở mục Enable access API thì bạn chọn NEXT

CleanShot 2022 04 03 at 15.15.45@2x

Tiếp đến chọn Enable để kích hoạt

CleanShot 2022 04 03 at 15.16.07@2x

2. Tạo tài khoản dịch vụ

Tiếp theo bạn cần tạo một tài khoản dịch vụ bằng cách truy cập vào link sau

2.1. Chọn dự án

Tại đây bạn sẽ được nhắc chọn Project, bạn hãy chọn Project đã tạo ở bước trên

CleanShot 2022 04 03 at 15.19.05@2x

2.2 Tạo tài khoản dịch vụ

Sau khi chọn vào Project xong, bạn sẽ được đưa đến một trang, tại trang này bạn sẽ tạo một tài khoản dịch vụ mới bằng cách click vào Servies Accouts => Create Services Account

CleanShot 2022 04 03 at 15.21.15@2x

Tại đây bạn hãy nhập vào thông tin như sau

  • Services account name: Đặt tên tuỳ ý
  • Services account ID
  • Services account description

Sau khi nhập xong bạn click DONE để hoàn tất.

CleanShot 2022 04 03 at 15.23.02@2x

Sau khi tạo hoàn tất, bạn hãy copy lại địa chỉ mail này lại để cấu hình cho Bước 2.4

CleanShot 2022 04 03 at 15.24.46@2x

2.3 Thiết lập khoá và tạo khoá JSON

Ở trang tài khoản dịch vụ. Bạn click vào dấu 3 chấm của tài khoản vừa tạo và chọn Manage keys

CleanShot 2022 04 03 at 15.26.27@2x

Sau đó bạn click vào ADD KEY => Create new key để tạo khoá JSON

CleanShot 2022 04 03 at 15.28.52@2x

Bạn chọn định dạng JSON sau đó click Create để tạo.

CleanShot 2022 04 03 at 15.29.47@2x

Sau khi nhấn tạo xong, bạn sẽ nhận được 1 file json tải về máy tính. Bạn hãy lưu lại nội dung file này để cấu hình bước tiếp theo.

CleanShot 2022 04 03 at 15.30.35@2x

2.4 Thêm tài khoản vào Search Console

Ở bước này bắt buộc website bạn phải được khai báo với Search Console trước đó.

Open settings in Google search console

Bạn truy cập vào Settings => Users add permissions

Choose Users and Permissions in Google Search Console settings

Thực hiện thêm một người dùng mới vào.

Add User in Users and Permissions

Ở khung Địa chỉ email bạn hãy nhập địa chỉ mail đã tạo ở bước trước. Và Quyền bạn hãy chọn là Chủ sở hữu sau đó nhấn Thêm để hoàn tất

CleanShot 2022 04 03 at 15.48.30@2x

Bạn có thể sử dụng một Dự án , Tài khoản Dịch vụ và Khóa API JSON trên nhiều trang web, chỉ cần đảm bảo rằng Tài khoản Dịch vụ được thêm làm Chủ sở hữu cho tất cả các trang web trong Search Console.

3. Cài đặt và cấu hình Plugin Instant Indexing for Google

Bạn sẽ sử dụng Plugin do chính Rank Math phát triển để làm môi trường kết nối. Plugin này bạn có thể cài trực tiếp từ thư viện Plugin WordPress

3.1 Cài đặt Plugin

Bạn chọn Plugin => Add New sau đó nhập vào từ khoá Instant Indexing để tìm kiếm.

Insall Instant Indexing plugin 1

3.2 Cấu hình Plugin

Sau khi cài Plugin sau bạn truy cập vào Rank math => Instant Indexing => Google API Settings và nhập vào nội dung file JSON đã tạo trước đó. Và ở Submit Posts to Google bạn có thể tick hết để sử dụng.

Instant Indexing configuration

3.3 Sử dụng API để index ngay lập tức.

Ở khung Console bạn có thể nhập vào URL bài viết để thực hiện index ngay lập tức cho bạn.

CleanShot 2022 04 03 at 16.00.20@2x

Ngoài ra ở giao diện Bài viết sau khi viết xong bạn có thể Click trực tiếp ở đây để yêu cầu index ngay lập tức bài viết của bạn.

CleanShot 2022 04 03 at 16.02.04@2x

Như vậy mình đã hoàn tất các bước thực hiện cấu hình Index bài viết ngay lập tức với Rank Math SEO. Chúc các bạn thực hiện thành công với website của mình.

]]>
Giới Thiệu Về Công Cụ Screaming Frog https://tranlehai.com/gioi-thieu-ve-cong-cu-screaming-frog-7808.html Fri, 26 Jul 2024 03:36:46 +0000 https://tranlehai.com/?p=7808 Screaming Frog là một công cụ SEO mạnh mẽ, hỗ trợ các chuyên gia SEO trong việc kiểm tra và tối ưu hóa trang web. Được phát triển bởi công ty Screaming Frog Ltd., công cụ này giúp thu thập dữ liệu trang web và cung cấp các thông tin chi tiết cần thiết để cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.

Lịch Sử và Sứ Mệnh

Screaming Frog được thành lập với mục tiêu cung cấp các dịch vụ và công cụ SEO chất lượng cao, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và chuyên gia SEO đạt được hiệu quả tối ưu trong chiến lược tiếp thị kỹ thuật số của họ.

Công Cụ SEO Spider

SEO Spider của Screaming Frog là công cụ chủ lực, nổi tiếng với khả năng crawl toàn diện trang web và phát hiện các vấn đề SEO. Công cụ này tích hợp nhiều tính năng hữu ích, bao gồm:

  1. Phát Hiện Liên Kết Hỏng (Broken Links): Xác định và báo cáo các liên kết hỏng giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và tối ưu hóa crawling.
  2. Phân Tích Chuyển Hướng (Redirects): Kiểm tra các chuyển hướng 301 và 302, chuỗi chuyển hướng, và vòng lặp để đảm bảo cấu trúc chuyển hướng hợp lý.
  3. Kiểm Tra Tiêu Đề Trang và Meta Description: Đánh giá tiêu đề và mô tả meta để phát hiện các vấn đề như độ dài không phù hợp, thiếu hoặc trùng lặp.
  4. Phát Hiện Nội Dung Trùng Lặp (Duplicate Content): Xác định nội dung trùng lặp giúp tránh các hình phạt từ Google.
  5. Trích Xuất Dữ Liệu (Data Extraction): Sử dụng XPath và CSS Path để trích xuất dữ liệu quan trọng từ HTML.
  6. Kiểm Tra Robots.txt và Chỉ Thị Meta Robots: Đảm bảo các trang web tuân thủ các quy tắc robots.txt và meta robots.
  7. Tạo Sơ Đồ Trang (XML Sitemaps): Tạo và tối ưu hóa sơ đồ trang XML để hỗ trợ quá trình lập chỉ mục của Google.
  8. Tích Hợp Công Cụ Google Analytics, Google Search Console và PageSpeed Insights: Kết nối và thu thập dữ liệu hiệu suất trang web và hành vi người dùng.
  9. Crawl Trang Web Sử Dụng JavaScript: Hỗ trợ crawling các trang web sử dụng các framework JavaScript như Angular, React, và Vue.js.
  10. Hình Ảnh Cấu Trúc Liên Kết Nội Bộ: Sử dụng sơ đồ liên kết để phân tích cấu trúc nội bộ trang web.
  11. Lên Lịch Crawl (Scheduled Crawling): Tự động hóa quá trình crawl trang web theo lịch trình định trước.
  12. So Sánh Kết Quả Crawl: Theo dõi sự thay đổi và tiến bộ của trang web qua các lần crawl.

Phiên Bản Miễn Phí và Trả Phí

SEO Spider cung cấp phiên bản miễn phí với giới hạn crawl lên đến 500 URL. Phiên bản trả phí, có giá 259 USD mỗi năm, loại bỏ giới hạn này và bổ sung nhiều tính năng nâng cao như JavaScript rendering, custom extraction, và tích hợp sâu hơn với các công cụ của Google.

Đối Tượng Sử Dụng

SEO Spider được các công ty và tổ chức lớn tin dùng, bao gồm Apple, Google, Disney, Amazon và NASA. Công cụ này cũng thường xuyên được đề cập trên các nền tảng uy tín như Moz, Search Engine Land, và Smashing Magazine.

Kết Luận

Screaming Frog SEO Spider là công cụ không thể thiếu cho các chuyên gia SEO, giúp tối ưu hóa trang web một cách hiệu quả. Với khả năng phân tích chi tiết và các tính năng mạnh mẽ, SEO Spider đã khẳng định vị thế hàng đầu trong cộng đồng SEO toàn cầu.

Để biết thêm thông tin và tải về công cụ, bạn có thể truy cập trang web chính thức của Screaming Frog tại Screaming Frog SEO Spider.

Link download Google Driver: https://drive.google.com/drive/folders/1uOH3Bp_uMtpsxPaUvpRsr3eZ73ccK51l?usp=sharing

]]>
Giải phóng dung lượng ổ C vì Zalo nó ” cắn ” quá nhiều https://tranlehai.com/giai-phong-dung-luong-o-c-vi-zalo-no-can-qua-nhieu-7783.html Sun, 03 Dec 2023 15:04:21 +0000 https://tranlehai.com/?p=7783 Giải phóng dung lượng ổ C vì Zalo nó " cắn " quá nhiều

❤️ Chào các bạn, TUNGTEK Tùng xin chia sẽ một ca User sử dụng ZaloPC trên Windows mà ổ đĩa C bị đầy, khiến cho việc ứng dụng bị treo, không gởi nhận file hay tin nhắn được ; thậm chí ảnh hưởng đến các ứng dụng khác. Với tính huống này có một vài cách để các bạn có thể thực hiện việc sửa chữa cho User làm việc.

1./ Xóa ZaloPC và dữ liệu, cài lại mới → Cách này chắc chắn bị chửi và User sẽ không tải lại được các file hay hình ảnh đã lưu trên máy của họ.
2./ Bỏ ZaloPC và dùng Zalo phiên bản Web → Cách này cũng không phải là lựa chọn tốt khi họ muốn lưu trữ các file lâu hơn.
3./ Chia lại Disk cho ổ C nhiều hơn → Rất phù hợp và là một lựa chọn hiệu quả, nhưng nếu ổ C đã là 1 Disk với 1 Parttiton C thôi ( này các máy nâng cấp SSD hay dòng ASUS 128G SSD + 1TB HDD hay bị )
4./ Phân tích ZaloPC lưu trữ trên Local Disk C và di chuyển nó sang ổ D để giải phóng và chứa nhiều hơn nội dung cho Zalo mà ứng dụng không hề bị thay đổi về mặt lưu trữ hay tinh chỉnh gì cả.

  • Trong hình dưới là ông thần Zalo đang chiếm hết ổ C vốn nghèo nàn.

Image.png

Và lựa chọn thứ 4 là phù hợp nhất cho bối cảnh này, các bạn cùng Tùng chuẩn bị nhiên liệu để làm việc này nhé, sau khi xong User sẽ thả tim và hun phặc phặc !

Link Backup

Rồi, đủ công cụ rồi, chiến thôi !

windirstat – Thong Ke Dung Luong Luu Tru Disk – TUNGTEK.com.rar
 drive.google.com

 

🔸 Chạy WinDirStat và chọn Drive C để quét nhé, quá trình này mất vài phút, tùy theo dung lượng ổ C của bạn, với SSD chắc chắn là nhanh hơn.

  • Trong hình các bạn thấy, ZaloPC chiếm trọn ổ C của người dùng rồi, hầu hết là các file ảnh và file microsoft office, rồi tới video gởi nhận trong quá trình làm việc.
  • Đây cũng là thư mục hết sức nhạy cảm các bạn nhé. Đối với Windows 10 các bạn nên bật mặc định Bitlocker cho toàn bộ Disk cho an toàn, nó sẽ mã hóa ổ C này cùng với các hình ảnh “ nhạy cảm ” mà các bạn yêu nhau hay gởi qua Zalo Desktop. 😁

Image (4).png
🔸 Sau khi phân tích xong bạn ấn chuột phải lên ZaloPC và chọn Explorer để mở cửa sổ chứa folder ZaloPC luôn cho nhanh.

  • Tất nhiên bạn có thể tự vào : C:UsersxxxAppDataLocalZaloPC ( trong đó xxx là tên tài khoản của bạn )

🔸 Các bạn nhớ exit hoàn toàn tiến trình Zalo.exe trước khi thực hiện nhé.

  • Copy toàn bộ ZaloPC sang D hoặc thư mục nào tùy bạn sắp xếp. Mình muốn các bạn Copy thay vì Cut hay Move vì tiến trình có gián đoạn khi Copy không sao, chứ đang Move hay Cut mà mất điện hay này nọ mất công phải check file….phát sinh việc nữa dễ nổi cáu quýnh luôn User.

Image (3).png

  • Sau khi Copy xong qua D:ZaloPC ( ví dụ đường dận này đi ha ) tới phiên làm việc của anh Symlink Creator.
  • Rename luôn ông ZaloPC bên Local thành ZaloPC-bak đi, khoan xóa hẳn nhé.

🔸 Các bạn chạy chương trình Symlink Creator.

  • Ở link folder bạn điền đường dẫn cũ của ZaloPC ( hình )
  • Đích thì điền đường dẫn mới thôi hoặc điều hướng bằng explorer í.
  • Type of link : Symbolic Link
  • Tạo Link thôi.
  • Khi đó Symbolic sẽ tạo một Shortcut ZaloPC để đánh lừa tiến trình Zalo.exe rằng mọi thứ vẫn như chưa từng xãy ra !!!

Image (2).png
🔸 Nào, chạy ZaloPC lên và tận hưởng !

  • Nếu crash hay gì thì do bạn ăn ở, chứ mình làm thì ăn ngay ( đùa chứ có lổi cứ comments ha )
  • Xóa ZaloPC-bak để giải phóng Drive C bạn nhé.

Mời các bạn đóng góp giúp Tùng để hoàn thiện hơn nhé !

Chúc các bạn thành công & cảm ơn các bạn đọc bài của TUNGTEK Tùng

Liên hệ với Tùng qua Zalo 0963509115.


Nhóm giao chia sẻ của Tùng – 
https://www.facebook.com/groups/tungtekcom/
]]>
Pet TLBB https://tranlehai.com/pet-tlbb-7768.html Mon, 20 Nov 2023 17:45:17 +0000 https://tranlehai.com/?p=7768 Thái bạch lộc linh

Diệu pháp tiểu tăng

Kết quả sự kiện Thất Tịch Đoạt Bảo 2021 - TLBB TinhKiem - Game4You - The biggest TLBB Private Server

Thệ ước kỵ sĩ

 

🟢 TLBB | TRÂN THÚ | THỆ ƯỚC KỴ SĨ | THIÊN LONG BÁT BỘ - YouTube

 

]]>
Script kháng cáo nhanh DMCA https://tranlehai.com/script-khang-cao-nhanh-dmca-7760.html Sat, 03 Jun 2023 07:13:26 +0000 https://tranlehai.com/?p=7760
  1. Truy cập trang kháng DMCA: https://support.google.com/legal/contact/lr_counternotice?product=websearch
  2. Nhập các thông tin cần thiết cho domain
  3. Chuẩn bị list url (Phần này tốn time nhất nếu làm tay với hàng ngàn url) danh sách để mỗi dòng 1 url, sửa/soạn script bên duới theo mẫu sau (phần testurl sửa thành danh sách url của bạn)
var url = `
https://testa.com
https://testb.com
https://testc.com
`;
let urls = url.split(/r?n/)
for(let i=0;i<urls.length-1;i++){
let url = urls[i].trim()
if(url.trim())
{
document.querySelector(‘a.add-additional’).click();
}
}
let nodes = document.querySelectorAll(‘.additional-textbox a.remove-link’);
nodes[nodes.length – 1].click() var i = 0;
urls.forEach(url=>{ if(url.trim())
{
document.querySelectorAll(‘.field input[type=text].default-textbox’)[i].value = url;
i++; }
})
  1. Trong trang kháng cáo của google: nhấn phím F12 trên trình duyệt (hoặc chuột phải -> Inspect) -> tìm tab Console -> paste đoạn script đã sửa với danh sách url đã chuẩn bị rồi nhấn Enter
  1. Đợi script chạy tạo ra danh sách url trong form rồi nhấn Submit

Nguồn: https://hero-seo.sg.larksuite.com/docx/FwDYdlw1koP9tyxNTO2lsd0XgmG

]]>
Sửa lỗi hasMerchantReturnPolicy và shippingDetails https://tranlehai.com/sua-loi-hasmerchantreturnpolicy-va-shippingdetails-7747.html Tue, 16 May 2023 08:43:03 +0000 https://tranlehai.com/?p=7747 Vào ngày 17/4/2023 Google đã chính thức thông báo việc sẽ bổ xung thêm hai kiểu dữ liệu cấu trúc không bắt buộc là “hasMerchantReturnPolicy” và “shippingDetails” do khi mua sắm mọi người đều muốn biết tổng giá của sản phẩm gồm vận chuyển, chi phí và chính sách trả lại.

Thông báo chính thức của Google tại đây: https://developers.google.com/search/blog/2023/04/shipping-and-returns-information?hl=vi

hasMerchantReturnPolicy và shippingDetails
hasMerchantReturnPolicy và shippingDetails 

Nếu Website của bạn có khai báo dữ liệu có cấu trúc dạng Product sẽ xuất hiện hai báo cáo lỗi cần cải thiện trong Google Search Console như sau:

Báo cáo lỗi hasMerchantReturnPolicy và shippingDetails trong Google Search Consoler
Báo cáo lỗi hasMerchantReturnPolicy và shippingDetails trong Google Search Consoler

Tú sẽ hướng dẫn bạn sửa chữa hai lỗi này, Tú thường sử dụng kiểu khai báo JSON-LD cho phần này.

MerchantReturnPolicy và shippingDetails sẽ được nằm trong đoạn khai báo Offers của kiểu Product.

Đây là đoạn khai báo để fix lỗi shippingDetails:


"shippingDetails": {
  "@type": "OfferShippingDetails",
  "shippingRate": {
	"@type": "MonetaryAmount",
	"value": "0",
	"currency": "VND"
  },
  "deliveryTime": {
	"@type": "ShippingDeliveryTime",
	"businessDays": {
		"@type": "OpeningHoursSpecification",
		 "dayOfWeek": [
			"https://schema.org/Monday",
			"https://schema.org/Tuesday",
			"https://schema.org/Wednesday",
			"https://schema.org/Thursday",
			"https://schema.org/Friday"
		]
	},
	"handlingTime": {
	  "@type": "QuantitativeValue",
	  "minValue": "0",
	  "maxValue": "0",
	  "samedaydelivery" : "Yes",
	  "unitCode": "DAY"
	  
	},
	"transitTime": {
	  "@type": "QuantitativeValue",
	  "minValue": "0",
	  "maxValue": "0",
	  "samedaydelivery" : "Yes",
	  "unitCode": "DAY"
	}					
  },
  "shippingDestination": [
	{
	  "@type": "DefinedRegion",
	  "addressCountry": "Vi",
	  "addressRegion": ["VN"]
	}
  ]
},

Trong đó một số dữ liệu bạn cần quan tâm và chỉnh lại nếu mà bạn thích.

  • shippingRate: Phí vận chuyển, bên trên để 0 sẽ hiện là miễn phí.
  • deliveryTime: Tổng thời gian từ khi bạn tiếp nhận đơn đặt hàng đến khi khách hàng cuối nhận được hàng.
  • shippingDestination: Khu vực vận chuyển.

Bạn cứ sửa lại các con số cho phù hợp. Hướng dẫn ở đây https://schema.org/ShippingDeliveryTime

Đây là đoạn khai báo để fix hasMerchantReturnPolicy

				
"hasMerchantReturnPolicy": {
	"@type": "MerchantReturnPolicy",
	"applicableCountry": "VN",
	"returnPolicyCategory": "https://schema.org/MerchantReturnFiniteReturnWindow",
	"merchantReturnDays" : "7",
	"returnMethod" : "https://schema.org/ReturnByMail",
	"returnFees" : "https://schema.org/FreeReturn"
}

Trong đó các dữ liệu bạn cần chính.

  • merchantReturnDays : Ngày đổi trả
  • returnMethod : Phương thức đổi trả
  • returnFees: Phí đổi trả (mình đang khai báo miễn phí)

Đặc tả dữ liệu và hướng dẫn chi tiết hơn ở đây: https://schema.org/MerchantReturnPolicy

Còn đây là đoạn code tham khảo đã khai báo từ đoạn Offers

Bạn có thể xem đoạn mẫu này mình đã làm để thuận tiện.


"offers": {
    "@type": "Offer",
    "priceCurrency": "VND",
    "offerCount": 10,
	"price": "0",
	"lowPrice":"68000000",
	"highPrice":"68000000",
	"priceValidUntil": "2023-08-09",
    "availability": "https://schema.org/InStock",
    "url": "https://sudo.vn/product-1.html",
    "warranty": {
        "@type": "WarrantyPromise",
        "durationOfWarranty": {
            "@type": "QuantitativeValue",
            "value": "6 tháng",
            "unitCode": "ANN"
        }
    },
    "itemCondition": "https://schema.org/NewCondition",
    "seller": {
        "@type": "Organization",
        "name": "Sudo"
    },
	"shippingDetails": {
	  "@type": "OfferShippingDetails",
	  "shippingRate": {
		"@type": "MonetaryAmount",
		"value": "0",
		"currency": "VND"
	  },
	  "deliveryTime": {
		"@type": "ShippingDeliveryTime",
		"businessDays": {
			"@type": "OpeningHoursSpecification",
			 "dayOfWeek": [
				"https://schema.org/Monday",
				"https://schema.org/Tuesday",
				"https://schema.org/Wednesday",
				"https://schema.org/Thursday",
				"https://schema.org/Friday"
			]
		},
		"handlingTime": {
		  "@type": "QuantitativeValue",
		  "minValue": "0",
		  "maxValue": "3",
		  "samedaydelivery" : "Yes",
		  "unitCode": "DAY"
		  
		},
		"transitTime": {
		  "@type": "QuantitativeValue",
		  "minValue": "0",
		  "maxValue": "3",
		  "samedaydelivery" : "Yes",
		  "unitCode": "DAY"
		}					
	  },
	  "shippingDestination": [
		{
		  "@type": "DefinedRegion",
		  "addressCountry": "VN",
		  "addressRegion": ["VN"]
		}
	  ]
	},
	"hasMerchantReturnPolicy": {
		"@type": "MerchantReturnPolicy",
		"applicableCountry": "Vi",
		"returnPolicyCategory": "https://schema.org/MerchantReturnFiniteReturnWindow",
		"merchantReturnDays" : "7",
		"returnMethod" : "https://schema.org/ReturnByMail",
		"returnFees" : "https://schema.org/FreeReturn"
	}					
}

Khi sửa, để kiểm tra đã đúng hay chưa bạn sử dụng công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc của Google nhé https://search.google.com/test/rich-results?hl=vi

Đây là kết quả khi kiểm tra đoạn dữ liệu của mình.

Kết quả kiểm tra dữ liệu có cấu trúc
Kết quả kiểm tra dữ liệu có cấu trúc

Vậy là hoàn tất.

Nguồn nội dung: https://nguyencaotu.com/sua-loi-hasmerchantreturnpolicy-va-shippingdetails.html

]]>
Chơi gì https://tranlehai.com/choi-gi-7732.html Tue, 02 May 2023 15:48:08 +0000 https://tranlehai.com/?p=7732 Chơi gì được đây

Quận Đông Anh

Chimi Farm 4

Cầu Nhật Tân, Đông Anh

https://www.facebook.com/chimifarmnhattan/

]]>
Uống gì? https://tranlehai.com/uong-gi-7730.html Tue, 02 May 2023 15:47:43 +0000 https://tranlehai.com/?p=7730 Hải đã ngồi đâu ở các quận Hà Nội 🍳

Xem luôn ăn gì ở đây – HERE

Được gợi ý

Café Nhà Sàn – Ng. 6 P. Vĩnh Phúc, Vĩnh Phú, Ba Đình, Hà Nội

Serein Cafe – 16 Tập thể Ga Long Biên, Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Xofa Cafe & Bistro – 14 P. Tống Duy Tân, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Quận Hai Bà Trưng

Hầm Trú Ẩn Cafe – 78 Ng. Trung Tiền, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội

THAIYEN CAFE – CAFEYEN – Quán Thánh – 184 P. Quán Thánh, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội

THAIYEN CAFE – CAFE YEN – Nguyễn Du – 71A P. Nguyễn Du, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Cafe Giảng – 106 Đ. Yên Phụ, Nguyễn Trung Trực, Ba Đình, Hà Nội

Trill Rooftop Cafe – Hei Tower, 1 P.Ngụy Như Kon Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội

Joie coffee – 116/C3 P. Hoàng Ngọc Phách, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Cồn

1900 Le Théâtre – 8B P. Tạ Hiện, Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Starlight Skybeer – Tầng 12, 61 Hàng Bè, Hà Nội

]]>
Ăn gì? https://tranlehai.com/an-gi-7727.html Tue, 02 May 2023 15:44:20 +0000 https://tranlehai.com/?p=7727 Hải đã ăn gì ở các quận Hà Nội 🍳

Xem luôn uống gì ở đây – HERE

Chưa nhớ địa chỉ

Phở gà Hàng Hòm

Nướng Phùng Hưng

sushi

Mỳ gà tần Hàng Bông

Lẩu bò nhúng dấm

Lòng trần

Đồ Thái chị Linh a Nam

Đồ Thái hơi đắt

Tây Hồ

Buffet Sen Tây Hồ  – 614 Đ. Lạc Long Quân, Nhật Tân, Tây Hồ, Hà Nội

Bánh cuốn nóng Hồ Tây – 34 P. Yên Phụ, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội

Buffet Sen Tây Hồ – 614 Đ. Lạc Long Quân, Nhật Tân, Tây Hồ, Hà Nội

Phở gà NGON – 51-53 Ng. 52 Đ. Tô Ngọc Vân, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội

Quận Ba Đình

Phở Cuốn 31 – 31 P. Ngũ Xã, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội

Pizza 4P’s @Phan Kế Bính – 5 P. Phan Kế Bính, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội

Quận Cầu Giấy

Lẩu Phan Hoàng Quốc Việt – Ngõ 106 Hoàng Quốc Việt, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Quán Nhậu Tự Do – 2 Đ. Lê Đức Thọ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Pao Quán – Ngõ 62 P.Trần Thái Tông, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Quán Thịt Chó Kỳ Đồng – 2 Ng. 100 P. Dịch Vọng Hậu, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

GoGi House Trần Thái Tông – 103D5A, P.Trần Thái Tông, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Mala Trần Thái Tông – 103D5 P.Trần Thái Tông, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Buffet Poseidon Vincom Sky Lake Phạm Hùng – Tầng L2 TTTM Vincom Plaza Sky Lake, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Góc Đà Lạt Lẩu Gà Lá É Mễ Trì 1 – Chung cư CT3-1 Mễ Trì Hạ, Đối diện tòa nhà Keangnam, Đ. Phạm Hùng, Hà Nội

Quốc Việt Vịt Quán – 122a P. Mễ Trì Thượng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Khao Lao Restaurant Big C Thăng Long – 222 Đ. Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Manwah Big C – Gian hàng JA01, Tầng 1, BigC, Đ. Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Mỳ Tay To – 35, P. Nguyễn Như Uyên/8A lô A10, Khu đô thị Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội

Joy House Steak – 72 P.Trung Hòa, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Khrua Baan Thai – 2 P. Trần Kim Xuyến, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Don Chicken – Số 9 P. Vũ Phạm Hàm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Quận Hai Bà Trưng

Thúy Bún Miến Ngan – 31 P. Lê Đại Hành, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội

YAKIMONO Vincom Times City – Quán Thịt Nướng Nhật Bản – Vincom Megamall, Khu đô thị Times City, Hai Bà Trưng

Bít Tết Ngọc Hiếu – Hoà Mã – 52 P. Lê Ngọc Hân, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Phở Bò Long Bích – 96 P. Võ Thị Sáu, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Quận Hoàng Mai

Quán Vịt 36 – 36 Ng. 1 P. Mai Động, Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội

]]>
Audit content: Hướng dẫn chi tiết cho bạn cách audit content từ A -Z https://tranlehai.com/audit-content-7588.html Mon, 01 May 2023 13:02:46 +0000 https://tranlehai.com/?p=7588 Nếu nhắc đến content, bạn hẳn sẽ không còn xa lạ content là gì nữa.

Tuy nhiên với nhiều người, kể cả SEOer và Marketer “newbie”, thì audit là gì, và audit content là như thế nào, quan trọng ra sao, không phải ai cũng nắm vững được.

Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn bạn quy trình làm content audit cho website một cách chi tiết nhất.

Phần đầu bài viết bao gồm phương pháp lấy dữ liệu và cách lọc dữ liệu, điền vào file excel. Tiếp đó phần 2 sẽ bao gồm cách phân loại, đưa ra giải pháp hành động.

Nhưng trước hết, tôi sẽ giúp bạn hiểu nhanh những khái niệm liên quan đến audit content. Bắt đầu nhé!

Mà khoan đã! Nếu bạn quá lười đọc bài viết chi tiết thì video “Audit Content: Hướng Dẫn Kiểm Tra Nội Dung Website” này có hướng dẫn đầy đủ và cụ thể cho bạn. Bấm vào xem ngay bạn nhé!

Và đây là phần 2 trong chuỗi video “Audit Content” của mình. Xem ngay sau khi đã xem hết phần 1 nhé!

Audit Content là gì?

1. Khái niệm Audit Content

Có thể bạn đã biết, SEO Audit là quá trình kiểm tra, đánh giá thực trạng của một website.

SEO audit giúp xác định các vấn đề cần được cải thiện, đưa ra các phương án giải quyết cũng như định hướng những chiến lược phát triển trang web.

Content Audit, hay audit content cũng tương tự vậy, là quá trình phân tích tổng quan content của một website.

Việc audit content giúp thay đổi toàn diện chất lượng content của website, cung cấp thêm nhiều giá trị cho người đọc đồng thời tăng chất lượng website, cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.

Vậy audit content có khó không? Làm cách nào để audit content?

Tôi sẽ đi cùng bạn từng bước một và chi tiết nhất có thể.

Let’s go!

2. Nhận diện content cần cải thiện

Tùy theo sản phẩm và user instent mà mỗi trang web sẽ lựa chọn phong cách content khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, có 5 loại content mà mọi website đều cần phải tránh:

content cần cải thiện

a. Content kém chất lượng

Thế nào là content kém chất lượng, tôi sẽ giải đáp cho bạn ngay sau đây:

  • Content không có người truy cập vào xem trong khoảng thời gian dài (trên 4 tháng) hoặc không xếp hạng từ khóa nào cả.
  • Content trùng lắp nội dung sẽ dẫn đến tình trạng cannibalization – những bài viết cùng chủ đề tự cạnh tranh lẫn nhau.
  • Content chưa được tối ưu tốt do bạn chưa nghiên cứu người dùng, outline chưa tốt, chưa xác định đúng user intent.
  • Content target không đúng từ khóa. Ví dụ bài viết thông tin lại target từ khóa dịch vụ.

b. Thin content

  • Duplicate content nội bộ khi copy một hoặc một số bài viết trên domain của bạn.
  • Duplicate content bên ngoài khi copy một hoặc một số bài viết trên domain của người khác.
  • Không hẳn là duplicate 100% nhưng trùng 70-80%.
  • Trang gần như không có content mà chỉ có menu, footer và  sidebar.
  • Trang có quảng cáo nhiều hơn content.

Tuy nhiên một số trang sản phẩm của thương mại điện tử buộc phải duplicate content hoặc viết content ngắn, như thị trường máy tính, chuột, bàn phím sẽ có content là thông số chính xác. Nhiều content buộc phải duplicate lớn (ít nội dung) chẳng hạn content về doanh nghiệp như trang liên hệ, tuyển dụng.

c. Content không liên quan

Thông thường website có 3 dạng content chính là:

  • Content chủ lực: chiếm 75%
  • Content bổ trợ: 20%
  • Content đang lên (trending trong lĩnh vực): 5%.

Ví dụ: website của GTV có content chính là SEO (Search Engine Optimization) và inbound marketing chiếm 75%, nội dung hỗ trợ liên quan đến social media marketing và doanh nghiệp chiếm 20% và topic khác như blockchain.

Vậy content không liên quan khi:

  • Content không liên quan đến chủ đề mà doanh nghiệp bạn đang quan tâm.
  • Tỷ lệ content bổ trợ và content đang lên quá nhiều.
  • Content không mang lại giá trị cho doanh nghiệp.

d. Under performance content

Là những content:

  • Đang nằm top 6-20 (đôi khi là 6-25)
  • Trước đó có traffic tốt nhưng vì những lý do như Google update hay đối thủ cạnh tranh mạnh khiến traffic giảm so với trước.

e. High traffic content

Lạ đúng không, tại sao content có traffic cao lại cần audit.

Đơn giản thôi, tốt không có là hoàn hảo. High traffic content đang có nhiều lượng truy cập và nếu được tối ưu tốt sẽ có nhiều traffic hơn nữa.

Hoặc trang có high traffic content nhưng bounce rate cao thì bạn cũng nên có một số giải pháp để cải thiện.

CÁC BƯỚC AUDIT CONTENT

1. Nhập dữ liệu

Đầu tiên bạn cần truy cập Screaming Frog và tiến hành mua tài khoản để có thể sử dụng những tính năng quan trọng giúp audit content.

Nhập dữ liệu trên screaming frog
Bản trả phí sẽ có nhiều tính năng hữu ích hơn

Sau khi mua tài khoản hoàn tất, bạn chỉ cần tải Screaming Frog và tiến hành đăng nhập.

Để thiết lập cài đặt chuẩn cho Screaming Frog, chọn Configuration → Spider → Basic và nhấp chọn những cài đặt như hình sau:

cài đặt screaming frog
Nhấn chọn cài đặt Scream Frog theo hướng dẫn

Ở tab Render, bạn chọn Old AJAX Crawling Scheme. Tiếp tục thiết lập cài đặt tab Advanced như hình sau:

thiết lập cài đặt advanced
Nhấn chọn Advanced theo hướng dẫn trên

Những tab còn lại để mặc định. Một số cài đặt khác:

  • Configuration → robots.txt → Setting → Respect robots.txt → Show internal URLs blocked by robots.txt → OK.
hướng dẫn chọn robots.txt
Hướng dẫn chọn robots.txt
  • Configuration → User Agent→ Googlebot Smartphone (do thuật toán Google sẽ ưu tiên cào phiên bản mobile trước)
Google sẽ ưu tiên cào phiên bản mobile trước
Hướng dẫn chọn thuật toán crawl điện thoại

Vậy là bạn đã hoàn thành bước cài đặt Screaming Frog cơ bản.

Tiếp theo chúng ta sẽ mở rộng chức năng của công cụ bằng việc kết nối với API của Search Console (trước đây là Webmaster tool) và khai báo google analytics. 

Nếu bạn chưa biết thì tôi sẽ nói sơ qua Google Search Console là gì?

Search Console là công cụ cho biết tình trạng, hiệu suất của website trong khi Google Analytics tập trung phân tích các đối tượng user và traffic.

Để kết nối API, bạn vào Configuration → API Access → Google Analytics → Nhập account vào khung existing account → Connect to new account → Chọn account quản lý GA → Cho phép.

kết nối Google Analytics với Screaming Frog
Làm theo ảnh để kết nối Google Analytics với Screaming Frog nhé

Vậy là Screaming Frog đã được kết nối thành công với GA. Bạn có thể chọn tiếp dự án ở mục Property, Chế độ xem và Organic Traffic.

Thao tác tương tự khi muốn kết nối với Search Console.

Ngoài ra ở hai công cụ này, bạn lưu ý chọn khoảng thời gian tại tab Date Range. Ở đây bạn nên chọn thời gian khảo sát từ 3 tháng trở lên để có đủ dữ liệu phân tích.

phân tích dữ liệu trong 3 tháng gần đây
Thời gian khảo sát từ 3 tháng trở lên đầy đủ dữ liệu để phân tích

Vậy là xong bước kết nối.

Để lấy dữ liệu từ Screaming Frog, bạn nhập domain website vào thanh tìm kiếm rồi chọn Start.

nhập domain website vào thanh tìm kiếm
Giao diện Screaming Frog

Bạn có thể theo dõi tiến độ cào qua thanh Crawl.

Tốc độ crawl nhanh hay chậm còn tùy theo cấu hình máy và chất lượng wifi.

Sau khi công cụ chạy xong, bạn có thể tiến hành export file excel tất cả dữ liệu.

Lúc này, công cụ filter của excel sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn phân loại và thu hẹp phạm vi khảo sát. Hãy lọc theo những tiêu chí cơ bản sau:

  • Cột content: chọn đối tượng phân tích là hình ảnh hay content chữ. Ví dụ, giữ lại những ô có chứa text khi chỉ muốn audit content.
giữ lại những ô có chứa text khi chỉ muốn audit content
  • Cột Status: giữ lại những ô có trạng thái 200, vì những URL lỗi 404, 500 hay redirect 301 không phải đối tượng chính để phân tích content.
URL lỗi 404, 500 hay redirect 301 không phải đối tượng chính để phân tích content
  • Cột Indexability: xóa những ô Non-index.
xóa những ô Non-index

Sau khi lọc xong dữ liệu, bạn chỉ để lại những cột sau:

  • Address
  • Title
  • Meta description
  • H1
  • Word count
  • GA Session
  • GA New User
  • Bounce rate
  • GA Avg Session
  • Clicks
  • Impressions
  • Position.

 

Chuyển qua sheet Content phân loại, bạn cần nắm được những thông tin sau:

  • URL Thin Content

Sau khi lọc dữ liệu lần 2, hãy sắp xếp trang theo Word count từ thấp đến cao.

Bài viết từ 800 từ trở xuống sẽ được đánh già là Thin Content.

Tức là nội dung quá ngắn, không đảm bảo chất lượng, cần cải thiện. Trừ trường hợp số từ trang chủ thấp thì không phải vấn đề lớn.

Lưu ý: word count trong Screaming Frog dựa trên số lượng chữ tính trong code nên sẽ count luôn tất cả các chữ của thanh menu, sidebar, footer … có trên website.

Do đó để bài viết đạt chất lượng content unique 800 chữ trở lên thì word count phải trên 1000 từ.

Tuy vậy, bạn cũng cần cân nhắc đến user intent vì không phải website nào cũng cần content quá dài.

  • Duplicate content

Duplicate content là một trong những lỗi content nghiêm trọng ảnh hưởng đến hiệu quả SEO website.

Screaming Frog có thể phát hiện lỗi duplicate ở title, meta description và H1.

Screaming Frog có thể phát hiện lỗi duplicate ở title, meta description và H1.
Screaming Frog giúp phát hiện Duplicated Content nhiều vị trí khác nhau
  • Content under performance

Một tiêu chí khác cần đưa vào file dữ liệu là content under performance, để lọc những bài viết có keyword tiềm năng xếp hạng tốt.

Dữ liệu này có thể xuất từ này từ Ahrefs và Search Console nhưng tôi vẫn thích lấy từ Search Console hơn.

Vậy dữ liệu từ Ahrefs và Search Console khác nhau như thế nào?

Với Ahrefs, ví dụ URL A bất kỳ của bạn đang rank 372 từ khóa nhưng kết quả sẽ chỉ hiển thị hiệu suất của từ khóa cao nhất.

dữ liệu từ Ahrefs và Search Console

Trong khi Search Console sẽ tính trung bình performance của 372 từ khóa để đưa ra kết quả top page nên sẽ khách quan hơn.

Search Console sẽ tính trung bình performance
Search Console tính ra kết quả trung bình của các từ khóa

Để chọn Top pages trong Search Console, bạn sẽ lọc dữ liệu theo cột Position cuối cùng trong sheet, chỉ lấy thứ hạng từ 5-20.

lọc dữ liệu theo cột Position
Cách lọc content under performance.

Number Filter > Between và nhập từ 5 đến 20 để chọn các content under performance.

  • URL có xu hướng giảm

Sau khi quan sát kết quả traffic trên Ahrefs và Google Analytics, bạn lọc ra những URL có xu hướng để phân tích sâu hơn và đưa ra giải pháp cải thiện để lên top trở lại.

Trong sheet content audit, bạn bắt đầu nhập những thông tin cụ thể đã xuất và lọc được bao gồm URL, Action, Loại content, Title, Word count, RD, GA Session, GA Bounce rate, GA time onsite, Clicks, Impressions và Position.

thông tin cụ thể đã xuất và lọc được bao gồm URL, Action, Loại content, Title, Word count...

RD là referring domains, bạn có thể lấy dữ liệu từ Ahrefs → Best by links → Export → Dùng vlookup để tìm RD với URL tương ứng trong sheet Content audit.

2. Lọc Content cần cải thiện

Bạn đã biết cách nhận biết thế nào là content có vấn đề, cần được cải thiện. Tuy nhiên với website có nhiều bài viết, làm cách nào để lọc ra những content ấy mà không cần đi xem xét từng bài một?

Hãy mở file dữ liệu từ Screaming Frog lên và làm theo những bước sau nhé!

Nhập dữ liệu xuất từ Screaming Frog vào sheet audit như sau:

Nhập dữ liệu xuất từ Screaming Frog

Lưu ý: chỉ chọn phân tích những trang nội dung (text), status 200, index tốt.

Trong quá trình audit content, tùy theo từng dự án, bạn có thể linh hoạt loại bỏ một số cột không cần thiết.

Ví dụ: lần này, tôi chỉ giữ lại những dữ liệu bao gồm URL, action, loại content, title, word count, GA session, Bounce rate và Average session duration.

Như đã đề cập chúng ta sẽ có 5 loại content.

Trước khi đi vào phân loại content, bạn hoàn toàn có thể dựa vào URL đã chọn ra những URL kém chất lượng và xử lý nhanh bằng cách xóa bài viết, 301 redirect hoặc noindex.

Chẳng hạn trường hợp phân trang trong category thì cách tốt nhất là noindex.

phân trang trong category
  • Cách lọc Thin Content

Từ word count, bạn đã có thể lọc ra loại thin content.

Tuy nhiên, tùy theo phân khúc thị trường mà số lượng từ bị đánh giá là thin content khác nhau.

Trên thực tế một số dự án không cần quá nhiều nội dung mà chủ yếu cần hình ảnh như lĩnh vực thời trang, thiết bị điện tử, gia dụng…

Ví dụ: thông thường bạn quy đổi bài viết 700 từ là thin content thì đối với những thị trường này bài viết khoảng 500 từ là đã đạt chất lượng.

Trong trường hợp thin content là bài viết entity doanh nghiệp thì action sẽ là “giữ nguyên” hoặc “không làm gì”, vì như tôi đã nói ở trên, đây là đặc điểm của từng trang, không thể đòi hỏi viết quá nhiều.

  • Cách lọc High traffic content

Tiếp theo, dựa vào cột GA session bạn có thể phân loại tiếp content high traffic, số liệu này cũng dựa vào từng lĩnh vực mà đánh giá là cao hay thấp.

Để tiếp tục phân loại, bạn dựa trên URL hoặc title để phân loại content không liên quan đến doanh nghiệp.

Giờ tôi sẽ hướng dẫn bạn 2 cách lọc ra under performance content.

  • Cách lọc Under Performance Content

Cách 1:

Vào Ahrefs → Organic keywords → Movement → Export file để quan sát đầy đủ chuyển động của từ khóa lên hạng hay xuống hạng trong thời gian vừa qua.

Dữ liệu xuất ra sẽ kèm theo ngày tháng năm cụ thể, lúc này bạn dựa vào cột ngày để lọc ra những URL sau khi cột mốc website bị tụt hạng hoặc giảm mạnh để phân tích website.

Ví dụ trước tháng 7/2019, organic search của bạn vẫn rất tốt nhưng từ ngày 1/7/2019, traffic giảm dần.

Vậy bạn sẽ chọn lấy URL từ giai đoạn 1/7/2019 trở về sau. Sau khi remove duplicate data, bạn sẽ có danh sách URL, đối chiếu danh sách này với URL đang phân tích để lọc ra under performance URLs.

Bạn không có Ahrefs?

Đừng lo tôi sẽ chỉ bạn một phương pháp tìm under performance khác.

Cách 2:

Google Analytics → Chuyển đổi → Kênh → Organic search.

Để so sánh bài viết nào có xu hướng giảm so với thời kỳ trước đó, bạn chọn khung thời gian traffic cao nhất và giảm nhiều nhất.

Lưu ý: quan trọng là 2 khoảng thời gian này phải có số ngày bằng nhau, ví dụ đều lấy dữ liệu 30 ngày hoặc 31 ngày như nhau.

Ví dụ: với trang gtvseo.com, tôi sẽ chọn 61 ngày traffic giảm nhiều nhất (01/03-30/04) và 61 ngày tăng trưởng trở lại (01/08-30/09).

Tuy nhiên bạn nên hạn chế chọn một số khung thời gian mà traffic thuộc lĩnh vực của bạn sẽ được tăng trưởng đột biến. Ví dụ như bạn đang kinh doanh mặt hàng bánh trung thu thì traffic của bạn (nên là) có chiều hướng tăng mạnh vào khoảng tháng 8, 9.

kinh doanh mặt hàng bánh trung thu có chiều hướng tăng mạnh

Dựa trên số liệu trong mục Thay đổi bạn có thể biết traffic đang tăng giảm như thế nào. Bạn cũng dễ dàng xuất được dữ liệu này tương tự Ahrefs.

xuất được dữ liệu tương tự Ahrefs

Hãy sử dụng tính năng cực kỳ lợi hại của Excel để lọc ra những URL tháng 8 – 9:

lọc ra URL

Kết quả có được:

kết quả có được

Riêng kết quả traffic tháng 3, 4 bạn chỉ việc VLOOKUP.

Để tìm các URL có performance kém đi, bạn chỉ cần dùng công thức IF đơn giản như sau: = IF(C2<B2;true).

Sau khi lọc ra URL có kết quả là true thì đây chính là danh sách các URL rớt traffic hay under performance.

các URL rớt traffic hay under performance

Sử dụng hàm VLOOKUP, đối chiếu danh sách này với dữ liệu từ Screaming Frog trước đó để đánh dấu trên file audit những URL có loại content là under performance.

Những bài viết xếp vào loại content kém chất lượng sẽ là những bài viết không xuất ra được dữ liệu session, bounce rate, duration (thường là do URL vừa mới tạo) hoặc ít traffic.

Vậy là bạn đã phân loại đủ 5 dạng content cần được cải thiện.

3. Giải pháp

Sau khi phân loại content, tôi sẽ đưa ra giải pháp cho từng vấn đề content:

a. Content kém chất lượng

Trường hợp 1: Ít traffic, không backlink, hiện tượng cannibalization

Đối với những bài viết ít traffic, không có backlink và bị cannibalized (tức là cùng chung chủ đề hay target chung từ khóa) bạn có thể tìm cách gộp những bài này lại và tối ưu content thành một bài hoàn chỉnh.

Trường hợp 2: Duplicate content

Đối với content kém chất lượng do duplicate content thì tốt nhất bạn nên xóa những bài viết đó và 301 redirect về trang liên quan nhất. Đừng quên điều chỉnh internal links do bài viết đã xóa sẽ thành 404.

Để dò broken internal links, bạn có thể sử dụng công cụ đắc lực như screaming frog hay website auditor.

Screaming frog có thể giúp bạn crawl các link 404 → nhấn vào link A bất kỳ → inlink → công cụ sẽ hiển thị những trang đang trỏ tới link A. Vậy bạn chỉ cần review các link này để remove link A là xong.

Trường hợp 3: Target sai từ khóa vào landing page không thích hợp

Nếu ngay từ đầu bạn đã target sai landing page do nhóm sai từ khóa.

Ví dụ với từ khóa SEO là gì, bạn nên nhóm chung với những từ khóa định nghĩa SEO, SEO để viết thành bài tổng quan giới thiệu chủ đề này.

Nhưng bạn lại đi nhóm với từ khóa dịch vụ seo.

Khi nhóm sai từ khóa ngay từ đầu như vậy, bạn có thể xóa bài viết sai đó đi và xây content lại từ đầu hoặc cân nhắc có thể tối ưu từ bài viết cũ để tiết kiệm thời gian và công sức hơn.

Trường hợp 4: Target rất tốt nhưng không đem về traffic và không có backlink

Lúc này bạn sẽ kiểm tra content đã đáp ứng các tiêu chí về outline, hình ảnh… hay chưa.

Ở bước này, bạn có thể tham khảo chuỗi video về content của GTV để đảm bảo tối ưu tốt các yếu tố quan trọng như thỏa mãn user intent, tạo ra content vượt trội và unique so với đối thủ.

Sau khi kiểm tra content đạt chuẩn, bạn tiếp tục kiểm tra onpage. Nếu onpage cũng đã được tối ưu tốt rồi, hãy tiếp tục xem đến topic cluster.

Nếu bạn theo dõi GTV một thời gian đủ lâu, bạn sẽ biết tôi thường áp dụng topic cluster theo cấu trúc silo để xây dựng mạng lưới bài viết con hỗ trợ cho những bài viết chính ở tầng phía trên.

Tuy nhiên trước khi tiến hành xây dựng bài viết hỗ trợ bạn cần cân nhắc xem từ khóa đang SEO có quá khó để nhất thiết phải làm vậy hay không.

Vì khi xây dựng tầng dưới content bạn cũng phải đầu tư lên outline, viết bài, chỉnh sửa, đi link… không kém gì bài viết chính.

Nếu bạn thấy việc đầu tư này là xứng đáng, còn chần chừ gì mà không tham khảo ngay những bài viết của GTV về nghiên cứu support content.

Hoặc bạn có thể review content trên website xem có thể tận dụng bài viết nào đưa vào cluster content hay không.

Đừng quên xây dựng mạng lưới internal links cho các cluster content và tối ưu onpage để đảm bảo thu về kết quả tốt nhất.

Khi đã xây dựng content theo topic cluster, bạn cần chờ khoảng 5 tháng để Google có thể hiểu đúng nội dung trên website của bạn và cho rank top tốt hơn.

Sau thời gian đó nếu kết quả vẫn chưa ưng ý thì bạn có thể triển khai tối ưu offpage / entity để đẩy những bài này lên.

>>> Tham khảo thêm: Pillar page là gì ?

b. Thin content

Trường hợp 1: Trang không có traffic, không có backlink, không target từ khóa tốt

Trong trường hợp trang không hề mang lại giá trị gì thì tốt nhất bạn nên loại bỏ bài viết khỏi website bằng cách redirect 301 và xóa những internal trỏ đến bài viết đó (cách làm tương tự như hướng dẫn ở trên)

Trường hợp 2: Không có traffic, không có backlink nhưng target tốt

Nếu trang target tốt từ khóa có lượng search volume cao thì bạn nên kiểm tra lại khả năng cannibalization. Tôi đã đề cập đến cách xử lý cannibalization ở phần content kém chất lượng.

Bạn sẽ gộp các bài viết target keyword giống nhau vào một bài mạnh nhất, sau đó tối ưu lại outline, content và onpage.

Nếu bài viết target vào keyword không giống với bất kỳ bài nào trên website thì bạn nên tìm cách tối ưu lại content như review outline, tối ưu onpage như internal links, content liên quan …

Trường hợp 3: Nhiều traffic, có hoặc không có backlink, target tốt

Trường hợp này là đơn giản nhất, bạn chỉ cần thêm content để không bị đánh giá là thin content nữa bởi đây có thể trở thành trái bom hẹn giờ để Google tuyên án phạt cho website của bạn bất cứ lúc nào.

Trường hợp 4: Entity

Content dạng entity là các bài viết trang liên hệ, tuyển dụng, giới thiệu, chính sách bảo mật … không thể viết content quá dài dòng được. Với những content bắt buộc phải như vậy thì bạn có thể giữ nguyên. Nhưng hãy cố gắng tối ưu nhiều nhất có thể.

Chẳng hạn những trang gallery chia sẻ hình ảnh doanh nghiệp bạn cũng có thể thêm vài dòng text để làm dày content.

Hoặc nếu bạn có nhiều bài viết dạng entity doanh nghiệp cùng chủ đề thì bạn có thể gộp những bài này lại để đảm bảo độ dài chất lượng cho content.

c. Content không liên quan

Trường hợp 1: Chạy ads

Nếu content không liên quan vì mục đích chạy quảng cáo thì bạn nên gắn thẻ noindex cho trang này để Google không crawl tới.

Trường hợp 2: Có conversion

Trang có nội dung không liên quan nhưng có tỷ lệ chuyển đổi tức là người dùng thao tác mua hàng trên đó thì bạn nên giữ nguyên thậm chí tối ưu nếu được.

Trường hợp 3: Không traffic, không hoặc có backlink

Bạn có thể xóa bài viết và tiến hành 301 redirect đến bài viết liên quan nhất và xóa internal link như hướng dẫn trên.

Trường hợp 4: Có backlink và có traffic

Một số bài viết không liên quan kéo về nhiều traffic nhưng kém chất lượng.

Ví dụ: bạn bán đồng hồ nhưng lại viết bài về cách crack win 10. Bài viết này được nhiều người quan tâm tìm kiếm, nhưng lại không giúp bạn tìm ra khách hàng mua đồng hồ.

Trong tình huống này, bạn kiểm tra nếu lượng traffic thu về tạo ra tỷ lệ chuyển đổi thì viết lại content liên quan hơn cho trang.

Ngược lại, nếu traffic này không mang lại giá trị gì ngoài những con số, bạn nên thêm một bước đánh giá xem có thể điều hướng về bài content khác liên quan hơn không rồi mới xóa và 301 redirect.

d. Under performance content

*Lưu ý: chỉ áp dụng cho những bài viết đã publish > 4 tháng.

Trường hợp 1: Từ khóa top 6-20

Với những từ khóa này, bạn có thể tìm cách thúc đẩy thứ hạng cao hơn bằng cách tối ưu onpage hay content.

Về mặt content, bạn có thể thử áp dụng thủ thuật mới của GTV gọi là reusage content.

Trường hợp 2Từng có traffic cao và có backlink

Bạn nên review content và update nếu cần. Hoặc có thể dùng quy trình reusage content trong trường hợp này.

Sau khi publish lại bài viết, bạn cần chỉnh lại ngày content mới nhất trên website để đẩy bài viết lên những trang đầu của category.

Ngoài ra, đừng quên tối ưu onpage và áp dụng theme internal link bằng cách sử dụng các anchor text liên quan.

e. High traffic

Nếu engage không tốt (time on site, bounce rate) thì bạn cần tìm cách cải thiện những chỉ số này.

Để tối ưu những trang high traffic tốt hơn nữa, bạn vẫn có thể ứng dụng quy trình reusage content như trên nhé.

Và cuối cùng, để tổng kết lại, đây là Flowchart về Quy trình Audit Content.

Trung bình khoảng 3 tháng thì website cần audit content lại một lần để đảm bảo chất lượng web toàn diện

Trung bình khoảng 3 tháng thì website cần audit content
Quy trình Audit Content
]]>